Eczema là bệnh viêm da mạn tính hay gặp ở trẻ. Điều quan trọng là bố mẹ cần biết về những yếu tố khiến bệnh có thể trở nên tệ hơn và loại bỏ nó khỏi môi trường của con mình.
Tỷ lệ mắc bệnh eczema ở trẻ là từ 10-30%. T.uổi khởi phát bệnh là 60% trẻ khởi phát dưới 2 t.uổi, 90% trẻ khởi phát dưới 5 t.uổi. Nguyên nhân chính xác gây eczema chưa được biết rõ. Tuy nhiên, trẻ bị chàm hay gặp trong gia đình có t.iền sử bị eczema, hen suyễn hay dị ứng.
Điều không may là chưa có biện pháp nào chữa khỏi hẳn eczema, nhưng hoàn toàn có nhiều cách để giữ cho eczema luôn được kiểm soát. Đến năm 2 t.uổi, xấp xỉ 50% số trẻ sẽ ổn định bệnh eczema và đến năm 5 t.uổi, tỷ lệ này là 85%.
Eczema biểu hiện triệu chứng: ngứa, khô da, sẩn đỏ có thể có mụn nước, vị trí trẻ bé hay bị ở mặt, lớn hơn ở các vùng tì đè và nếp gấp, trong trường hợp nặng có thể biểu hiện toàn thân.
Eczema có thể là nhẹ, trung bình hoặc nặng. Thường có các vết trầy xước trên da do ngứa. Vùng da tổn thương này thuận lợi cho sự xâm nhập tác nhân gây bệnh, nhất là vi khuẩn làm cho tình trạng bệnh eczema càng xấu hơn.
Những gì khiến eczema trở nên xấu hơn? Đó là nhiệt, khô và cảm giác kim châm khiến eczema trở nên tồi tệ hơn.
Bài Viết Liên Quan
- Tại sao mắt bỗng đỏ ngầu vào sáng sớm?
- Phình mạch m.áu não phát hiện bằng cách nào?
- 6 vị trí đổ mồ hôi cảnh báo bệnh nguy hiểm
Bệnh eczema có thể khởi phát ở trẻ dưới 2 t.uổi.
Nhiệt nóng
Có nhiều thứ có thể làm con bị nóng. Mặc quá nhiều quần áo có thể làm cho eczema trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là cho con mặc 1-2 lớp quần áo mỏng, bằng sợi cotton. Nếu con đang tham gia các sinh hoạt thể chất, hãy cởi bớt 1 lớp quần áo trước khi tham gia để tránh bị quá nóng và gây ngứa, hoặc mặc một chiếc áo lót ướt dưới bộ quần áo đồng phục thể thao trước khi chơi. Có thể hướng dẫn cô giáo của con về việc này.
Giờ ngủ hoặc ban đêm trẻ thường bị ngứa nhiều hơn do đắp chăn đệm, phòng ngủ quá nóng hoặc do trẻ mặc quá ấm để đi ngủ. Lý tưởng nhất là trẻ bị eczema ngủ riêng giường để không bị quá nóng.
Khi ngủ trẻ nên được mặc bộ đồ ngủ nhẹ nhàng, khăn trải giường bằng vải cotton mềm hoặc bằng lụa và một tấm mền bằng vải cotton mỏng hoặc một túi ngủ loại nhẹ thích hợp quanh năm.
Không nên sử dụng cho trẻ quần áo, chăn, đệm, khăn trải giường bằng len, bọc nệm bằng nilon, chăn điện, gối chườm nóng, hay chăn dày.
Các chuyến đi bằng xe ô tô có thể là một trải nghiệm không dễ chịu khi con bị eczema. Nhiệt độ trong xe có thể khiến trẻ trở nên nóng và ngứa. Do đó, cha mẹ cần lưu ý che nắng bằng các tấm che trên xe để giảm nhiệt.
Có thể cho bé mặc một chiếc áo lót ướt hoặc mặc chỉ một lớp quần áo khô khi phải đi xa bằng xe ôtô, vào ngày thời tiết nóng. Vào mùa lạnh, các thiết bị sưởi nên được sử dụng ở mức tối thiểu hoặc được tắt hẳn. Điều quan trọng là cố gắng và tiên lượng tình trạng quá nóng và tránh mặc các loại quần áo có thể giữ nhiệt.
Ở trường học: Ở trường học, con nên mặc từ 1-2 lớp quần áo vải cotton mỏng. Mùa lạnh, áo chui cổ bằng len sẽ khiến con bị nóng và ngứa. Điều quan trọng là nói với giáo viên của con biết về các yếu tố khiến bệnh eczema trở nên xấu hơn. Đề nghị giáo viên không xếp con ngồi cạnh thiết bị tạo nhiệt.
Nếu ở trường, con bị ngứa, nên thoa kem làm ẩm và đắp khăn mát, hoặc xịt nước lên chỗ bị ngứa. Vào những ngày nóng hay khi tham gia chơi thể thao, con nên làm ướt quần áo của mình để giảm nhiệt và ngăn ngừa cơn ngứa.
Ở nhà: Nhà cần giữ sao cho luôn mát mẻ. Vào mùa đông, thiết bị sưởi bằng cách thổi không khí ấm là loại gây khô da nhất nên rất hạn chế. Tốt hơn cả là phòng ngủ của con không nên để thiết bị sưởi. Bố mẹ nên nhớ, con bị ảnh hưởng bởi nhiệt nhiều hơn bố mẹ. Mặc thêm một lớp quần áo sẽ tốt hơn là chỉnh thiết bị sưởi lên cao hơn. Đừng quan ngại về việc con bị “cảm lạnh” do không mặc đủ quần áo hay mặc quần áo ướt hay quấn băng ướt đi ngủ.
Tình trạng khô da
Da của trẻ bị eczema thường khô. Da càng khô sẽ càng trở nên ngứa và dễ bị sưng, viêm. Da của con nên được làm cho ẩm, từ đầu đến ngón chân, ít nhất 2 lần mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng khô da. Có nhiều thứ có thể khiến da bị khô, như thiết bị sưởi, các chất tẩy rửa, xà bông, bơi lội và gió khô. Da của con sẽ bị khô hơn trong mùa đông bởi trong mùa đông độ ẩm thấp hơn và các thiết bị sưởi được dùng nhiều hơn, vì vậy, việc thoa thêm những sản phẩm giúp làm ẩm da là cần thiết.
Khi trẻ thức giấc và gãi thường xuyên về đêm và xuất hiện vết m.áu trên khăn trải giường vào buổi sáng là những dấu hiệu cho biết là con cần được đắp ẩm trước khi đi ngủ. Trẻ có thể mặc đồ ngủ ra ngoài băng ướt. Có thể để miếng băng ướt suốt cả đêm.
Nếu con thức giấc, hãy tháo bỏ miếng băng này nếu nó khô và thoa một lớp kem làm ẩm rồi mặc đồ ngủ trước khi vào lại giường. Đối với trẻ lớn hơn, bác sĩ có thể kê thuốc chống dị ứng về đêm cho tới khi eczema ổn định và trẻ ngủ tốt hơn.
Một số loại thuốc chống dị ứng có thể gây buồn ngủ, các thuốc này không nên được dùng thường xuyên, hoặc hạn chế dùng cho trẻ dưới 2 t.uổi.
Cảm giác kim châm vào da
Quần áo có thể khiến eczema trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt khi quần áo gây cảm giác “kim châm”. Nhất là các đường nối, chất len, đường khâu, miếng nhãn, diềm đăng ten và ren sẽ khiến con cảm thấy ngứa, rát hơn. Sợi cotton hay lụa là loại vải nên được lựa chọn cho quần áo hay làm khăn trải giường.
Nếu đường nối thô, ráp, hãy lộn quần áo từ trong ra ngoài và tháo bỏ miếng nhãn, hoặc lót các chỗ này bằng một miếng lụa. Quần áo lót được làm bằng lụa, như quần đùi lụa là loại phổ biến với trẻ bị eczema để sử dụng cả cho ban ngày cũng như ban đêm.
Nhà nhà dùng đèn sưởi chống rét, chuyên gia chỉ cách sử dụng an toàn, hạn chế khô da
Việc dùng các thiết bị sưởi ấm không đúng cách sẽ gây hệ lụy lớn với sức khỏe, thậm chí là gây tai nạn nguy hiểm đến tính mạng con người.
Những ngày vừa qua thời tiết miền Bắc đang trải qua những ngày lạnh đỉnh điểm nhất kể từ mùa đông đến nay, một số nơi ở vùng núi cao nhiệt độ xuống chỉ còn 1-3 độ C, nhiều nơi xuất hiện băng giá, tuyết rơi. Tại Hà Nội, liên tiếp trong 3-4 ngày vừa qua nhiệt độ chỉ ở mức khoảng 10 độ C. Điều kiện thời tiết giá rét, người dân ngoài việc mặc ấm bảo vệ cơ thể, còn trang bị thêm nhiều thiết bị sưởi ấm như quạt sưởi, đèn sưởi, đệm nhiệt…
Việc dùng các thiết bị sưởi ấm là cần thiết khi nhiệt độ lạnh sâu, tuy nhiên các bác sĩ cũng đặc biệt lưu ý khi sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe và tai nạn đáng tiếc xảy ra.
TS.BS Vũ Nguyệt Minh – Phó Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, thời điểm mùa đông có đến 50% bệnh nhân đến khám tại viện gặp phải vấn đề khô da, một trong số nguyên nhân gây ra vấn đề này đó là việc sử dụng đèn sưởi, thiết bị sưởi ấm không hợp lý.
Bác sĩ Nguyệt Minh đang thăm khám cho trẻ bị khô da. Ảnh. Lê Phương
Theo phân tích của TS Nguyệt Minh, việc dùng đèn sưởi phòng ngủ, đèn sưởi nhà tắm nếu để quá gần sẽ khiến da rất nhanh bị khô dưới tác dụng của nhiệt. Việc khô da sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như cảm giác khó chịu, với những người có sẵn bệnh lý nền như viêm da cơ địa, ban đỏ,… thì tình trạng sẽ càng trầm trọng hơn.
Để sử dụng đèn sưởi đúng cách, không ảnh hưởng đến làn da, TS Nguyệt Minh cho rằng, khi bật đèn sưởi cần cách xa người khoảng 2 mét trở lên, tại phòng tắm nên để xa nguồn nước, không chiếu trực tiếp vào người. Đối với phòng ngủ không nên đặt quá gần giường, gần các thiết bị dễ cháy nổ như sách báo, chăn ga, gối đệm. Khi bật thiết bị đủ ấm có thể tắt để tránh trường hợp quá tải, gây cháy nổ.
“Do thiết bị sưởi ấm gây khô nên khi sử dụng người dân nên đặt thêm chậu nước trong phòng, việc này giúp tạo độ ẩm trong không khí, hạn chế được khô da, nhưng nên để nước xa thiết bị”, TS Nguyệt Minh chia sẻ.
Ngoài vấn đề ảnh hưởng đến da nếu sử dụng không đúng cách, việc xảy ra tai nạn khi dùng đèn sưởi cũng hết sức phải lưu ý, nhất là tai nạn bỏng khi bật đèn sưởi. Bác sĩ Nguyễn Thống – khoa Bỏng (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho biết, không chỉ đèn sưởi mà thiết bị điện nào cũng có thể gây tai nạn nếu bất cẩn khi sử dụng.
Khi dùng đèn sưởi nên để cách người khoảng 2 mét trở lên để tránh gây khô da. Ảnh. Lê Phương
Theo đó, với đèn sưởi thì ngoài khô da còn dễ gây bỏng các bộ phận trên cơ thể nếu phụ huynh không kiểm soát, ví dụng như việc trẻ tò mò cho tay vào đèn sưởi, thanh tỏa nhiệt hoặc với đèn sưởi dầu sẽ bị bỏng hóa chất…
Riêng đối với các loại túi chườm, chăn sưởi ấm vẫn có những nguy cơ gây bỏng không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng dễ gặp phải. Đặc biệt, với những thiết bị đã dùng lâu ngày bị cũ hoặc bị rách mà vẫn có sử dụng dễ bị rò gây điện giật, bị bỏng, hay một số loại túi chườm có dung dịch phía trong cũng có thể gây bỏng hoặt phát nổ khi mới sử dụng.
Để đảm bảo an toàn, cách tốt nhất là nên làm theo khuyến cáo, hướng dẫn của nhà sản xuất, chọn mua những thiết bị của nhãn hãng uy tín, chất lượng. Khi dùng thấy hiện tượng bất thường như rách, rò rỉ điện không nên dùng thêm mà cần bỏ hoặc sửa chữa lại trước khi dùng.
Nên dùng ở mức nhiệt vừa đủ, không để nhiệt độ quá cao chênh lệch lớn so với mức nhiệt ngoài trời bởi ngoài gây khô da, còn gây nên hiện tượng sốc nhiệt khi từ trong phòng ấm (nóng) bước ra trời lạnh.