Có những loại gia vị vô cùng quen thuộc lại trở thành kẻ đ.ầu đ.ộc lá gan, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ung thư gan
Gan đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể, tham gia vào hơn 1.500 phản ứng hóa học. Gan bị tổn thương rất dễ thúc đẩy bệnh gan phát triển.
Người ta thường nói “bệnh từ miệng mà ra”, việc hình thành bệnh gan cũng liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Thực tế, có những thói quen tưởng chừng rất nhỏ nhặt trong cuộc sống lại ngấm ngầm hại lá gan của bạn.
3 loại gia vị khiến gan bị tổn thương nếu tiêu thụ quá nhiều
Xì dầu
Nhiều món ăn cần có xì dầu để tăng thêm độ tươi ngon nhưng không nên ăn quá nhiều xì dầu.
Xì dầu được sản xuất sau quá trình lên men của đậu nành, trong quá trình lên men đậu nành chứa nhiều axit amin hơn, có thể chứa cả nitrit. Đáng nói nitrit lại thuộc loại chất gây ung thư nếu tiêu thụ quá nhiều vào cơ thể.
Bài Viết Liên Quan
- Bài tập kéo giãn trị chứng đau cổ, thoái hóa cột sống cổ
- Lưu ý mới của WHO về khả năng lây nhiễm COVID-19 ở phụ nữ mang thai
- Bộ Y tế sửa đổi hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết
Ảnh minh họa.
Nếu tiêu thụ một lượng lớn vào cơ thể, nó có thể gây tổn thương nội tạng, thậm chí là ung thư gan. Ngoài ra xì dầu còn là một loại thực phẩm có hàm lượng muối quá cao.
Việc tích tụ quá nhiều muối trong cơ thể có thể gây ức chế quá trình phân chia tế bào gan, tăng độ cứng của gan gây xơ gan.
Dầu ăn để lâu ngày
Nhiều bà nội trợ thường mua nhiều dầu ăn và cất sẵn trong bếp tuy nhiên, dầu ăn để lâu ngày sẽ bị biến chất, xuất hiện aflatoxin, một loại chất gây ung thư gan cực mạnh, chỉ cần ít hơn 1 mg aflatoxin trong cơ thể có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Không nên dùng dầu ở nhiệt độ cao kẻo làm phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thức ăn mà còn sản sinh ra peroxide và các chất gây hại cho sức khỏe, không tái sử dụng dầu ăn nhiều lần để tránh ung thư.
Ảnh minh họa.
Đường
Tiêu thụ đường với số lượng lớn sẽ khiến gan bị tổn thương tương đương như khi bạn uống nhiều rượu. Thói quen ăn quá nhiều đường sẽ gây nhiều áp lực cho gan, dẫn đến gan bị nhiễm mỡ, béo phì, tiểu đường.
Ảnh minh họa.
Giáo sư Zhang Pengyu , Giám đốc Khoa Gan mật của Bệnh viện Trung ương Dương Châu, Trun g Quốc đã chỉ ra những “tín hiệu” cầu cứu của cơ thể khi gan bị tổn thương:
Cơ thể suy nhược, tinh thần mệt mỏi, dễ mất bình tĩnh, không kiểm soát được cảm xúc.
Tóc bạc xuất hiện rất sớm ở hai bên thái dương, tóc mỏng và vàng, thường có triệu chứng rụng tóc.
Mặt nổi nhiều mụn cám, da mặt sạm, lỗ chân lông to.
Mắt thường xuyên khô, ngứa, thâm đỏ quầng mắt.
Thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy có thể kèm theo buồn nôn, chán ăn.
Thói quen sống tốt giúp ích cho gan
Giữ một tâm trạng tốt
Duy trì tâm trạng thoải mái rất tốt cho sức khỏe của gan, ngoài ra còn giúp giải tỏa gan khí, thúc đẩy kinh mạch gan hoạt động, giải nhiệt cho gan, giảm các tổn thương và bệnh tật ở gan.
Nếu để tâm trạng nóng giận lâu ngày, chức năng tiêu dịch của gan sẽ bị ảnh hưởng, có thể bị tắc nghẽn khí gan, hỏa gan tăng lên, lâu dần dễ khiến gan bị tổn thương và gây ra các bệnh về gan.
Vì vậy, bạn nên chú ý tiết chế cảm xúc trong cuộc sống, đừng để trầm cảm kéo dài, hãy học cách tự điều tiết và giữ cho bản thân luôn vui vẻ.
Đi ngủ sớm
Thức khuya thường xuyên có thể gây thiếu ngủ, rối loạn chuyển hóa và nội tiết cơ thể, làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể trước các chất độc hại, từ đó sinh ra bệnh tật.
Ngoài ra, nếu thức khuya trong thời gian dài, lượng m.áu về gan sẽ giảm, hoạt động của tế bào gan bị suy yếu, độc tố và các chất có hại không được p.hân h.ủy kịp, lâu ngày có thể khiến gan bị tổn thương.
3 món ăn sáng người Việt thích mà tế bào ung thư cũng “mê”, càng ăn cái c.hết càng đến gần
Các chuyên gia khuyên bạn nên tránh sử dụng 3 món ăn dưới đây vào buổi sáng bởi chúng sẽ khiến cho các mầm mống ung thư trong cơ thể phát triển mạnh mẽ.
– Các sản phẩm thịt chế biến: Chất gây ung thư loại 1
Với hương vị thơm ngon, tiện lợi nên những sản phẩm chế biến từ thịt như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông, thịt hộp,… được ưa chuộng vào buổi sáng.
Theo đó, khi bạn mở danh sách thành phần của các sản phẩm thịt như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông,… thường sẽ có dòng chữ “natri nitrit”. Đây là một loại nitrit, chức năng chính là làm cho thịt chín mềm, đồng thời kéo dài thời gian bảo quản. Bản thân nitrit không gây ung thư, nhưng sau khi phản ứng với protein của thịt sẽ tạo ra hợp chất nitrosamine gây ung thư.
Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại thịt chế biến là chất gây ung thư loại 1, nghĩa là có bằng chứng rõ ràng chứng minh nó gây ung thư.
Chưa dừng lại ở đó, thịt chế biến sẵn có nhiều chất béo hơn thịt thông thường, có thể làm tăng lượng cholesterol xấu và tăng nguy cơ đột quỵ. Chính vì thế hãy hạn chế ăn thịt chế biến.
– Đồ chiên: Chất gây ung thư 2A
Bánh rán thơm ngon, bánh xèo thơm lừng, cánh gà rán, quẩy chiên… đây là những món ăn sáng yêu thích của nhiều người. Song bạn có biết rằng, đồ chiên rán được xếp vào loại chất gây ung thư loại 2A. Chất gây ung thư loại 2A có nghĩa là nó có khả năng liên quan đến ung thư.
Thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao không chỉ làm vitamin và các chất dinh dưỡng khác bị phá hủy mà protein và chất béo cũng dễ bị biến tính ở nhiệt độ cao, có thể sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrene và các amin dị vòng
– Dưa chua: Chất gây ung thư 2A
Cháo ăn kèm với dưa chua là món ăn sáng ưa thích của không ít người, đặc biệt là những người trung niên. Tuy nhiên, đây không phải là bữa ăn sáng lành mạnh.
Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê các loại thực phẩm được ngâm muối mặn vào danh sách các chất có thể gây ung thư – chất gây ung thư 2A.
Theo đó, cách sản phẩm muối chua có chứa nhiều nitrit, mặc dù bản thân nitrit không gây ung thư nhưng khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với các sản phẩm phân giải protein trong dạ dày tạo thành nitrosamine gây ung thư.
Bữa sáng như thế nào để đảm bảo tiêu chí tránh bệnh tật?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một bữa ăn sáng lành mạnh là một bữa ăn giàu cacbon hydrate phức hợp (đường đa) có trong các loại ngũ cốc: gạo, mì, ngô, khoai củ.., cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất, có nghĩa là vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Cùng với đó, bạn không nên ăn sáng quá sớm hoặc quá muộn, tốt nhất là từ 7-8h. Bữa ăn sáng nên cách thời gian thức dậy khoảng 30 phút. Trước khi ăn nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.