Căn bệnh chỉ có 13 người trên thế giới mắc phải

Thiếu niên người Anh mắc một chứng bệnh rất hiếm gặp, chỉ tác động đến 13 người trên cả thế giới.

Khi mới 10 t.uổi, Dylan Lombard được chẩn đoán mắc chứng giảm sản hàm dưới. Cậu không thể tích trữ chất béo trong cơ thể, hàm dưới nhỏ hơn, bị điếc và da căng.

Giờ đây, ở t.uổi 18, Dylan muốn cả thế giới biết tới căn bệnh của mình. Tình trạng chỉ ảnh hưởng đến một trong 600 triệu người trên toàn cầu.

Dylan, sống ở thành phố Glasgow, kể: “Tôi sinh ra đã bị tình trạng này nhưng tới khi tôi được 18 tháng t.uổi, mọi người mới nhận ra. Mẹ thấy tôi sụt rất nhiều cân nên lo lắng”.

Tuy nhiên, phải mất 10 năm, các bác sĩ mới kết luận được Dylan mắc hội chứng giảm sản hàm dưới sau nhiều lần đi khám.

can benh chi co 13 nguoi tren the gioi mac phai 379 6173890

Dylan không thể tập thể thao giống bạn bè cùng trang lứa

“Ngoài tôi, chỉ có 12 người khác trên thế giới bị căn bệnh đó. Khi nhận được chẩn đoán, tôi thấy nhẹ nhõm vì cuối cùng cũng biết đó là bệnh gì”, Dylan nhớ lại.

Cậu thường bị một số người nhìn chằm chằm hoặc bình luận về ngoại hình.

“Thật sự rất khó khăn khi bị người khác nhìn, cười nhạo và đối xử khác biệt. Nhưng tôi đã học cách không để điều đó ảnh hưởng đến mình. Xung quanh tôi có những người ủng hộ và yêu tôi vì chính con người tôi. Đó là cảm giác tuyệt vời nhất trên thế giới này”, Dylan tâm sự.

Dylan muốn truyền đi thông điệp rằng tất cả mọi người nên đón nhận con người của chính mình và làm những gì khiến họ hạnh phúc.

“Mọi người không nên sợ con người thật của mình. Điều quan trọng là bạn chỉ cần tiếp tục làm những gì khiến bạn hạnh phúc. Kiên trì là chìa khóa, đừng bao giờ bỏ cuộc”, Dylan khuyên.

Bệnh lạ khiến Dylan không thể chơi thể thao nhưng cậu có niềm đam mê với nhiếp ảnh.

Cậu lấy cảm hứng từ thành phố của mình, nắm bắt những nét đẹp của Glasgow qua cảm nhận của mình.

“Thời tiết ở đây có thể không phải đẹp nhất nhưng tôi thích sống ở Scotland. Tôi thích giới thiệu về thành phố của mình. Khi tôi chụp một bức ảnh, khoảnh khắc sẽ ở lại với tôi mãi mãi và cảm giác đó thật khó tả”.

Các đặc điểm của bệnh thiểu sản hàm dưới: Hàm dưới nhỏ, điếc, da căng, giảm mỡ dưới da, mức testosterone thấp ở nam giới, co rút gân của ngón chân và cứng khớp.

Đã có người tái nhiễm Covid-19 đến lần thứ 3

Những trường hợp sau đây cung cấp bằng chứng quan trọng về việc tái nhiễm Covid-19 ngay cả đến lần thứ 3, theo Researchgate.

Do đó, khả năng này nên được xem xét nhiều hơn ở những bệnh nhân tái phát các triệu chứng Covid-19.

Hầu hết các nghiên cứu gần đây cho thấy người nhiễm Covid-19 có thể phát triển khả năng miễn dịch. Nhưng khả năng miễn dịch này không vĩnh viễn và khiến nhiều bệnh nhân hiểu lầm là mình đã đ.ánh bại căn bệnh này và sẽ không tái nhiễm, theo Researchgate.

Nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Yale và Đại học Bắc Carolina (Mỹ), đã phát hiện ra rằng việc tái nhiễm Covid-19 có thể xảy ra ngay sau 3 tháng kể từ khi nhiễm bệnh lần đầu, theo Medical News Today.

Thực tế thì sao?

Sau đây, chúng ta cùng xem báo cáo do Đại học Khoa học Y khoa Mashhad ( Iran) thực hiện, mô tả khả năng tái nhiễm Covid-19 ngay cả đến lần thứ 3 như thế nào.

da co nguoi tai nhiem covid 19 den lan thu 3 476 6167859

Đã có những người tái nhiễm Covid-19 đến lần thứ 3. Ảnh SHUTTERSTOCK

Nhiều người hoang mang không biết có thể tái nhiễm với Covid-19 hay không. Và nếu có thì triệu chứng có khác so với lần nhiễm trước hay không.

Vì vậy, việc làm rõ các triệu chứng và tần suất tái nhiễm là rất quan trọng, giúp mọi người hiểu rõ về vấn đề này.

Sau đây là 3 trường hợp tái nhiễm không được công bố danh tính – đã đến phòng xét nghiệm của Đại học Khoa học Y khoa Mashhad kiểm tra, với các triệu chứng và kết quả xét nghiệm được mô tả như sau:

Trường hợp thứ nhất

Một phụ nữ 58 t.uổi, không có bệnh nền, chỉ thỉnh thoảng có các triệu chứng giống cúm nhẹ, như đau họng, sốt, nhức đầu, khó thở, nhịp tim nhanh và tiêu chảy, dương tính vào ngày 18.3.2020.

Bệnh nhân được cách ly tại nhà và 3 tuần sau xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính.

Khoảng 93 ngày sau (hơn 3 tháng): Bà xuất hiện các triệu chứng ho khan, sốt, khó thở, suy nhược, đổ mồ hôi nhiều, hạ huyết áp và trầm cảm cấp tính. Nhịp tim khi nghỉ ngơi 75 nhịp/phút và độ bão hòa oxy dưới 85% và các triệu chứng khác dẫn đến nhập viện, xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính.

Khoảng 65 ngày tiếp theo (hơn 2 tháng): Các triệu chứng ho tái phát, suy nhược nghiêm trọng, đau cơ và đau xương, sốt và ớn lạnh nhẹ xuất hiện. Xét nghiệm PCR dương tính. Ho và đau ngực kéo dài đến 2 tháng. Cơn ho vẫn tiếp tục và cần phải sử dụng nhiều loại thuốc xịt hít, theo Researchgate.

Trường hợp thứ hai

Một người đàn ông 48 t.uổi có biểu hiện nhức đầu, sốt, ho, ớn lạnh, tiêu chảy vào ngày 9.3.2020. Xét nghiệm cho kết quả dương tính. Bệnh nhân được tự cách ly tại nhà và hầu hết các triệu chứng biến mất sau vài ngày, chỉ còn ho.

4 Tháng sau: Bệnh nhân đau đầu nhẹ trong 3 đêm. Xuất hiện nhiều triệu chứng như sổ mũi và đau nhức cơ thể, ho, cảm giác nóng rát ở tay chân và mệt mỏi. Các triệu chứng kéo dài trong 10 ngày và được giải quyết mà không cần nhập viện. Một lần nữa xét nghiệm lại cho kết quả dương tính với Covid-19.

98 Ngày tiếp theo (hơn 3 tháng): Xuất hiện trở lại các triệu chứng như ho, suy nhược nghiêm trọng, đau cơ, cảm giác nóng rát ở tay chân, sốt, tiêu chảy và buồn nôn. Không có triệu chứng nghiêm trọng về hô hấp nhưng sốt nhẹ và các triệu chứng tiêu hóa. Xét nghiệm PCR dương tính. Nhịp tim lúc nghỉ là 96 nhịp/phút với độ bão hòa oxy là 94%.

Trường hợp thứ ba

da co nguoi tai nhiem covid 19 den lan thu 3 8b8 6167859

Người chưa tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn gấp đôi so với người đã tiêm chủng đầy đủ. Ảnh SHUTTERSTOCK

Vào tháng 4.2020, một người đàn ông 46 t.uổi bị đau đầu dữ dội và buồn ngủ trong 3 ngày. Sau 4 ngày, anh bị sốt, khó thở, ho, nhức đầu, chóng mặt, sụt cân, suy nhược nghiêm trọng và chán ăn. Mạch 95 nhịp/phút khi nghỉ ngơi với độ bão hòa oxy là 89%.

Sau đó, các triệu chứng được cải thiện và sau 3 tuần, xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính.

3 Tháng sau: Bệnh nhân bị các triệu chứng nhẹ như sốt và ớn lạnh, suy nhược. Xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính và độ bão hòa oxy là 90%.

4 Tháng tiếp theo: Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm sốt trên 40 độ, ớn lạnh và suy nhược nghiêm trọng, tiêu chảy nặng, sụt cân, khó thở và chán ăn. Xét nghiệm PCR dương tính.

Các nhà nghiên cứu nói gì?

Khoảng 12 tháng sau khi xuất hiện những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, các chuyên gia đã nghi ngờ về sự tái nhiễm của SARS-CoV-2, mặc dù một số báo cáo đã được các nhà khoa học đ.ánh giá trên toàn cầu. Triệu chứng của tái nhiễm thường nhẹ hơn so với nhiễm Covid-19 lần đầu.

Trong nghiên cứu trên, các triệu chứng của tái nhiễm khác nhau ở cả ba trường hợp: một người có triệu chứng nhẹ, hai người có triệu chứng trung bình, cần hỗ trợ oxy. Những bệnh nhân hồi phục ít nhất 2 tháng, sau đó bị nhiễm Covid-19 lần thứ 3. Từ các dấu hiệu lâm sàng, do nghi ngờ bệnh nhân tái nhiễm với Covid-19, nên họ đã được làm xét nghiệm và cho kết quả dương tính.

Các trường hợp trên đã cung cấp bằng chứng quan trọng về việc tái nhiễm SARS-CoV-2 ngay cả đến lần thứ 3. Do đó, cần xem xét nhiều hơn ở những bệnh nhân tái phát các triệu chứng Covid-19.

Nên làm gì để ngăn ngừa tái nhiễm?

Tái nhiễm Covid-19 cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo những người đã nhiễm Covid19 nên tiêm chủng khi điều kiện cho phép.

Nghiên cứu gần đây cho thấy trong số những người từng nhiễm Covid-19, người chưa tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn gấp đôi so với người đã tiêm chủng đầy đủ, theo Mayo Clinic.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *