Đến nay cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ hơn 138 triệu liều; cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến 15h30h ngày 30/11, cả nước đã tiêm hơn 122 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến 15h30h ngày 30/11, cả nước đã tiêm hơn 122 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 29/11 tiêm được hơn 1,4 triệu liều.
Đến ngày 29/11, Việt Nam đã tiếp nhận tổng số 142.174.705 liều vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đã phân bổ 94 đợt với tổng số 138.112.026 liều, còn khoảng 4 triệu liều đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine, dự kiến phân bổ trong tuần tới.
Đến 15h30 ngày 30/11, cả nước đã tiêm hơn 122 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Đến ngày 29/11, số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 117.086.126 liều, trong đó có 68.087.964 liều mũi 1 và 48.998.162 liều mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 94,4% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 67,9% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 89,0% và 60,4%; miền Trung là 91,2% và 57,0%; Tây Nguyên là 89,2% và 43,8%; miền Nam là 99,7% và 80,4%.
Có 56/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho trên 80% dân số từ 18 t.uổi trở lên, trong đó có 26 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95%.
Có 7/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine dưới 80% dân số từ 18 t.uổi trở lên là Yên Bái (73,3%), Thanh Hóa (73,4%), Hòa Bình (76,0%), Sơn La (76,1%), Hà Giang (76,6%), Thái Bình (79,1%) và Cao Bằng (79,6%). Bộ Y tế đã phân bổ vaccine cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng.
Hiện đã có 47/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccnie cho dân số từ 18 t.uổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 27 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 70%. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90% là Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An và Lâm Đồng.
Về triển khai tiêm chủng vaccine cho trẻ từ 12-17 t.uổi, hiện đã có 36 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, T.iền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang.
Số liều vaccine đã tiêm được là 3.657.604 liều, trong đó có 2.969.643 liều mũi 1 và 687.961 liều mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vacccine là 32,5% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 7,5% dân số từ 12 -17 t.uổi.
7 tác dụng phụ của vaccine COVID-19 bạn có thể phải đối mặt và các cách khắc phục chúng
Đau cánh tay và các triệu chứng giống như cúm chỉ là một số phản ứng khi tiêm vaccine chủng ngừa COVID-19 nhưng có thể khác nhau ở mỗi người.
Tác dụng phụ của vaccine là bình thường
Bác sĩ Katherine L. Baumgarten, Giám đốc y tế về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Ochsner Health, New Orleans, cho biết tác dụng phụ không phải là bất ngờ, không chỉ với vaccine COVID-19 mà với tất cả các loại vaccine.
Trên thực tế, nhiều tác dụng phụ phổ biến nhất của vaccine COVID-19 cũng giống như chúng ta thấy khi chủng ngừa các bệnh khác. Đó là bởi vì chúng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang làm những gì nó phải làm, đó là phát triển khả năng chiến đấu chống lại virus thực sự.
Tuy nhiên, rất nhiều người không có tác dụng phụ nào cả. Điều đó không có nghĩa là vaccine không hoạt động, chỉ là nó phản ứng khác nhau ở mỗi người.
Những tác dụng phụ phổ biến của vaccine COVID-19
Đau cánh tay
Cho đến nay, tác dụng phụ phổ biến nhất và ít đáng lo ngại nhất của bất kỳ loại vaccine nào là đau cánh tay, đặc biệt là nơi kim tiêm đ.âm vào. Bạn cũng bị đỏ và sưng một chút.
Cách khắc phục: Cách tốt nhất để đối phó với cánh tay bị đau là đắp một thứ gì đó lạnh, chẳng hạn như khăn ướt hoặc túi đá, lên vùng tiêm. Điều đó có thể giúp giảm đau cánh tay cũng như có thể di chuyển nó xung quanh. Hơn nữa, khi tiêm vaccine, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn muốn tiêm vào cánh tay nào. Bạn có thể chọn bên không thuận của mình để cơn đau nhức không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
Sốt
Sốt cũng là một tác dụng phụ thường gặp sau khi chủng ngừa COVID-19. Tuy nhiên, tác dụng này cũng sẽ biến mất sau một hoặc hai ngày.
Cách khắc phục: Sau khi tiêm, bạn có thể uống thuốc giảm đau nếu tác dụng làm suy nhược hoặc khó dung nạp. Nếu bạn bị sốt, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Mệt mỏi
Mệt mỏi không phải là hiếm sau khi chủng ngừa. Các tác dụng phụ toàn thân khác như đau đầu và đau cơ được thấy nhiều hơn ở phụ nữ và ở những người từ 55 t.uổi trở xuống.
Cách khắc phục: Hãy thư giãn, nghỉ ngơi khi bạn cần, có giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc.
Đau đầu
Một số người nhầm lẫn các tác dụng phụ của vaccine như đau đầu với các triệu chứng của bệnh COVID-19 thực tế. Đây là một lầm tưởng bởi không có cách nào mà một người có thể bị lây nhiễm COVID-19 từ vaccine.
Cách khắc phục: Hãy uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào bạn thường dùng hoặc loại thuốc mà bác sĩ của bạn khuyến nghị. Thông thường đó là NSAID (thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen) hoặc acetaminophen. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến nghị không dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen trước khi tiêm, đề phòng chúng cản trở vaccine.
Buồn nôn
Khoảng 3.5% người phàn nàn về cảm giác buồn nôn sau khi tiêm vaccine COVID-19, thậm chí một số người còn bị nôn mửa. Đây là lúc để cung cấp đủ nước cho cơ thể và tìm kiếm bất kỳ giải pháp nào có tác dụng trị buồn nôn trước đây.
Cách khắc phục: Hãy thử nhấm nháp một ly nước gừng hoặc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để điều trị chứng đầy bụng, chẳng hạn như Pepto Bismol.
Đau cơ
Một vài người cũng báo cáo đau nhức cơ thể và đau cơ sau khi chủng ngừa.
Cách khắc phục: Nếu cơn đau quá nhiều, hãy tìm đến cùng một loại thuốc giảm đau mà bạn có thể sử dụng để trị đau đầu, cụ thể là NSAID hoặc acetaminophen. Ngoài ra bạn có thể ăn nghệ để giảm tác dụng phụ này. Được biết, nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp thư giãn các cơ bị đau và chữa lành vết thương.
Sưng hạch bạch huyết
Không giống như các tác dụng phụ khác của vaccine thường chỉ kéo dài một hoặc hai ngày, các hạch bạch huyết bị sưng mất nhiều thời gian hơn một chút để giải quyết so với các tác dụng phụ thông thường khác.
Trên thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên trì hoãn việc chụp quang tuyến vú từ 4 – 6 tuần sau khi tiêm vaccine COVID-19 vì các hạch bạch huyết sưng lên ở nách có thể dẫn đến dương tính giả trên phim chụp quang tuyến vú.
Cách khắc phục: Nếu các hạch bị mềm và đau, hãy thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn và nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ./.