Ngủ là hoạt động vô cùng quan trọng với sức khỏe. Vậy đâu là thời điểm tốt nhất để cơ thể nghỉ ngơi, chìm vào giấc ngủ?
Một cơ thể ngủ đủ được tái tạo năng lượng, giảm nguy cơ mệt mỏi và bệnh tật. Một ngày bạn nên đảm bảo có 2 giấc ngủ, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa và giấc ngủ dài vào buổi tối.
Tuy nhiên, nếu thức quá khuya, bạn có thể bỏ lỡ những giờ ngủ quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhất.
Hiệp hội Giấc ngủ Anh Sleep Council hoàn toàn ủng hộ khoảng thời gian 22 – 23 giờ đêm: “Đây là thời điểm lý tưởng vì đó là khi nhiệt độ cơ thể và mức độ hoóc môn căng thẳng cortisol, bắt đầu giảm xuống. Khi não cũng sẽ bắt đầu sản xuất hoóc môn gây ngủ melatonin, khiến bạn dễ chìm vào giấc ngủ”, theo Women’s Health.
Bài Viết Liên Quan
- Chồng lừa lấy phôi thai đông lạnh của vợ cấy cho người phụ nữ khác
- 5 loại trái cây giàu enzyme tiêu hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe đường ruột
- 3 không khi ăn bánh Trung thu
Ảnh minh họa
Theo tiến sĩ Matt Walker, Đại học California, Berkeley, Mỹ: “Một giờ bạn ngủ lúc trước nửa đêm có giá trị với sức khỏe tương đương hai giờ của giấc ngủ sau 1h sáng”. Thức khuya chưa bao giờ tốt với sức khỏe. Các bác sĩ cho rằng thời điểm cơ thể có giấc ngủ sâu và đạt đỉnh thường đến vào 0h-3h sáng. Trước thời điểm ngủ sâu này, cơ thể cần được nghỉ ngơi, do đó giấc ngủ từ 22 – 23h là sự lựa chọn hợp lý, nếu bạn không thể ngủ sớm hơn.
Một nghiên cứu năm 2018 đã chứng minh 22 giờ 10 phút đêm là thời gian tối ưu để tắt đèn.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây là giờ đi ngủ của những người có thói quen ngủ đều đặn nhất và điều này tạo ra thói quen ăn uống lành mạnh hơn – 82% những người có thói quen đi ngủ đều đặn cũng có chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục tốt hơn, và 74% những người ngủ đều đặn cũng dễ duy trì cân nặng hơn, theo Women’s Health.
Khi đã chọn được giờ ngủ hợp lý, bạn nên nghiêm túc duy trì trong ít nhất 10 ngày để cơ thể quen dần và trở thành thói quen. Những ngày cuối tuần, bạn có thể cho cơ thể “tự thưởng” thêm một tiếng đồng hồ ngủ nướng nhưng đừng ngủ quá nhiều vì sẽ gây mệt mỏi, uể oải vào ngày đầu tuần.
Chuyên gia nói gì về ‘giờ đi ngủ tốt nhất’?
Thời gian tốt nhất để đi ngủ là khi nào? Đó là một câu hỏi không đơn giản. Một chế độ ngủ tốt dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, năng suất làm việc cao hơn và tâm trạng tốt hơn.
10 giờ 10 phút đêm chính là lúc tốt nhất để đi ngủ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trong khi ngủ, cơ thể có thể tự phục hồi hoàn toàn và tâm trí có thể thư giãn đủ để chìm vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn, theo The List .
Giấc ngủ giúp não tự tổ chức lại và phục hồi sau các tác nhân gây căng thẳng hằng ngày.
Tuy nhiên, nếu thức quá khuya, bạn có thể bỏ lỡ những giờ ngủ quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhất.
Thời gian tốt nhất để đi ngủ là lúc mấy giờ?
Hiệp hội Giấc ngủ Anh Sleep Council hoàn toàn ủng hộ khoảng thời gian 22 – 23 giờ đêm: “Đây là thời điểm lý tưởng vì đó là khi nhiệt độ cơ thể và mức độ hoóc môn căng thẳng cortisol, bắt đầu giảm xuống. Khi não cũng sẽ bắt đầu sản xuất hoóc môn gây ngủ melatonin, khiến bạn dễ chìm vào giấc ngủ”, theo Women’s Health .
Trước nửa đêm là lúc cơ thể thư giãn nhất. Tiến sĩ Nerina Ramlakhan, từ London (Anh), chuyên gia về giấc ngủ nổi tiếng và thường xuyên tổ chức các chương trình và hội thảo về giấc ngủ, cho biết: “Giai đoạn 90 phút trước 12 giờ đêm là một trong những giai đoạn mạnh mẽ nhất của giấc ngủ, bởi vì đó là giai đoạn cơ thể được tái tạo. Cơ thể sẽ được trẻ hóa ở mọi cấp độ – thể chất, tinh thần, cảm xúc và cả tâm hồn. Có rất nhiều sự phục hồi diễn ra trong giai đoạn đầu của giấc ngủ”, theo The List .
22 giờ 10 phút đêm chính là thời gian tốt nhất để đi ngủ
Một nghiên cứu năm 2018 đã chứng minh 22 giờ 10 phút đêm là thời gian tối ưu để tắt đèn.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây là giờ đi ngủ của những người có thói quen ngủ đều đặn nhất và điều này tạo ra thói quen ăn uống lành mạnh hơn – 82% những người có thói quen đi ngủ đều đặn cũng có chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục tốt hơn, và 74% những người ngủ đều đặn cũng dễ duy trì cân nặng hơn, theo Women’s Health .
Bắt đầu “giảm tốc” dần từ khoảng 21 giờ 30, sẽ giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ vào lúc 22 giờ tối, để gặt hái được nhiều lợi ích nhất.
Để thức dậy sảng khoái nhất, bạn nên lên kế hoạch ngủ sao cho khi thức dậy sẽ ở vào thời điểm kết thúc một chu kỳ ngủ – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo Women’s Health , giai đoạn này, cơ thể mất 20 phút để chìm vào giấc ngủ, tiếp đến là 90 phút của giai đoạn đi vào giấc ngủ sâu, vào trước 12 giờ đêm, khi mà cơ thể có thể thực hiện tất cả các hoạt động phục hồi cần thiết.
Ngoài ra, lập kế hoạch chu kỳ ngủ có thể tạo ra một cảm giác khác biệt.
Mỗi chu kỳ ngủ kéo dài khoảng 90 phút, trong đó, giấc ngủ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Để thức dậy sảng khoái nhất, bạn nên lên kế hoạch ngủ sao cho khi thức dậy sẽ ở vào thời điểm kết thúc một chu kỳ ngủ.
Vì giai đoạn đi vào giấc ngủ sâu chính là giai đoạn phục hồi sâu hơn, ngủ 90 phút trước 12 giờ đêm có thể phục hồi các bộ phận khác nhau của não và cơ thể mà nếu ngủ muộn hơn sẽ không làm được, thời báo Time lưu ý.
Nên bắt đầu chu kỳ ngủ đi vào giấc ngủ sâu này sớm – trước 12 giờ đêm, vì cơ thể thực sự cần ngủ sâu và phục hồi trước nửa đêm, theo The List .
Tuy nhiên, lưu ý rằng không cần phải tuân thủ thật chính xác giờ giấc. Sleep Council cảnh báo: “Tốt nhất là tập thói quen ngủ phù hợp với bạn. Một số người không thể ngủ sớm, đừng ép bản thân đi ngủ lúc 22 giờ đêm. Lời khuyên tốt nhất là hãy tìm thời gian đi ngủ phù hợp với bạn và cố gắng tuân thủ để tạo thành thói quen”, theo Women’s Health .
Nhưng nói chung, việc khởi động giấc ngủ sớm hơn có thể giúp phục hồi lại hệ thống cơ thể một cách đầy đủ nhất.
Vì vậy, quá dễ để yêu thương cơ thể – hãy đi ngủ sớm hơn bạn nhé!, theo The List .