Nhiều người thường coi tủ lạnh, hay tủ đông là chiếc hộp thần kỳ bởi có nhiệt độ thấp nên nó có thể lưu trữ bất kỳ thứ gì trong bao lâu tùy thích. Tuy nhiên, đây lại là quan điểm sai lầm rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Bài Viết Liên Quan
- Lý do nhiều người ở Tuyên Quang đau bụng dai dẳng
- 6 sai lầm nguy hiểm khi sơ cứu người bệnh động kinh
- Thêm gia vị vào trà đem lại lợi ích sức khỏe không ngờ
Ảnh: Goodhousekeeping.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không đúng cách sẽ dễ làm phát triển vi khuẩn Listeria, một loại vi khuẩn gây bệnh Listeriosis, đặc biệt nếu nhiệt độ tủ lạnh trên 4C. Bệnh Listeriosis gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với những người có sức đề kháng yếu như: sảy thai, sinh non, viêm màng não, nhiễm khuẩn m.áu…
Nên nhớ rằng, thực phẩm tươi sống, đồ ăn thừa sẽ sinh ra chất độc nguy hại, vấn đề chỉ là sớm hay muộn dù bạn có dùng tủ lạnh đắt t.iền thế nào đi chăng nữa. Đây là nguyên tắc cần phải luôn tự nhắc nhở mình. Và thường chúng ta chỉ chú ý đến thực phẩm bị hư hỏng do những vi khuẩn, nấm mốc ít có hại mà không biết rằng, những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm sinh ra do quá trình bảo quản sai cách thường lại không gây ra mùi vị hư hỏng, hoặc thay đổi mầu sắc.
Những vi khuẩn gây bệnh thường có trong thịt, gia cầm, hải sản, sữa và trứng sống hoặc chưa nấu chín, trên trái cây và rau quả. Bảo quản đúng cách những thực phẩm này sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, cần tuân thủ theo các khuyến cáo sau đây:
Kịp thời và đúng cách
Thực phẩm cần bảo quản lạnh nên được cho vào tủ lạnh ngay khi bạn mang về nhà. Hãy tuân thủ “quy tắc hai giờ” khi để đồ cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ phòng. Không bao giờ để thịt, gia cầm, hải sản, trứng, sản phẩm hoặc các loại thực phẩm khác cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ phòng quá hai giờ. Và nên giảm xuống một giờ nếu nhiệt độ không khí trên 32C.
Nên giữ nhiệt độ tủ lạnh ngăn mát dưới 4C và nhiệt độ ngăn đá là -18C. Ngoài ra, khi bảo quản thực phẩm, đừng để tủ lạnh hoặc tủ đông quá chặt khiến không khí không thể lưu thông. Tốt nhất chỉ nên bảo quản với ít hơn 50% không gian.
Không dùng khi nghi ngờ
Bất cứ thứ gì có vẻ hoặc có mùi đáng ngờ nên được vứt đi. Đừng tiếc vì đó là thực phẩm đắt t.iền. Hãy nghĩ rằng mình vừa thành công trong việc loại bỏ mầm bệnh đe dọa gia đình. Kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn.
Nhiều sản phẩm ngoài thịt, rau và các sản phẩm từ sữa cũng cần được bảo quản lạnh. Nếu bạn đã sơ ý bảo quản một thứ gì đó không đúng cách, tốt nhất là bạn nên vứt nó đi. Ngoài ra, không bao giờ sử dụng lại chất lỏng ướp làm nước sốt trừ khi bạn đun sôi nhanh trước.
Nguyên tắc bảo quản
Không khí lạnh chìm xuống đáy tủ lạnh, vì vậy hãy để đồ đã nấu chín trên giá cao hơn so với đồ sống. Những món dễ hỏng nhất – chẳng hạn như thịt sống, thịt gia cầm và cá nên đặt ở ngăn dưới nếu tủ lạnh không có ngăn riêng để thực phẩm sống.
Điều quan trọng nhất, phải bảo quản thịt và cá trong hộp có nắp đậy hoặc túi bảo quản kín để ngăn nước bị rò rỉ cũng như vi khuẩn phát tán theo dòng không khí dù là để trong ngăn bảo quản riêng. Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn thừa phải được giữ trong hộp kín và đặt càng xa càng tốt thực phẩm sống để tránh nhiễm khuẩn chéo.
Trái cây và rau quả không cần rửa khi bảo quản bằng tủ lạnh. Nếu bạn muốn rửa trái cây và rau quả trước khi cho vào tủ lạnh, hãy lau khô chúng bằng khăn giấy trước.
Bảo quản sữa, trứng và các sản phẩm từ sữa trong ngăn tủ lạnh. Đừng giữ chúng trong khay ở cửa vì nhiệt độ ở đây có thể dao động rất lớn khi cửa đóng mở.
Mặc dù ngày hết hạn không phải là ngày an toàn thực phẩm mà có nghĩa là ngày để có chất lượng tốt nhất nhưng sữa và các loại thực phẩm cho t.rẻ e.m bắt buộc phải sử dụng trước ngày hết hạn.
Vệ sinh tủ lạnh
Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên và lau ngay các vết tràn. Điều này giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn Listeria và ngăn chặn sự nhỏ giọt khi rã đông thịt có thể khiến vi khuẩn từ thực phẩm này lây lan sang thực phẩm khác.
Hãy lau dọn tủ lạnh nhà bạn hàng ngày và làm vệ sinh tổng thể bằng nước, vải mềm, baking soda và nước rửa kính sau mỗi 3 tháng để đảm bảo chúng ta có môi trường bảo quản sạch sẽ và an toàn.
Đây là thói quen sử dụng tủ lạnh nguy hiểm mà rất nhiều người Việt đang phạm phải, không sớm thay đổi bệnh tật sẽ tìm đến gia đình bạn
Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu của mọi gia đình nhưng chúng có thể gieo rắc bệnh tật nếu bị sử dụng theo 2 cách tai hại sau đây.
Tủ lạnh có thể được coi là một trong những tiến bộ công nghệ vĩ đại nhất hiện nay. Giữa lịch trình công việc hiện đại, chúng ta đã có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm dễ dàng mà không sợ hư hỏng, chúng ta cũng có thể tích trữ thực phẩm mà không phải đi chợ nhiều lần…
Dù vậy, tủ lạnh không phải là một món đồ “vạn năng” như nhiều người vẫn nghĩ, không phải món đồ vật nào chúng ta cũng có thể tích trữ trong tủ lạnh và cũng chẳng phải chúng ta muốn để nó trong tủ bao lâu cũng được. Để không gây hại cho sức khỏe, bạn cần tránh 2 sai lầm khi sử dụng tủ lạnh dưới đây
1. Nhét thực phẩm vào tủ lạnh mà không quan tâm đến hạn sử dụng
Nhiều người cho rằng tủ lạnh là nơi an toàn nhất để bảo quản thực phẩm bởi chúng luôn ở nhiệt độ thấp, vì thế đồ ăn sẽ giữ nguyên ở trạng thái tươi ngon mà không sợ hư hỏng. Nhưng sự thật là thực phẩm càng để lâu trong tủ lạnh thì càng mất giá trị dinh dưỡng, thậm chí tủ lạnh sẽ là ổ vi khuẩn nếu bạn không bảo quản thức ăn đúng cách.
Theo nhà dinh dưỡng học Pooja Malhotra làm việc tại Ấn Độ: Trong quá trình thực phẩm được làm lạnh, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ mất dần, thậm chí chúng còn bị hao hụt màu sắc, hương vị, kết cấu. Dù nhiệt độ thấp có thể kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm nhưng các gia đình không nên quá lạm dụng vì có thể gây lãng phí đồ ăn, thậm chí dẫn dến một số vấn đề về ngộ độc thực phẩm cho người ăn.
Bàn về vấn đề bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, ThS.BS Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Ngay cả khi để thức ăn trong ngăn đá, vi sinh vật cũng chỉ ở dạng không hoạt động chứ chúng không c.hết đi. Đến khi chuẩn bị nấu nướng, chúng ta cho thực phẩm ra ngoài tủ lạnh thì vi sinh vật lại phát triển và hoạt động bình thường.
Với ngăn mát cũng vậy, thậm chí nếu chị em nội trợ bảo quản lẫn thức ăn sống với chín, hoặc thức ăn còn nóng mà cho luôn vào tủ lạnh thì không những tốn kém t.iền điện mà còn biến tủ lạnh thành ổ vi khuẩn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm ở trong tủ đá với nhiệt độ là -18 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng. Còn các thực phẩm bảo quản ở ngăn mát với nhiệt độ 5 độ C tối đa sử dụng chỉ nên là một tuần.
2. Nhét tất cả các thực phẩm mình có vào tủ lạnh
Nhiều người cho rằng tủ lạnh là nơi an toàn và sạch sẽ nhất trong nhà vì thế quyết định cất tất cả mọi đồ ăn mình có vào đây để bảo quản nhưng thực tế tủ lạnh lại được chứng minh là một trong những món đồ bẩn nhất nhà bếp.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức An toàn và Sức khỏe cộng đồng NSF cho thấy các ngăn đựng rau và thịt trong tủ lạnh là những khu vực bẩn hàng đầu trong nhà bếp, có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh nhất.
Nghiên cứu cho thấy có trung bình 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh. Vi khuẩn trong tủ lạnh đến từ nguồn thực phẩm sống như thịt, rau củ… chủ yếu các vi khuẩn này là Salmonella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus…
Nghiên cứu cho thấy có trung bình 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh.
Một số loại thực phẩm không nên cất vào tủ lạnh kẻo sinh bệnh, biến chất là:
– Trứng vỡ: Vỏ trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Thời gian bảo quản trứng vỡ trong tủ lạnh có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ trứng sang các thực phẩm khác, nguy hiểm hơn khi vi khuẩn này xâm nhập vào bên trong trứng.
– Trứng đã rửa: Trên trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc, lớp màng này có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở bên ngoài. Quá trình rửa sẽ làm lớp màng này sẽ bị mất đi và khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong. Nếu sau khi rửa trứng, bạn không ăn luôn mà cất vào tủ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn trứng.
Nếu sau khi rửa trứng, bạn không ăn luôn mà cất vào tủ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn trứng.
– Rau ăn thừa: Rau xào là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chúng sẽ trở thành “thuốc độc” nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Một thí nghiệm được thực hiện bởi “Viện kiểm định chất lượng công nghệ và thực phẩm” tỉnh Chiết Giang cho thấy rau được nấu chín bảo quản trong tủ lạnh tăng lượng nitrite lên đáng kể.
– Quả chuối: Chuối bảo quản trong tủ lạnh, chúng có thể bị thâm đen, hư thối, biến chất, phát tán mùi và giảm các chất dinh dưỡng.
– Cà chua: Cà chua khi được làm lạnh sẽ bị hỏng lớp màng bên trong, làm thay đổi hương vị và kết cấu ban đầu của chúng. Lúc này, ăn cà chua không chỉ kém hấp dẫn mà còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tiềm ẩn rủi ro sức khỏe.
– Dưa hấu: Đừng bao giờ cất dưa hấu trong tủ lạnh vì sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu của loại quả này. Thay vào đó, bạn có thể bảo quản dưa hấu ở nhiệt độ phòng. Như vậy, dưa hấu sẽ giữ được trọn vẹn chất chống oxy hóa của chúng. Tuy nhiên, nếu dưa hấu đã được cắt thành các miếng, bạn nên cất chúng vào tủ lạnh và hãy bọc kín lại để dưa không bị nhiễm mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
– Quả bơ: Các lợi ích quý giá cho sức khỏe của bơ có thể bị mất đi nếu như chúng được bảo quản quá lâu trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp của tủ sẽ khiến bơ lâu chín, khiến chúng rắn lại, không ngọt bùi nữa.
Nhiệt độ thấp của tủ sẽ khiến bơ lâu chín, khiến chúng rắn lại, không ngọt bùi nữa.
– Hải sản: Hải sản rất ngon và bổ nhưng nếu được lưu trữ trong tủ lạnh qua đêm sẽ gây nguy hại cho sức khỏe bởi hải sản lưu trữ trong thời gian dài sẽ sản sinh ra các loại vi khuẩn, làm biến chất protein, gây nguy hiểm cho gan và thận.
– Hành khô, tỏi: Cả hành khô và tỏi đều không nên cất trong tủ lạnh bởi sẽ khiến chúng mọc mầm, mất mùi vị hoặc bị hỏng. Bạn nên cất chúng ở một nơi râm mát kẻo chúng có thể mọc mầm.
– Bánh mì: Ở nhiệt độ tủ lạnh, bánh mì sẽ trở nên khô, cứng, thậm chí bị hỏng một cách rất nhanh chóng.