Trong điều trị ung thư, chế độ ăn là vấn đề quan trọng không kém với việc lựa chọn phương pháp điều trị. Vì vậy, cần lựa chọn thực phẩm phù hợp nhất với người bệnh.
Một chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân ung thư thực quản bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất. Theo các chuyên gia Y tế, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho bệnh nhân ung thư thanh quản. Với những người mắc bệnh này, nên ăn những thực phẩm sau đây.
Những thực phẩm giàu Protein
Thực phẩm giàu Proein bao gồm: Thịt là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm cũng như các loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Người bệnh nên ăn những loại thịt trắng như thịt lợn, thịt gia cầm bỏ da như thịt gà. Thịt cá mềm (không nên ăn mỡ), chứa nhiều chất đạm, omega-3 tốt cho sức khỏe.
Bài Viết Liên Quan
- Ngủ dậy có 1 trong 4 triệu chứng này chứng tỏ gan không tốt, để lâu dễ thành ung thư
- 7 phương pháp đơn giản giúp giảm tình trạng ngủ ngáy
- Covid-19 không lây nhiễm vào giác mạc
Ảnh minh họa
Trứng, sữa có ít chất béo cũng cũng là nguồn chứa lượng protein dồi dào. Người bệnh cũng có thể ăn bơ đậu phộng cũng chứa nhiều protein.
Những thực phẩm giàu chất béo
Chất béo tốt cho bệnh nhân ung thư thanh quản vì các dưỡng chất sẽ cung cấp năng lượng dồi dào cho người bệnh, đồng thời hỗ trợ rất nhiều trong quá trình hình thành lại cấu trúc tế bào. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chất béo cũng không có lợi cho cơ thể vì nó làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh khác gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Các thực phẩm giàu tinh bột mà người bệnh nên ăn như: Ngũ cốc xay nhuyễn, cơm, mì, lúa mì, lúa mạch.
Các loại súp, rau quả được nấu chín; các loại thức ăn mềm như sữa chua, phô mai và phô mát… giàu vitamin nên rất tốt cho sức khỏe người bệnh.
Các loại trái cây tươi
Ảnh minh họa
Một số loại trái cây như chuối, táo, bưởi, lê… đây đều là các loại hoa quả giàu vitamin hỗ trợ giảm đau, viêm cho các bệnh nhân ung thư thanh quản.
Các loại thực phẩm không tốt cho bệnh nhân ung thư thanh quản
– Thực phẩm quá nhiều chất béo đặc biệt là những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
– Những thực phẩm chế biến sẵn và đã qua bảo quản trong thời gian dài như thịt xông khói, xúc xích, những loại thịt đóng hộp, đông lạnh…
– Không nên ăn thực phẩm quá nhiều gia vị, quá nóng hoặc quá lạnh, tuyệt đối tránh các loại thực phẩm chế biến dưới nhiệt độ cao.
– Không uống rượu bia, đồ uống có ga, các chất lỏng súc miệng chứa cồn vì chúng có thể làm tăng cảm giác khô miệng, khó chịu cho người bệnh. Rượu, bia làm phá hủy các tế bào khiến chúng suy yếu và làm sức khỏe của bệnh nhân trầm trọng hơn.
Dấu hiệu nhận biết và các giai đoạn của ung thư thanh quản
Hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ mắc ung thư thanh quản. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết ung thư thanh quản và các giai đoạn phát triển căn bệnh này cần nắm rõ.
Theo thống kê, ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% các bệnh ung thư. Ở Việt Nam, nếu xét trong phạm vi các bệnh về Tai – Mũi – Họng thì ung thư thanh quản đứng thứ 4 sau bệnh vòm họng, mũi xoang và ung thư vùng hạ họng.
Dấu hiệu nhận biết ung thư thanh quản:
Ho
Ảnh minh họa
Ho là biểu biểu hiện của nhiều bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan,… nhưng cũng là dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh ung thư thanh quản nên cẩn trọng. Khi mắc bệnh này, chứng ho kín đáo hơn và mang tính chất kích thích, đôi khi có từng cơn ho kiểu co thắt.
Khàn tiếng
Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo: Nếu chứng khản tiếng kéo dài trên 3 tuần, đặc biệt ở độ tuổi>40 cần được xét nghiệm, thăm khám kịp thời. Đây là triệu chứng ung thư thanh quản sớm, thường gặp và đôi khi là duy nhất ở nhiều bệnh nhân.
Khó thở
Ảnh minh họa
Biểu hiện khó thở có thể xuất hiện sớm hoặc cùng lúc với khàn tiếng. Kích thước khối u ngày càng tăng thì khẩu kính của thanh môn ngày càng hẹp. Lúc đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức (lên cầu thang, mang vật nặng…), nhưng về sau chúng biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn.
Khó nuốt
Thường xuất hiện sau chứng khàn tiếng và khó thở, lúc này khối u đã lan ra vùng hầu họng kèm theo dấu hiệu đau tai. Bệnh nhân ở giai đoạn này không ăn cơm được, chỉ ăn cháo hoặc uống sữa, thậm chí phải đặt ống sonde dạ dày để bơm thức ăn.
Sút cân
Sút cân không rõ nguyên nhân kèm theo những bất thường nói trên là bằng chứng rõ ràng cho bệnh ung thư thanh quản. Do đó, cần lưu ý thăm khám kịp thời để xác định tình trạng và có phương án đối phó phù hợp.
Ung thư thanh quản có những giai đoạn:
Theo thông tin từ bác sĩ Bệnh viện K ung thư thanh quản gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 0: Ở giai đoạn này thì các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy tại thanh quản và chưa lây sang các bộ phận khác. Nếu phát hiện ở giai đoạn này bệnh có thể điều trị thành công, nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì chúng sẽ phát triển thành ung thư và lan rộng sang các mô bình thường.
Giai đoạn 1: Lúc này khối u đã hình thành và cũng chỉ mới ở thanh quản chưa lây sang các cơ quan khác. Khối u ở vùng của thượng thanh môn, hoặc thanh môn, hạ thanh môn và dây thanh quản thường vẫn đi động bình thường.
Giai đoạn 2: Khối u vẫn chỉ ở thanh quản nhưng đã có sự thay đổi ở các vị trí của khối u, lúc này dây thanh có thể không di động được nữa.
Giai đoạn 3: Lúc này khối u đã lan rộng ngoài thanh quản.
Thượng thanh môn: Ở giai đoạn này thì khối u ở thanh quản hoặc ở mô kế thanh quản, hai dây thanh di động không bình thường, khối u lúc này có thể lan vào hạch bạch huyết ở cùng bên cổ từ chỗ xuất phát u và hạch lớn hơn 3cm.
Thanh môn: Khối u chỉ ở thanh quản và hai dây thanh không di động bình thường. Khối u có thể lan vào hạch ở cùng bên cổ với khối u xuất phát và hạch có kích thước nhỏ hơn 3cm.
Hạ thanh môn: Lúc này khối u chỉ thấy ở thanh quản, 2 dây thanh không di động bình thường, khối u có thể lan sang hạch bạch huyết ở cùng bên cổ với chỗ phát khối u và hạch có kích thước nhỏ hơn.
Giai đoạn 4: Lúc này các khối u đã bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan khác, xuất hiện hạch lan rộng và với kích thước to hơn.
Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu trên, hãy đến ngay bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị hợp lý nếu mắc phải ung thư thanh quản.