Tái cận sau mổ cận thị là tình trạng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tái cận sau mổ như mổ quá sớm, chăm sóc không đúng,…
Do đó, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống tái cận sau mổ giúp giảm đáng kể nguy cơ kể trên.
Bài Viết Liên Quan
- Nguy cơ sức khỏe từ t.huốc l.á điện tử
- Khả năng chống biến thể Delta của 3 loại vắc xin phổ biến
- Mỗi năm khoảng 20.000 người ở nước ta phải điều trị do nhiễm giun sán lây từ ‘thú cưng’
Phẫu thuật cận thị là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó chính là liệu có thể bị tái cận sau mổ không, nguyên nhân gì gây nên tái cận sau mổ và cách phòng tránh như thế nào?
1. Có thể bị tái cận sau mổ hay không?
Có không ít quan điểm cho rằng, bệnh nhân cận thị sau khi được mổ để điều trị thì hoàn toàn không có nguy cơ bị tái cận sau mổ nữa và sẽ có một đôi mắt khỏe vĩnh viễn sau đó. Tuy nhiên tương phản hoàn toàn, không ít các trường hợp người bị cận thị dù đã được phẫu thuật (kể cả bằng các phương pháp hiện đại nhất hiện nay) vẫn bị tái cận sau khi mổ.
Mặc dù không có mốc thời gian cố định để chỉ ra bao lâu thì bệnh nhân sẽ bị tái cận sau mổ vì điều này còn phụ thuộc vào các nguyên nhân gây tái cận và cường độ tác động của các nguyên nhân này lên đôi mắt của người bệnh. Nhưng có thể khẳng định rằng, tái cận sau mổ là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu bệnh nhân không biết cách giữ gìn và chăm sóc đôi mắt của mình tốt nhất.
Chăm sóc đôi mắt đúng cách là như thế nào? Hẳn không ít người thắc mắc về điều này.
Kể cả khi đã được mổ điều trị cận thị thì tái cận sau mổ vẫn có thể xảy ra (Ảnh: Internet)
2. Nguyên nhân nào gây tái cận sau mổ?
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng tái cận sau mổ ở người cận thị. Những nguyên nhân này có thể là các nguyên nhân có sẵn (bệnh lý) hay là các nguyên nhân do các tác động chủ quan khác. Một số nguyên nhân chính gây tái cận sau mổ bao gồm:
– Mổ cận khi chưa ổn định : Cận thị gây nhiều cản trở cho sinh hoạt chính vì thế không ít người đã nôn nóng lựa chọn phẫu thuật ngay cả khi cận thị chưa phát triển đến mức ổn định, hoặc do không đi khám thường xuyên nên không thể đ.ánh giá mức độ tiến triển của cận thị.
Hoặc do quy trình khám và tư vấn không đúng dẫn đến các quyết định sai lầm của bệnh nhân và bác sĩ điều trị,… là những nguyên nhân hàng đầu khiến cho không ít các trường hợp can thiệp phẫu thuật quá sớm trên bệnh nhân cận thị và dẫn đến tái cận sau mổ. Cận thị được đ.ánh giá là chưa ổn định khi có mức tăng độ từ 0,75 diop/năm.
– Do chế độ chăm sóc và sinh hoạt sau mổ: Sau mổ cận thị thì chế độ chăm sóc và sinh hoạt đúng cách có vai trò rất lớn đối với sự hồi phục bình thường của bệnh nhân.
Vận động mạnh quá sớm sau mổ, không đeo mắt kính bảo vệ, không có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện các công việc đòi hỏi sử dụng mắt cường độ cao,… đều là những nguyên nhân trực tiếp có thể gây nên tình trạng tái cận sau mổ ở người cận thị.
– Do vết thương lành kém: Khi phẫu thuật cận thị, cấu trúc bề mặt giác mạc sẽ bị thay đổi do sự tổn thương bởi phẫu thuật và quá trình phục hồi tổn thương sau phẫu thuật. Nếu vết thương phục hồi tốt thì những biến đổi trên bề mặt giác mác có thể xem là ít đáng kể và ít khi khiến cho bệnh nhân cận trở lại.
Tuy nhiên nếu vết thương lành không tốt thì nó có thể gây nên các vùng không đều hoặc các rãnh lõm trên bề mặt giác mạc và khiến ánh sáng đi qua đây không được truyền đúng phương hướng như mong đợi và gây tái cận trở lại.
– Do bệnh lý cận thị: Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể mắc cận thị bẩm sinh, đây là một tình trạng bệnh lý do nguyên nhân di truyền gây nên. Chính vì vậy, kể cả khi bệnh nhân có được phẫu thuật điều trị thì nguyên nhân gây bệnh (yếu tố di truyền) vẫn còn tồn tại và không thể thay đổi và loại trừ được nên thường có khả năng tái cận sau mổ rất cao.
Mổ quá sớm, chăm sóc không đúng cách,… là những nguyên nhân hàng đầu gây tái cận sau mổ (Ảnh: Internet)
3. Các biện pháp phòng chống tái cận sau mổ
Chính vì tái cận sau mổ là hoàn toàn có thể xảy ra, do đó làm thế nào để phòng chống tái cận sau mổ là điều cực kỳ quan trọng. Những nội dung chính trong phòng chống tái cận sau mổ bao gồm:
– Thăm khám mắt thường xuyên: Người mắc cận thị cần thăm khám mắt thường xuyên kể cả trước và sau khi phẫu thuật để đ.ánh giá tình trạng của mắt. Nếu các thăm khám mắt trước khi mổ cận chỉ ra mức độ cận thị còn tăng trưởng lớn hơn 0,75 diop/năm thì bệnh nhân chưa nên mổ vì mức độ cận chưa ổn định.
Đồng thời cũng cần thực hiện nghiêm chỉnh lịch thăm khám sau mổ để phát hiện sớm tình trạng tái cận nhằm tìm các biện pháp xử lý sớm để tránh cận thị tiến triển nhanh.
Người bệnh cần thăm khám thường xuyên để đ.ánh giá mức độ cận thị (Ảnh: Internet)
– Thực hiện mổ cận thị tại cơ sở uy tín và an toàn: Người cận thị nên tìm đến các cơ sở điều trị nhãn khoa có uy tín, kinh nghiệm và an toàn để thăm khám, tư vấn lựa chọn và điều trị mổ bằng phương pháp phù hợp nhất. Thực hiện điều trị đúng phương pháp, đúng kỹ thuật sẽ giúp ngăn chặn đáng kể tình trạng tái cận sau mổ ở người cận thị.
– Bảo vệ mắt sau khi mổ đúng cách: Sau khi mổ cận thị, người bệnh cần biết cách bảo vệ mắt đúng cách bởi khi này đôi mắt còn yếu do các tác động của cuộc mổ gây nên như tổn thương trên giác mạc, khô mắt,… Đeo mắt kính bảo hộ mỗi khi ra ngoài, không để xà phòng hay các chất tẩy rửa dính vào mắt, tránh môi trường bụi bặm, không chơi các môn thể thao quá mạnh sau khi mới mổ… là những nội dung cơ bản trong bảo vệ mắt sau mổ cận thị.
– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho mắt: Mắt sau khi mổ cận thị cần được nghỉ ngơi hợp lý để tránh gây tái cận sau mổ. Người bệnh nên hạn chế tối đa các hoạt động yêu cần mắt làm việc cao độ như nhìn thường xuyên vào màn hình điện thoại, máy tính,… Tránh thức khuya quá nhiều, nên ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng mỗi ngày để mắt có khoảng thời gian nghỉ ngơi tốt.
Hạn chế các hoạt động gây gánh nặng cho mắt để mắt được nghỉ ngơi nhiêu hơn giúp phòng tránh tái cận sau mổ (Ảnh: Internet)
– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Những loại thực phẩm tốt cho mắt, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như gấc, bí đỏ, cam,…là những thực phẩm nên được bổ sung và thực đơn của người bệnh sau khi mổ cận thị. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tốt cho mắt khiến cho các vết thương nhanh lành hơn, các chức năng của mắt hoạt động nhịp nhàng hơn từ đó chống tái cận sau mổ cho bệnh nhân.
– Thực hiện tốt y lệnh sau phẫu thuật: Các chỉ định điều trị sau mổ mắt như tra thuốc nhỏ mắt, tái khám theo lịch cần được thực hiện nghiêm túc để phòng chống, phát hiện và xử lý sớm tái cận sau mổ.
4. Điều trị tái cận sau mổ như thế nào?
Một câu hỏi khác cũng được quan tâm không kém chính là khi có tái cận sau mổ thì người cận thị nên được điều trị như thế nào và có thể mổ lần nữa được không?
Đối với vấn đề này, không thể có một câu trả lời chắc chắn và thống nhất cho tất cả các trường hợp bệnh nhân. Việc lựa chọn phương pháp điều trị khi bệnh nhân bị tái cận sau mổ còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau chẳng hạn như điều kiện kinh tế, mức độ cận, mức độ tổn thương giác mạc do cuộc mổ trước đó gây nên, trình độ kỹ thuật của cơ sở điều trị và của phẫu thuật viên,…
Nếu giác mạc sau cuộc mổ cận thị trước đó bị tổn thương nhiều và hiện tại trở nên mỏng nhiều, không đủ bề dày để đáp ứng tốt yêu cầu của một cuộc mổ cận thị diễn ra thì buộc lòng bệnh nhân không thể được can thiệp bằng mổ cận thị mà phải thực hiện các phương pháp điều trị khác như đeo kính,…
Còn nếu trường hợp bệnh nhân bị tái cận sau mổ nhưng bề dày giác mạc còn đáp ứng được yêu cầu thì mổ cận thị còn có thể được xem xét thực hiện, tuy nhiên các ảnh hưởng sau mổ sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều so với lần đầu và có thể gây nên các tật khúc xạ vĩnh viễn do thay đổi cấu trúc của giác mạc.
Có thể thấy rằng, kể cả khi bệnh nhân đã được điều trị mổ cận thì nguy cơ tái cận sau mổ vẫn là rất lớn nếu không biết cách bảo vệ đôi mắt đúng mức. Do đó, người bệnh cần thăm khám thường xuyên, thực hiện điều trị mổ tại các cơ sở y tế uy tín và chăm sóc mắt đúng sau mổ để phòng tránh tái cận sau mổ.
Giật mình với 10 nguyên nhân gây mờ mắt
Nguyên nhân gây mờ mắt có thể do cận thị hoặc bị dị ứng với các loại thuốc nhỏ mắt,.. Cần chú ý đến những biểu hiện bất thường của mắt để được thăm khám kịp thời
Bạn có thường gặp phải tình trạng mắt đột nhiên bị mờ khi xem phim hay đọc sách? Có rất nhiều người thường bỏ qua biểu hiện nhỏ này nếu nó nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, đừng làm như vậy vì đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý hết sức nguy hiểm. Bên cạnh đó việc nắm rõ nguyên nhân gây mờ mắt sẽ hỗ trợ bạn trong việc điều trị bệnh được chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
Nguyên nhân gây mờ mẳt
1. Cận thị
Cận thị là một nguyên nhân gây mờ mắt thường gặp, cùng với nhức đầu, căng mắt và nheo mắt để tập trung vào các vật ở xa. Điều trị có thể được thực hiện bằng kính đeo mắt, thấu kính chỉnh hình hoặc phẫu thuật mắt.
Cận thị là một trong những nguyên nhân gây mờ mắt phổ biến (Ảnh: Internet)
2. Loạn thị
Loạn thị là bệnh gây ra do giác mạc có hình dạng bất thường, dẫn đến kết quả là võng mạc không nhận được ánh sáng đúng cách.
Bình thường, bề mặt giác mạc có hình cầu (ví như khi ta cắt một phần qua trái bóng đá). Khi bị loạn thị, giác mạc có độ cong không đều (ví như khi ta cắt một phần qua trái bóng bầu dục).
Sự thay đổi độ cong bề mặt giác mạc làm hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường tiêu trên võng mạc dẫn đến nhìn mờ nhòe, biến dạng hình ảnh.
Điều trị loạn thị có thể là kính đeo mắt, thấu kính chỉnh hình hoặc phẫu thuật mắt.
3. Viễn thị hoặc huyết tương thấp
Xảy ra với mắt do thấu kính không điều chỉnh được đúng đường truyền của ánh sáng, dẫn đến các điểm tập trung ra phía sau võng mạc khiến hình ảnh nhận được bị mờ, nhòe đi. Nó cũng có thể là vấn đề mệt mỏi.
Điều trị bằng cách kính đeo mắt, thấu kính chỉnh hình hoặc phẫu thuật mắt.
4. Kính áp tròng
Một trong những nguyên nhân gây mờ mắt không ngờ tới chính là do đeo kính áp tròng.
Kính áp tròng bị tác động mạnh sẽ gây mờ mắt ở những mức độ khác nhau (Ảnh: Internet)
Tác động vào kính áp tròng quá mức đôi khi có thể dẫn đến thị lực mờ do tích tụ các mảnh vỡ và protein. Điều trị thường là thay thế cho kính áp tròng cũ bằng một cặp mới hay đeo kính thường.
5. Mắt khô mãn tính
Mắt bị khô có thể dẫn đến việc thị lực mờ. Phương pháp điều trị có thể được chỉ định bao gồm bôi trơn bằng các loại thuốc nhỏ mắt hoặc phẫu thuật .
6. Thuốc nhỏ mắt
Một số loại thuốc nhỏ mắt có thể kích thích mắt của bạn và làm mờ mắt từ chất bảo quản trong đó. Thuốc gây dị ứng (phản ứng phụ) là một trong những nguyên nhân gây ra thị lực mờ bất ngờ, cho dù đó là thuốc không cần toa hoặc thuốc kê đơn.
Điều trị có thể đơn giản như sử dụng nước mắt nhân tạo.
7. Mang thai
Mang thai gây ra sự thay đổi hoóc môn mà đôi khi có thể gây ra thị lực mờ do mắt khô. Nó cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai nghén hoặc huyết áp cao trong một số trường hợp.
Mang thai là yếu tố nguy cơ gây mờ mắt (Ảnh: Internet)
Cách điều trị là dùng thuốc nhỏ mắt đối với những trường hợp không mấy nghiêm trọng, nếu có dấu hiệu nặng hơn thì phải nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
8. Bị đau nửa đầu hay nhức đầu
Bị nhức đầu hoặc đau nửa đầu có thể bắt đầu với biểu hiện với mắt mờ. Đây cũng là một nguyên nhân gây mờ mắt thường thấy.
Cách điều trị là hãy dành thời gian chăm sóc và để mắt nghỉ ngơi
9. T.uổi tác
Những đốm protein của chất lỏng có dạng thủy tinh ở phía sau mắt của bạn. Bạn có thể thấy chúng như những bóng tối trên võng mạc khi bạn già đi.
Việc điều trị này không được thực hiện cho lần nhìn mờ tạm thời, hãy tới bệnh viện kiểm tra và làm phẫu thuật nếu nó trở thành một triệu chứng nghiêm trọng hơn.
10. Phẫu thuật LASIK
Phẫu thuật này có thể gây ra thị lực mờ tạm thời trong vài ngày tới vài tuần. Hãy để đôi mắt của bạn có thời gian lành lại.