Hoa thiên lý thường được sử dụng như một loại rau, rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ ngon miệng mà còn còn đem đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy hoa thiên lý có tác dụng gì?
Cây thiên lý là một loại cây leo được trồng phổ biến tại Việt Nam. Cây thiên lý còn có tên khác là dạ lài hương, cây hoa lý…, tên tiếng Anh là Pergularia minor Andr.
Cây thiên lý là một loại cây thân thảo, dây leo, không có tua cuốn, thân dài từ 1-10 m, có màu lục ánh vàng. Lá thiên lý có hình tim, phiến lá dài 4-12 cm, rộng 3-10 cm, lông trải đều trên gân lá. Hoa thiên lý mọc thành chùm dưới nách lá, thường có màu vàng. Mỗi bông hoa thiên lý thường có 5 cánh, cuống hoa dài 0,5-1,5 cm.
Hoa thiên lý thường ra vào khoảng tháng 5 đến tháng 10, sau đó kết quả từ tháng 10 đến tháng 12. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện địa lý và thời tiết, nhiều vùng trồng được cây thiên lý nên tiêu thụ trên thị trường quanh năm.
Bài Viết Liên Quan
- Trong kỳ k.inh n.guyệt, hội con gái nên nhớ nguyên tắc “2 rửa, 3 không” để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất
- 5 KHÔNG cần nhớ khi ăn món dưa hành ngày Tết để không phải đối mặt với bệnh dạ dày, bệnh ung thư
- Ung thư vú ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa
Trên cây thiên lý, cả lá và hoa thiên lý đều sử dụng để ăn được, tuy nhiên hoa thiên lý được bán phổ biến hơn cả. Mặc dù gọi là hoa nhưng hoa thiên lý thường được chế biến như một loại rau. Hoa thiên lý có vị hơi ngọt, hơi hăng và có mùi thơm đặc trưng.
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm… Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và t.iền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao…
Tác dụng chung của cây thiên lý
Tác dụng của lá thiên lý:
– Giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả
– Sát trùng, kháng viêm, chống l.ở l.oét, kích thích mọc da non
– Chữa trĩ ngoại và sa dạ con
– Chữa viêm giác mạc, viêm kết mạc do sởi, mắt mờ do màng mộng.
Tác dụng của rễ thiên lý:
– Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
– Tăng cường sức đề kháng
– Chống rôm sảy ở t.rẻ e.m.
Ngoài ra, rễ cây thiên lý còn có thể được sử dụng để chữa chứng tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra m.áu…
Hoa thiên lý có tác dụng gì?
1. Giúp an thần, điều trị chứng mất ngủ
Hoa thiên lý có tác dụng an thần, chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả. Bạn có thể dùng hoa thiên lý nấu canh, nấu với thịt băm, hoa thiên lý xào thịt bò… Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bài thuốc bao gồm hoa thiên lý, tâm sen và hoa nhài, đem rửa sạch rồi nấu lấy nước uống hàng ngày, dần dần tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện.
2. Điều trị bệnh trĩ
Để chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý, cần chuẩn bị 100 g hoa hoặc lá thiên lý non, đem rửa sạch, sau đó giã nát cùng với một ít muối hạt. Thêm một ít nước lọc rồi chắt lấy nước. Sau đó, dùng bông gòn tẩm vào nước này, chấm trực tiếp lên búi trĩ, cuối cùng là rửa sạch lại bằng dung dịch nước muối loãng.
3. Tốt cho người vô sinh
Những người vô sinh do tiếp xúc nhiều với chì có thể sử dụng hoa thiên lý để cải thiện tình hình. Hãy chế biến hoa thiên lý thành các món ăn hàng ngày, chất kẽm trong hoa thiên lý sẽ đẩy chì ra khỏi cơ thể, từ đó giúp cải thiện tình trạng vô sinh.
4. Điều trị đau nhức xương khớp
Những bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là người già khiến xương khớp yếu đi, có thể sử dụng hoa thiên lý như một cách điều trị hiệu quả. Có thể đem hoa thiên lý nấu canh hoặc xào thịt bò.
5. Hỗ trợ giảm cân
Do hoa thiên lý có chứa nhiều chất diệp lục và chất xơ nhưng lại rất ít calo, do đó nó có tác dụng giảm cân rất tốt. Các chất dinh dưỡng trong hoa thiên lý sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm hấp thụ chất béo, đốt cháy mỡ thừa, vừa giúp tăng cảm giác no lâu, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Chỉ cần kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ tập luyện thường xuyên, bạn có thể giảm cân nhanh chóng.
6. Ngừa rôm sảy cho t.rẻ e.m
Rôm sảy thường xuất hiện ở t.rẻ e.m do thời tiết nóng nực, cơ thể bị nhiệt, mồ hôi không thoát ra ngoài được gây bí tắc ở da. Do hoa thiên lý có tính bình, vị mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng để ngừa rôm sảy cho t.rẻ e.m. Với trẻ nhỏ, có thể nghiền nát hoa thiên lý rồi nấu bột hoặc nấu cháo. Với trẻ đã lớn và ăn được cơm, có thể chế biến thành món ăn như người lớn.
7. Tẩy giun kim
Trẻ bị giun kim sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Để điều trị giun kim cho trẻ nhỏ, có thể sử dụng hoa thiên lý kết hợp với rau sam và đinh lăng, rửa sạch, sao khô rồi đem nấu nước uống, hoặc có thể nấu canh cho trẻ ăn, duy trì liên tục khoảng 10 ngày sẽ khỏi.
Lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý
Hoa thiên lý có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, kết hợp được với nhiều loại thực phẩm mà hầu như không gây dị ứng, phản ứng hay tác hại nào. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý bạn nên biết:
– Không nên kết hợp hoa thiên lý với những thực phẩm giàu chất sắt như thịt heo, gan và nội tạng, một số động vật có vỏ như ốc, sò… vì nó sẽ làm giảm tác dụng của hoa thiên lý.
– Không nên nấu hoa thiên lý quá kỹ, chỉ cần vừa chín tới là được.
Cậu bé 13 t.uổi tự nhét dây cáp dài 70cm vào bàng quang vì hiếu kỳ
Các bác sĩ đã sốc khi phát hiện một sợi dây dài 70cm trong bàng quang bệnh nhi 13 t.uổi.
Theo Daily Mail, b.é t.rai tên Xiao He (Tiểu Hà) được đưa đến bệnh viện Trung tâm Hồ Tùng Sơn ở thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) thăm khám sau khi xuất hiện triệu chứng tiểu gắt, tiểu ra m.áu vào cuối tháng vừa rồi.
Cậu bé 13 t.uổi phải nhập viện vì nhét dây cáp vào bàng quang.
Khi xem kết quả chụp X-quang, các bác sĩ sửng sốt phát hiện dị vật là sợi dây dài 70cm trong bàng quang Tiểu Hà. Cậu bé sau đó thừa nhận đã tự nhét sợi dây cáp qua niệu đạo vì muốn tìm hiểu xem nước tiểu đến từ đâu. Nhưng sau khi nhét hết sợi dây cáp vào bên trong, cậu bé không làm cách nào lấy được sợi dây ra ngoài. Tiểu Hà cũng không dám kể lại sự việc với bố mẹ vì xấu hổ. Vậy là sợi dây nằm trong bàng quang em suốt 3 tháng.
Các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật nội soi vào ngày hôm sau. Kết thúc ca mổ kéo dài 1 tiếng đồng hồ, sợi dây dài 70 cm được rút ra qua đường niệu đạo của bệnh nhi. “Tôi không ngờ một sợi dây dài như thế lại có thể đưa vào bên trong niệu đạo. May mắn là dị vật không gây tổn thương cho bàng quang”, trưởng kíp phẫu thuật cho biết. Hiện tại, Tiểu Hà đang bình phục tốt và dự kiến xuất viện trong thời gian tới.
Các chuyên gia cho biết, trẻ bước vào giai đoạn dậy thì thường trở nên hiếu kỳ hơn về cơ thể. Điều quan trọng là giáo viên, phụ huynh phải giao tiếp và giải thích cho các em hiểu được những thay đổi trong cơ thể, tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc tương tự.