Khoảng 35-75% trong số người bệnh mắc ung thư đầu mặt cổ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ 35-75% trong số người bệnh mắc ung thư đầu mặt cổ. Thể trạng suy kiệt chiếm tỉ lệ cao và gây ra ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng cho người bệnh đang được điều trị.

Ung thư đầu mặt cổ là ung thư phổ biến đứng thứ 6 trong các nhóm ung thư trên toàn thế giới. Dinh dưỡng là yếu tố tiên lượng quan trọng đối với người bệnh ung thư đầu mặt cổ. Thể trạng suy kiệt chiếm tỉ lệ cao và gây ra ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng cho người bệnh đang được điều trị. Chính vì vậy, việc chế độ dinh dưỡng đúng quan trọng vô cùng với người bệnh ung thư.

Nguyên tắc dinh dưỡng.
Theo các khuyến cáo người bệnh cần có năng lượng: 25 – 30 Kcal/kg cân nặng/ngày; Protein: 15-20% tổng năng lượng. Glucid: 60-70% tổng năng lượng. Lipid chiếm 15-20% tổng năng lượng. Cung cấp đầy đủ vitamin- muối khoáng,chất xơ; Lượng nước: 40ml/kg cân nặng/ngày. Lượng muối 6g/ngày , không quá 10g/ngày.
Cân đối bữa ăn hợp lý các thành phần: protein, lipid, glucid. Tránh bỏ bữa.

khoang 35 75 trong so nguoi benh mac ung thu dau mat co bi suy dinh duong 0f8 5734532

Dưới đây là một số gợi ý cho người bệnh tham khảo.

Thực phẩm nên dùng: Người bệnh cần ăn đủ, cân đối các thành phần bao gồm: Gạo, khoai, bún, phở, miến,… Các loại thịt, cá, trứng, sữa…Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3: cá hồi, các chế phẩm từ hạt: sữa hạnh nhân, sữa óc chó,… Dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc,…

Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, A, C, Selen và các chất chống oxy hóa như: cà rốt, giá đỗ, rau ngót, rau muống, bí đỏ, …

Các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, phospho: sữa, phimai, chuối, bơ, cá,…

Các loại quả ngọt như: táo tây, thanh long, nho ngọt, đu đủ chín,…

Thực phẩm hạn chế dùng

Người bệnh nên chú ý hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn hoặc nhiều dầu mỡ như : các món thịt nướng, thịt hun khói, các món xào, rán, quay… Các đồ ăn cứng, cay, nóng.

Thực phẩm không nên dùng bao gồm: Dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần. Các chất kích thích như bia rượu, nước chè đặc, cà phê và nước ngọt, t.huốc l.á.

Chú ý: Duy trì chế độ ăn giàu năng lượng. Lựa chọn thực phẩm đa dạng. Chế biến thanh đạm, mềm, lỏng, dễ nuốt: cháo, bún , phở, soup, sữa, sinh tố,…

Chia thành nhiều bữa trong ngày 6-8 bữa/ngày.

khoang 35 75 trong so nguoi benh mac ung thu dau mat co bi suy dinh duong bda 5734532

Bệnh nhân ung thư cần uống đủ nước để giảm các biện pháp khô miệng trong quá trình điều trị.

Do bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, thay đổi khẩu vị, khó nuốt, khô miệng, cứng hàm,… nên cần sử dụng thực phẩm lành mạnh, ưu tiên thực phẩm ưa thích, ăn cùng người thân, trang trí món ăn đẹp mắt,…

Nếu buồn nôn/ nôn cần chế biến món ăn thanh đạm, ít mùi, ít gia vị ,.. Món ăn mềm, lỏng, dễ hấp thu: soup, cháo, bún, phở, sữa, sinh tố, sữa chua,… Sử dụng gừng tươi/ trà gừng, uống đủ nước 40ml/kg/ngày; ăn nhiều bữa trong ngày.

Ở giai đoạn hạ bạch cầu/ tiểu cầu/hồng cầu: Làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, c.hảy m.áu ở bệnh nhân ung thư. Giải pháp đối với chế độ ăn lúc này là cần cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giàu năng lượng: Thịt, cá, trứng sữa. Tăng cường thực phẩm giàu sắt, vitamin C, K, A,… tăng sức đề kháng: thịt bò, gan, tiết, cam, bưởi,…Thực phẩm có tính kháng khuẩn: rau diếp cá, rau húng, tía tô, gừng,…

Nếu bệnh nhân khô miệng, cứng hàm, sưng, đau, nhai khó, khó nuốt,…: cần ăn thức ăn mềm, lỏng: cháo, soup, sữa, sinh tố,… Làm ẩm thực phẩm bằng nước thịt, nước sốt,… Ngoài ra bệnh nhân nên uống ngụm nhỏ nước mát thường xuyên trong suốt cả ngày. Nhai kẹo cao su không đường (xiliton) giữ ẩm miệng.

Tránh thức ăn khô, cứng, cay (bánh quy khô, các loại hạt khô,..); thức ăn dính như socola, bánh ngọt,…Không dùng thức ăn quá nóng/ quá lạnh.

Ung thư đầu cổ là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh lý ác tính – ung thư xuất phát từ khu vực đầu mặt cổ như môi, lợi, lưỡi, sàn miệng, vòm họng, hạ họng…
Ung thư vùng đầu cổ được chia thành 4 loại cơ bản là ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng, ung thư tai và ung thư tuyến nước bọt.
Ung thư vòm họng là bệnh ung thư phổ biến nhất trong số các bệnh ung thư đầu cổ. Bệnh bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại vòm họng (họng mũi) cơ quan có mặt trước là cửa mũi sau, mặt sau là niêm mạc họng, hai bên là loa vòi nhĩ. Ung thư khoang miệng liên quan đến ung thư phát triển trong bất kì các bộ phận tạo nên miệng. Ung thư miệng có thể xảy ra trên môi, lợi, lưỡi, bên trong lót của má, vòm miệng và sàn miệng. Ung thư tuyến nước bọt ít phổ biến hơn, chỉ chiếm khoảng 3 – 6% trong số ca mắc ung thư đầu cổ. Ung thư tai phát triển từ cấu trúc sâu bên trong tai, trong da của tai.
Ung thư đầu cổ có thể gặp ở nhiều độ t.uổi khác nhau, kể cả người trẻ t.uổi nhưng phổ biến hơn cả ở những người trên 40 t.uổi. Dù chưa giải thích được nguyên nhân tại sao nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp khoảng 2 – 3 lần so với nữ giới.

Đừng để bệnh nhân ung thư suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng

Đối với bệnh nhân ung thư, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư.

Có tới 50 – 80% người bệnh ung thư bị sụt cân và khoảng 30% bệnh nhân t.ử v.ong do suy kiệt cơ thể trước khi t.ử v.ong do ung thư. Do đó, bệnh nhân ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt và tích cực để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng nặng ở bệnh nhân ung thư

Đối với bệnh nhân mắc ung thư, tế bào ung thư chuyển hóa nhanh hơn tế bào bình thường, chúng sử dụng năng lượng một cách phung phí làm cho nhu cầu năng lượng cơ thể tăng lên rất nhiều.

Cơ thể bệnh nhân cũng tiết ra 1 số loại hormon làm cho bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, bao gồm cả những món ăn yêu thích trước kia.

Trong quá trình điều trị như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị làm tổn thương đường tiêu hóa gây khó khăn và đau đớn trong khi ăn uống.

Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân đều cho rằng ăn nhiều sẽ khiến tế bào ung thư phát triển hơn, vì vậy, họ có quan niệm khi bị ung thư là không ăn ngọt, không uống sữa, không ăn thịt, nên chuyển sang ăn chay hoặc chỉ ăn gạo lứt muối mè, thậm chí có người nhịn ăn hoàn toàn dẫn đến không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

dung de benh nhan ung thu suy kiet vi thieu dinh duong cb2 5516233

Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất.

Bổ sung dinh dưỡng thế nào cho đúng?

Rõ ràng nhu cầu về năng lượng của bệnh nhân ung thư tăng cao hơn so với người bình thường, trong khi đó, việc cung cấp năng lượng bị giảm đi, kết quả là bệnh nhân bị suy dinh dưỡng dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.

Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên là phải đảm bảo đủ năng lượng cho bệnh nhân bằng thức ăn mềm, mùi vị dễ chịu, dễ hấp thu, chia ra làm nhiều bữa và phải kiên nhẫn.

Ưu tiên các thức ăn, nước uống bằng con đường tự nhiên, chỉ khi ăn uống thông thường không đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân thì chúng ta mới cần sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng điều trị.

Việc cung cấp đủ dinh dưỡng hay không thông qua những biểu hiện bệnh nhân như: ăn hết được khẩu phần ăn, có sụt ký hay teo cơ không?

Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư hay bất cứ trường hợp nào khác đều cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ về dinh dưỡng: ngũ cốc để cung cấp năng lượng, thịt cá để cung cấp protein, dầu mỡ để cung cấp chất béo, rau quả để cung cấp vitamin và khoáng chất.

Với chế độ ăn kiêng khem loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thậm chí là chỉ ăn 100% gạo lứt, muối mè, trước hết sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng protein (chất đạm). Protein rất cần thiết trong việc xây dựng các cấu trúc trong cơ thể, cần có protein đề xây dựng nên các tế bào mới liên tục thay thế cho các tế bào cũ c.hết đi theo chu kỳ bình thường của tế bào.

Bên cạnh đó, protein còn tham gia các chức năng miễn dịch, các loại hormon. Do đó, khi thiếu đi protein thì cơ thể trở nên rất mệt mỏi và không thể vận hành một cách bình thường được nữa. Với chế độ ăn khắc khổ này thì không chỉ tế bào ung thư c.hết mà tế bào lành cũng c.hết dẫn đến bệnh nhân suy kiệt, thiếu năng lượng và nguy cơ t.ử v.ong cao.

Có rất nhiều cách để can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Bổ sung các loại sữa chuyên biệt, giàu năng lượng cũng giúp cải thiện được dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.

Các loại sữa này có đặc điểm: Năng lượng cao – 1 chai sữa nhỏ có thể bằng 1 đĩa cơm, 1 tô bún, chứa chất dinh dưỡng tương đối đầy đủ, chứa omega-3 chống hiện tượng suy mòn trong ung thư. Tuy nhiên, việc lựa chọn sản phẩm này nên được tư vấn bởi bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Lời khuyên của thầy thuốc
Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư hay bất cứ trường hợp nào khác đều cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ về dinh dưỡng, người bệnh không nên kiêng khem cầu kỳ, loại bỏ hết những thực phẩm giàu dinh dưỡng để áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, uống ngũ cốc… để t.iêu d.iệt tế bào ung thư.

ó là quan điểm sai lầm, dinh dưỡng hợp lý là yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào thành công của điều trị. Tùy từng người, từng bệnh ung thư lại có những yếu tố khác nhau, do đó, người bệnh ung thư nên gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn, trao đổi và thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho riêng mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *