Các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương vừa phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội phẫu thuật lấy thai cho sản phụ bị thông liên nhĩ, tăng áp phổi, suy tim.
Bài Viết Liên Quan
- Nuôi dưỡng thành công ca tam thai sinh non hiếm gặp
- Hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi là gì?
- Vì sao thuốc huyết áp lại gây khô mắt?
Mang trong mình căn bệnh thông liên nhĩ, tăng áp phổi và suy tim, chị N.T.V. 23 t.uổi, trú tại Mỹ Thượng, Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội không tin mình lại có thai lần 2.
Lần 1 là vào năm 2019, chị đẻ thường tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ. Sau đẻ thường 7 tháng, chị thường xuyên cảm thấy khó thở, nhất là khi phải leo cầu thang. Hai vợ chồng chị đã đi khám và bác sĩ thông báo chị bị thông liên nhĩ, tăng áp phổi, suy tim. Sau đó, chị đã có 1 đợt điều trị tại Bệnh viện tim Hà Nội, đã bít 1 lần nhưng không thành công.
Đến một ngày chị phát hiện ra mình mang thai và từ đó đến nay, chị không điều trị gì về tim mạch, cũng không đi khám thai định kỳ mà chỉ siêu âm tại bệnh viện huyện.
Ngày 6/1, chị được chuyển từ Bệnh viện đa khoa Thu Cúc sang Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu khi thai được 38 tuần t.uổi.
Hệ thống hội chẩn liên viện giữa Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện Tim Hà Nội được kích hoạt và các thầy thuốc đã quyết định chuyển chị sang Bệnh viện Tim Hà Nội, chuẩn bị sẵn sàng cho ca mổ lấy thai đồng thời hồi sức tim mạch.
Sáng ngày 8/1, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cùng một kíp các bác sĩ sản khoa, gây mê, sơ sinh đã trực tiếp sang Bệnh viện Tim Hà Nội để phẫu thuật lấy thai cho sản phụ.
Hai bên bệnh viện đã hội chẩn kỹ càng lần cuối, đ.ánh giá các chỉ số lâm sàng diễn biến trong 2 ngày cấp cứu hồi sức để sẵn sàng xử lý các tình huống diễn ra trong ca mổ. Điều mong mỏi cũng là ưu tiên số 1 của các bác sĩ là sự bình an của người mẹ và em bé chào đời mạnh khỏe.
Với nỗ lực của tập thể chuyên gia, y bác sĩ, một b.é g.ái nặng 2.800 gram đã cất tiếng khóc chào đời sau đó và được đưa về Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương chăm sóc, theo dõi.
Hiện, sức khỏe của bé hoàn toàn bình thường. Còn sản phụ đang điều trị sau phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Hà Nội sức khỏe cũng tiến triển tốt.
Mẹ chồng không cho con dâu uống thuốc khi mang thai vì sợ ảnh hưởng đến cháu, hậu quả đau xót đến nghẹn lòng
Vì không sử dụng thuốc mà bác sĩ kê nên Tiểu Dương phải chịu đựng những cơn ngứa khủng khiếp trên cơ thể. Nhưng như thế vẫn chưa phải điều đáng sợ nhất.
Người già là người của thế hệ trước, vì thế họ có nhiều quan điểm và suy nghĩ rất thiếu căn cứ khoa học. Nếu những bà bầu trẻ nghe theo mà không có sự chọn lọc, thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bản thân lẫn em bé trong bụng.
Tiểu Dương (Trung Quốc) kết hôn khi mới 23 t.uổi, độ t.uổi vẫn còn rất trẻ. Vì thế khi mang thai cô không có kinh nghiệm và hiểu biết, mọi vấn đề đều hỏi ý kiến của mẹ chồng.
Vốn dĩ Tiểu Dương đã học tập được một số kiến thức tại khóa học t.iền sản của bệnh viện, cô dự định sẽ đi thăm khám định kỳ và nhờ bác sĩ tư vấn thêm. Thế nhưng mẹ chồng cô lại cho rằng việc khám thai là điều không cần thiết, vừa tốn kém t.iền bạc và thời gian. Thậm chí siêu âm còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, chỉ cần ở nhà ăn uống tẩm bổ tốt là em bé sẽ phát triển khỏe mạnh.
Nghe mẹ chồng nói vậy Tiểu Dương liền vâng lời. Đến khi mang thai được 5 tháng thì cô bị ngứa khắp người. Tiểu Dương đến bệnh viện kiểm tra thì được bác sĩ kết luận rằng cô mắc chứng ứ mật thai kỳ và kê cho cô một số loại thuốc uống, bôi ngoài da.
Tiểu Dương đi khám bệnh về nhưng mẹ chồng cô không cho con dâu uống thuốc. (Ảnh minh họa)
Về đến nhà mẹ chồng cô vừa nghe tin con dâu phải uống thuốc thì lập tức phản ứng rất gay gắt. Bà bảo thời gian mang thai phải tránh tuyệt đối không được uống bất kỳ loại thuốc nào. Phần vì mẹ chồng cấm đoán, phần vì nghe nói sẽ ảnh hưởng đến con nên Tiểu Dương đã vứt những loại thuốc ấy đi.
Vì không sử dụng thuốc mà bác sĩ kê nên Tiểu Dương phải chịu đựng những cơn ngứa khủng khiếp trên cơ thể. Nhưng như thế vẫn chưa phải điều đáng sợ nhất. Khi mang thai đến tuần thứ 29 thì tiểu Dương bị sinh non. Em bé quá yếu ớt và phổi chưa phát triển hoàn thiện nên đã t.ử v.ong ngay sau khi sinh.
Sau khi hỏi han cặn kẽ, bác sĩ kết luận nguyên nhân gây sinh non ở Tiểu Dương chính là chứng ứ mật thai kỳ của cô. Do cô không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cũng không đi thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé nên không kịp thời ngăn chặn được những nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi.
Sau khi biết rõ nguyên nhân, gia đình Tiểu Dương vô cùng đau xót và hối hận vì những suy nghĩ chủ quan và thiếu khoa học của mình. Qua câu chuyện đau lòng này các bà mẹ cần hết sức lưu ý phải đi thăm khám và siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ. Để theo dõi sát sao sức khỏe cả mẹ lẫn bé, hạn chế và phòng ngừa tối đa được những nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.
Ứ mật thai kỳ là gì?
Mật là chất dịch lỏng màu vàng – xanh có chức năng tiêu hóa mỡ. Mật được sản xuất bởi gan và dự trữ trong túi mật. Từ túi mật mật được bài tiết qua ống mật chủ vào tá tràng. Mật có thành phần là cholesterol, muối mật và sắc tố mật là bilirubin.
Các hormon thai kỳ có thể ảnh hưởng đến chức năng của túi mật. Trong một vài trường hợp việc mang thai có thể làm chậm lại việc bài tiết mật hay thậm chí làm tắc mật. Khi lượng mật bị tích tụ trong m.áu quá nhiều, hiện tượng này gọi là ứ mật thai kỳ.
Các biến chứng của ứ mật thai kỳ
Đối với người mẹ
Phụ nữ mang thai có thể gặp phải một số vấn đề trong việc hấp thụ các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và bị ngứa dữ dội, thường là trên bàn tay và bàn chân hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Chứng ứ mật thai kỳ có thể khiến bạn cực kỳ khó chịu nhưng không gây nguy cơ lâu dài cho người mẹ mang thai. Nguy cơ lớn nhất đối với người mẹ là khả năng tái phát ở lần mang thai sau.
Ứ mật thai kỳ gây ngứa dữ dội cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
Đối với đ.ứa t.rẻ
Nếu người mẹ mắc chứng ứ mật thai kỳ, thai nhi có thể phải đối mặt với những nguy cơ sau:
– Nguy cơ trẻ bị đẻ non sẽ tăng lên đáng kể và các chuyên gia vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân.
– Nguy cơ khi trẻ hít phải phân su trong quá trình chuyển dạ và sinh nở dẫn tới chứng khó thở của trẻ sơ sinh.
– Nguy cơ t.ử v.ong cho thai nhi ở giai đoạn cuối thai kỳ cũng cao hơn nếu người mẹ bị mắc chúng ứ mật.
Các bác sĩ thường chỉ định cho người mẹ sinh con sớm hơn trong trường hợp người mẹ bị ứ mật thai kỳ để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho thai nhi.