Số ca bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng không tăng so thời gian trước, nhưng số ca bệnh nặng buộc phải nhập viện lại tăng cao.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu các bệnh về hô hấp, đặc biệt trong những ngày nhiệt độ thay đổi, xuống thấp đột ngột, phụ huynh không nên tự mua thuốc điều trị mà phải đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn, tránh bệnh quá nặng mới đưa vào bệnh viện.
Bài Viết Liên Quan
- Các triệu chứng cảnh báo thừa vitamin D
- 4 nhóm thực phẩm cần ăn đủ để tăng cường sức đề kháng
- Người mắc bệnh gan cần lưu ý giữa mùa dịch ?
Nhiệt độ xuống thấp đột ngột, nhiều ca bệnh nhi nhập viện.
Ghi nhận của phóng viên Nhân Dân điện tử sáng 14-1, tại Khoa Khám đa khoa – Cấp cứu, Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, số ca bệnh nhi đến khám bệnh không nhiều, nhưng phần lớn các cháu nhỏ đều bị nhiễm các bệnh nặng về đường hô hấp, ho, khó thở, quấy khóc.
Bắt chuyến xe sớm từ huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi từ sáng sớm để kịp có mặt tại bệnh viện, đưa con đi khám, chị Đoàn Thị Thành, mẹ bệnh nhi Hồ Bảo Nguyên (trú xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), cho biết: “Con tôi đau hơn 10 ngày nay và đã khám bác sĩ tư ở Quảng Ngãi, uống thuốc nhưng không bớt, nên sáng nay tôi bắt xe đò từ sớm, đưa cháu ra đây. Cháu ho nhiều, sổ mũi, khó thở, thở gấp, cháu được 16 tháng t.uổi. Lúc mới sinh cháu cũng bị đường hô hấp, đến nay, mỗi khi thời tiết lạnh, cháu lại bị, đợt này lạnh quá cháu bị nặng hơn”.
Sau khi các bác sĩ Khoa Khám đa khoa-Cấp cứu thăm khám bệnh cho cháu Hồ Bảo Nguyên được chuyển nhập viện, cấp cứu vì khó thở, thở dốc.
Bệnh nhi Hồ Bảo Nguyên (trú xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) nhập viện cấp cứu do sốt cao, ho và thở dốc.
Tại Khoa Hồi sức nhi, Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, số bệnh nhi mắc bệnh hô hấp điều trị tăng cao. Đang chăm sóc cháu ngoại ba tháng t.uổi vừa nhập viện cấp cứu chiều 13-1, bà Lê Thị Thu Thảo (trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết: Hôm qua khi cháu bị sốt cao, gia đình có đưa cháu đi bác sĩ tư để khám nhưng bác sĩ yêu cầu đưa cháu đến Bệnh viện Phụ sản-Nhi vì cháu bị viêm phổi nặng, ho sốt. Cháu vào chiều qua và hiện tại đang được chăm sóc, theo dõi đặc biệt”.
Theo TS, BS Nguyễn Thị Kim Phương, Khoa Khám đa khoa-Cấp cứu, những ngày qua, số ca bệnh đến khám không tăng nhưng số ca bệnh nhi nặng buộc phải nhập viện điều trị lại tăng cao. Bệnh nhi bị các bệnh về hô hấp như viêm phổi, hen phế quản.
“Thời tiết lạnh đột ngột, trẻ dễ bị ốm, biểu hiện của các trẻ nhiễm các bệnh do hô hấp thường sốt, ho, khó thở. Nhiều trẻ ít có biểu hiện nhưng mệt mỏi và nếu không được khám, điều trị kịp thời thì dễ lên cơn co giật, gây các biến chứng n.hiễm t.rùng huyết, viêm màng não, suy hô hấp cấp có thể dẫn đến t.ử v.ong. Các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi con có các dấu hiệu bệnh. Phải luôn giữ ấm cho trẻ, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, cho trẻ uống nước đầy đủ. Đặc biệt không nên tùy tiện mua thuốc tự điều trị cho trẻ và về lâu dài, nên tiêm đầy đủ các loại vaccine cho trẻ theo từng độ t.uổi”, bác sĩ Kim Phương nhấn mạnh.
Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám khoảng 1.000 lượt bệnh nhi, trong đó có 1/3 ca bệnh nhi mắc các bệnh về hô hấp.
Hiện, Bệnh viện Phụ sản-Nhi thực hiện nghiêm ngặt quy trình phân luồng khám chữa bệnh phòng, chống dịch Covid-19. Tất cả người dân đến khám, liên hệ công tác tại bệnh viện đều buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt sự hướng dẫn của các bác sĩ, khai báo y tế đầy đủ, đeo khẩu trang, đứng chờ giãn cách, rửa tay sát khuẩn.
Tại Khoa Khám đa khoa-Cấp cứu, BS Kim Phương cho biết, các y, bác sĩ vừa khám bệnh cho bệnh nhân vừa tiến hành sàng lọc các bệnh nhân có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, không chủ quan, lơ là trong thực hiện nhiệm vụ kép tại bệnh viện, bảo đảm chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Việt Nam vẫn ‘đứng top cao’ về tỷ lệ người mắc bệnh lao
Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người c.hết do lao.
Chăm sóc bệnh nhân lao phổi – ảnh TTXVN
Ngày 12/1/2020, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu y tế – dân số, Chương trình phòng chống lao, phòng chống bệnh phổi và tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản năm 2020.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, ông Lê Thành Phúc cho biết mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm qua hai cuộc điều tra năm 2017 so với 2007 và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam đã có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người c.hết do lao. So sánh với đại dịch COVID-19 năm 2020 vừa qua có số ca t.ử v.ong là 35 ca thì t.ử v.ong do hen gần 3.700 người.
Ông Lê Thành Phúc – Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết tỷ lệ bệnh lao ở Việt Nam vẫn còn cao – Ảnh Đức Thảo
Trong tháng 10/2020, bệnh viện đã triển khai chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, quản lý người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phế quản (BPTNMT& HPQ) tại 14 xã, phường/7 quận, huyện với kết quả 1448 người được đo chức năng hô hấp, phát hiện được 191 trường hợp mắc BPTNMT, 29 người mắc HPQ, 42 người có hội chứng chồng lấp ACO. Bệnh viện Phổi đã thực hiện cấp thuốc liệu trình 01 tháng cho 185 bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng thuốc và tái khám tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Được biết, kế hoạch chiến lược Quốc gia về chấm dứt bệnh lao giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 125/100.000 dân, và tăng tỷ lệ phát hiện sớm bệnh nhân lao qua hằng năm, điều trị trên 45% bệnh nhân mắc bệnh lao và kiểm soát hoàn toàn trên 25%.