Mùa lạnh là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những món ngon yêu thích mà không cần đắn đo suy nghĩ.
Bài Viết Liên Quan
- Chàng trai phải cắt 10 cm ruột non vì nuốt móc câu khi ăn cá
- Những ai không nên uống cà phê?
- Mức độ lây lan sốt xuất huyết tại Mỹ Latinh ở mức cao nhất lịch sử
Những thực phẩm chế biến nhiều muối – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tất cả chúng ta đều có xu hướng ăn nhiều hơn một chút trong mùa đông, điều này là bình thường cho đến khi bạn duy trì hoạt động thể chất.
Nhưng một thành phần thực phẩm chúng ta nên tiêu thụ ít hơn trong thời tiết này, đó là muối. Quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề về tim mạch trong mùa đông.
Dưới đây là cách thức và các cách giảm lượng muối ăn vào.
Tại sao chúng ta nên tiêu thụ ít muối hơn trong mùa đông?
Không giống như mùa hè, chúng ta không đổ mồ hôi vào mùa đông. Không tiết mồ hôi làm cho muối bị giữ lại trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp. Những người có tim bơm kém, còn được gọi là rối loạn chức năng LV có xu hướng quá tải chất lỏng, có thể làm tăng nguy cơ suy tim sung huyết trong mùa đông
Dưới đây là những cách dễ dàng để giảm lượng muối vào mùa đông, theo Times of India.
Ăn ít thức ăn chế biến sẵn
Bước đầu tiên để giảm lượng natri của bạn là ăn ít thực phẩm chế biến sẵn. Bánh quy giòn, bánh quy mặn, bữa ăn đông lạnh và xúc xích chắc chắn có thể làm tăng lượng natri của bạn nhiều hơn lượng khuyến nghị hằng ngày. Natri được sử dụng làm chất bảo quản trong các loại thực phẩm này, giúp kéo dài thời hạn sử dụng.
Bỏ bình lắc muối ra khỏi bàn
Cách đơn giản nhất để cắt giảm lượng muối là làm ít muối hơn trong bữa ăn. Bạn chỉ cần lấy bình lắc muối ra khỏi bàn để cắt giảm lượng natri hằng ngày của mình.
Sử dụng gia vị không có muối
Chọn từ một số loại thảo mộc và hỗn hợp gia vị khác nhau, từ tiêu, chanh đến húng quế, tỏi để tăng thêm hương vị cho bữa ăn của bạn. Ăn ít muối không có nghĩa là thức ăn ít hương vị.
Xả và rửa sạch đồ hộp
Đôi khi thực phẩm đóng hộp là không thể tránh khỏi. Nếu bạn mua rau đóng hộp hoặc bất cứ thứ gì khác đóng hộp, hãy rửa thật sạch trước khi nấu. Rửa và để ráo nước có thể giúp loại bỏ nhiều natri trong thực phẩm đóng hộp.
Chọn các lựa chọn ít natri khi đi ăn ngoài
Hầu hết các loại thực phẩm bạn ăn ngoài đều có hàm lượng natri khá cao. Muối làm cho thực phẩm ngon, do đó các đầu bếp có xu hướng sử dụng nhiều. Hãy tìm hiểu những mặt hàng có hàm lượng natri thấp nhất và lựa chọn chúng, theo Times of India.
5 cách ngăn ngừa đau khớp vào mùa lạnh
Đau khớp làm phiền người bệnh trong tất cả các mùa nhưng nó trở nên dữ dội hơn khi thời tiết lạnh.
Đau khớp cổ tay – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Cho dù nó được kích hoạt do các tình trạng sức khỏe như viêm khớp, chấn thương hoặc sau khi tập luyện, nó sẽ bị tổn thương nhiều nhất vào mùa đông. Đau nhức, cứng khớp và sưng tấy ở khớp có thể gây khó chịu và cản trở hoạt động hằng ngày của bạn.
Thời tiết lạnh được biết đến là nguyên nhân làm bùng phát các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Điều duy nhất bạn có thể làm để tự phòng ngừa là tuân theo một số thói quen lành mạnh và thử một số biện pháp khắc phục tại nhà, theo Times of India.
Sau đây là những cách ngăn ngừa đau khớp vào mùa lạnh:
1. Giữ ấm cho bản thân
Tiếp xúc với thời tiết lạnh không chỉ khiến tình trạng đau khớp trở nên trầm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề khác liên quan đến mùa đông. Hãy giữ ấm cho mình trong mùa này. Mặc áo ấm nhiều lớp khi bước ra ngoài.
2. Tắm hoặc chườm nóng bằng parafin
Bôi sáp parafin lên các khớp của bạn hoặc chườm nóng cũng có thể giúp giảm đau cơ. Chúng cứng lại trên da và cơ thể bạn hấp thụ nhiệt, điều này có thể làm dịu các khớp đau nhức.
3. Bổ sung vitamin D
Hãy tăng cường vitamin D cho bạn – SHUTTERSTOCK
Mức độ thấp của vitamin D trong cơ thể cũng có thể làm tăng độ nhạy cảm của bạn. Cố gắng tăng lượng vitamin D của bạn bằng cách dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày.
Bạn cũng có thể bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn uống của mình như đậu bắp, nấm và các sản phẩm từ sữa.
4. Không làm căng cơ
Nếu bạn đang phải đối phó với các vấn đề liên quan đến khớp thì hãy cố gắng không tạo thêm áp lực cho chúng. Tránh nâng vật nặng hoặc hoạt động cường độ cao. Ngoài ra, hãy quan tâm đến chế độ ăn uống và thói quen ngủ nghỉ của bạn.
5. Đừng để tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn
Các biện pháp tự nhiên có thể giúp bạn giảm đau khớp. Trong trường hợp nó không giúp bạn nhiều thì hãy nói chuyện với bác sĩ chỉnh hình hoặc vật lý trị liệu của bạn. Đừng bỏ qua tình trạng bệnh vì nó có thể trở nên tồi tệ hơn, theo Times of India.