Mệt mỏi nhiều, đau ngực, mất ngủ, rối loạn nhịp tim hay đổ nhiều mồ hôi là những dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim trước 1 tháng bạn cần lưu ý.
Bài Viết Liên Quan
- Vắc xin Nano Covax có cả dạng xịt mũi
- Người dân Bỉ kiêng ôm hôn và bắt tay trong mùa dịch corona
- Thai nhi phát ‘tín hiệu SOS’ khi mẹ bầu cứ vô tư ‘nạp’ 4 loại thực phẩm không lành mạnh
Mệt mỏi: Mệt mỏi bất thường là triệu chứng chính báo hiệu cơn đau tim sắp xảy ra. Khả năng dự báo này ở phụ nữ cao hơn nam giới. Biểu hiện là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi tăng nhiều vào cuối ngày dù trước đó không làm việc hay tập luyện quá sức.
Đau bụng: Đau bụng, buồn nôn, đói, đầy hơi là một số triệu chứng sớm cảnh báo bạn có thể gặp cơn đau tim. Các cơn đau bụng này thường xuất hiện thành từng đợt rồi giảm dần trước cơn đau tim khoảng 1 tháng.
Mất ngủ: Mất ngủ cũng liên quan tới việc làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Dấu hiệu này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn. Do đó, bất kỳ khi nào bạn cảm thấy đột nhiên bị mất ngủ, kèm lo lắng và đãng trí cao thì hãy đi kiểm tra sớm.
Khó thở: Đột nhiên khó thở, khó hít sâu và thở mạnh cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đau tim. Người lâm cho tình trạng này thường có cảm giác bị thiếu hơi, không thể hít đủ không khí và luôn cảm thấy chóng mặt, khó thở.
Rụng tóc: Thông thường, triệu chứng này thường gặp ở nam giới trên 50 t.uổi. Nhưng một số phụ nữ khác có thể nằm trong nhóm nguy cơ. Theo các chuyên gia, tình trạng này xảy ra khi nồng độ hormone cortisol trong cơ thể bị tăng quá mức, gây rụng tóc ở đỉnh đầu.
Nhịp tim không đều: Nhịp tim không đều hoặc rối loạn nhịp tìm kèm cảm giác lo lắng, hoảng loạn là dấu hiệu cảnh báo sớm đau tim. Tất cả những gì bạn cần làm là theo dõi nhịp tim của mình, nếu nhịp không đều trong 1 – 2 phút thì bạn cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
Đổ mồ hôi quá nhiều: Đổ mồ hôi nhiều cũng là triệu chứng cảnh báo đau tim. Tình trạng này có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày ở cả nam và nữ khiến nhiều người nhầm lẫn với nóng trong người hay do thời tiết. Người lâm cho tình trạng này thường có cảm giác giống cảm cúm, da đổ mồ hôi nhiều dù nhiệt độ bên ngoài vẫn ổn định.
Đau ngực: Cả nam giới và nữ giới đều có thể xuất hiện cơn đau ngực, cảnh báo cơn đau tim đang đến gần. Những cơn đau ngực này có thể lan rộng và gây khó chịu ở hai cánh tay, hàm dưới, cổ, vai hoặc dạ dày.
Gặp tình trạng khó nói này, coi chừng mắc bệnh tim c.hết người
Bệnh tim mạch là tình trạng các mạch m.áu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể dẫn đến đau tim.
Theo Trường Y Harvard, táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim mạch – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Biết các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh tim là rất quan trọng.
Táo bón có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tim ít người biết.
Theo Trường Y Harvard (Mỹ), táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim mạch, theo Express.
Nếu bị táo bón, có nhiều khả năng sẽ căng thẳng khi đi vệ sinh, từ đó có thể làm tăng huyết áp.
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Trường Y Harvard cho biết, cứ 5 người sẽ có 1 người bị táo bón mạn tính, nghĩa là đi ngoài phân cứng, khô và đau hoặc khó đi ngoài.
Có thể xem là táo bón nếu đại tiện ít hơn 3 lần một tuần. – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí về huyết áp cao Journal of Clinical Hypertension , đã tìm hiểu tình trạng táo bón dẫn đến biến cố tim mạch như thế nào.
Nghiên cứu ghi nhận, táo bón có liên quan đến các biến cố tim mạch.
Những thay đổi đối với hệ vi sinh vật đường ruột do táo bón có thể gây ra xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và gây ra các biến cố tim mạch.
Táo bón gia tăng theo t.uổi và thường cùng tồn tại với các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Ngoài ra, sức căng khi đại tiện làm tăng huyết áp, có thể gây ra các biến cố tim mạch như suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành cấp và bóc tách động mạch chủ.
Cuối cùng, nghiên cứu đã báo cáo, táo bón có liên quan đến các biến cố tim mạch, theo Express.
Nghiên cứu cũng cho thấy trong dân số Nhật bản, những người đại tiện 2 – 3 ngày một lần, có nguy cơ t.ử v.ong do tim mạch cao hơn đáng kể so với những người đi đại tiện hơn 1 lần mỗi ngày.
Một nghiên cứu khác cho thấy, có đến 47% bệnh nhân Nhật Bản nhập viện vì bệnh tim mạch cũng bị táo bón, và gần một nửa trong số này bị táo bón sau khi nhập viện.
Mối liên quan giữa táo bón và các biến cố tim mạch có thể liên quan đến sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.
Lão hóa là một trong những nguy cơ quan trọng nhất đối với cả táo bón và bệnh tim mạch.
Do đó, càng lớn t.uổi, tỷ lệ mắc bệnh táo bón cũng gia tăng song song với bệnh tim mạch.
Các triệu chứng khác của bệnh tim
Các triệu chứng khác của bệnh tim bao gồm:
Đau ngực, tức ngực
Hụt hơi
Đau, tê, yếu hoặc lạnh ở chân hoặc tay nếu các mạch m.áu ở những bộ phận đó bị thu hẹp
Đau ở cổ, hàm, họng, bụng trên hoặc lưng
Thế nào gọi là táo bón?
Trung bình, hầu hết mọi người đi ngoài khoảng 1 lần mỗi ngày. Nhưng mức từ ít nhất là 3 ngày một lần đến nhiều là 3 lần một ngày đều có thể xem là bình thường, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết.
Và đi bao nhiêu lần không quan trọng bằng độ chặt của phân và mức độ cố gắng để tống chúng ra ngoài.
Táo bón tương đối phổ biến và ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa t.uổi.
Có thể xem là táo bón nếu đại tiện ít hơn 3 lần một tuần.
Nếu bị táo bón, cần uống nhiều nước hơn hoặc tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, theo Express.