5 dấu hiệu trong lúc ngủ báo hiệu bạn mắc Parkinson

Parkinson là một bệnh về thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) cho biết, cứ 500 người Anh thì có 1 người bị bệnh Parkinson, và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Theo trang tin Express, chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh thông qua giấc ngủ.

5 dau hieu trong luc ngu bao hieu ban mac parkinson bf1 6179520

Parkinson xảy ra ở người lớn t.uổi. Ảnh SHUTTERSTOCK

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng có tới 2/3 người bệnh Parkinson bị khó ngủ. Những người mắc bệnh Parkinson có thể bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, hoặc mất giấc nhiều lần trong đêm. Nhiều hành vi trong lúc ngủ mơ có thể gây nguy hiểm.

Các dấu hiệu khác bao gồm: buồn ngủ vào ban ngày, khó tỉnh táo, mơ rất sống động tới mức bị ảo giác và kiệt sức sau khi thức dậy. Một số nhà nghiên cứu tin rằng rối loạn hành vi giấc ngủ REM có thể là một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh Parkinson.

Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh Parkinson đều gặp vấn đề về giấc ngủ. Hầu hết những người bị Parkinson bắt đầu phát triển các triệu chứng của bệnh khi họ trên 50 t.uổi. Theo NHS, có 3 triệu chứng chính của bệnh này. Đó là: run rẩy không chủ ý, vận động chậm và cơ cứng, không linh hoạt.

Theo trang tin Express, mặc dù hiện nay y học chưa có cách chữa khỏi bệnh Parkinson, việc chẩn đoán sớm là rất quan trọng để điều trị và chăm sóc người bệnh kịp thời. Người bệnh có thể kết hợp nhiều liệu pháp để giảm triệu chứng, ví dụ như tập thể dục ít nhất 2.5 giờ/tuần.

Người đàn ông mắc bệnh Parkinson 30 năm đàn hát tặng bác sĩ sau ca mổ

Mắc bệnh Parkinson và phải dùng thuốc gần 30 năm, trong đó có 15 năm trở nặng, người đàn ông 61 t.uổi trở lại cuộc sống bình thường sau ca phẫu thuật cấy vi điện cực.

Ông đã quay clip đàn hát gửi tặng các bác sĩ đã giúp mình.

nguoi dan ong mac benh parkinson 30 nam dan hat tang bac si sau ca mo 26a 6159075

Bệnh nhân được các bác sĩ quyết định phẫu thuật bằng cách đặt điện cực kích thích não sâu – một phương pháp điều trị Parkinson kỹ thuật cao – Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Tối 16-11, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết vừa phẫu thuật thành công một bệnh nhân nam 61 t.uổi mắc bệnh Parkinson khoảng 30 năm nhờ phẫu thuật cấy vi điện cực.

Ông khởi bệnh từ trẻ, biểu hiện run tay và được chẩn đoán bệnh Parkinson, phải dùng thuốc gần 30 năm qua. Bệnh của ông trở nặng khoảng 15 năm nay, gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Ông phải dùng thuốc mỗi 2 giờ/lần nhưng triệu chứng cải thiện không nhiều và cũng gặp nhiều tác dụng phụ của thuốc. Người thân phải hỗ trợ ông hoàn toàn trong sinh hoạt hằng ngày.

TS.BS Phạm Anh Tuấn – trưởng khoa ngoại thần kinh – cho biết đây là trường hợp đặc biệt, bệnh khá nặng và lâu. Sau nhiều lần hội chẩn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân bằng cách đặt điện cực kích thích não sâu – một phương pháp điều trị Parkinson kỹ thuật cao.

“2 vi điện cực sẽ được đưa vào các nhân não ở sâu và kết nối với 1 máy kích thích để điều chỉnh các triệu chứng của bệnh. Giống như máy tạo nhịp tim, khi kích thích, dòng điện sẽ theo dây dẫn vào điện cực, tác động vào nhân não. Sau mổ, các triệu chứng run, chậm chạp và cứng đờ của bệnh nhân đã cải thiện rất tốt. T.uổi thọ của thiết bị này khoảng từ 5 – 10 năm”, TS.BS Anh Tuấn thông tin.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân quay lại cuộc sống bình thường, có thể tự thực hiện các hoạt động hằng ngày như ôm cháu nội, đi lại và đặc biệt là có thể đàn, hát.

Bệnh nhân chia sẻ bản thân rất say mê đàn hát nhưng vì bệnh mà gần 20 năm qua không thể đụng vào cây đàn, giờ đây ông đã có thể đàn hát và quay clip gửi tặng các bác sĩ đã điều trị, phẫu thuật cho mình.

Các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết Parkinson là một căn bệnh thường gặp ở nhóm người cao t.uổi, làm thoái hóa các tế bào não của hệ thần kinh trung ương, chỉ sau bệnh Alzheimer.

Tại Việt Nam, theo một số thống kê, tỉ lệ mắc Parkinson khoảng 1% dân số. Triệu chứng khởi đầu thường kín đáo, không điển hình như vô cảm, mệt mỏi, ít linh hoạt nên thường bị nhầm với trầm cảm.

Có 80% trường hợp có dấu hiệu run, đặc biệt là run tay. Ngoài ra các triệu chứng khác cảnh báo bệnh này là khởi động chậm, khó khăn, đi bước nhỏ, khó vượt qua bậc cửa và rất dễ ngã; khó nói, thường bị lắp các từ cuối; chữ viết không đều, nhỏ, viết chậm; hạ huyết áp tư thế đứng…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *