Chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều protein và nhiều chất xơ được khuyến khích cùng với việc tập luyện thường xuyên để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Có nhiều loại rau có chỉ số đường huyết thấp, có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường.
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (GI) cung cấp ý tưởng về tốc độ glucose được giải phóng từ một loại thực phẩm cụ thể trong m.áu.
Thực phẩm có thể được phân loại tùy thuộc vào điều này như thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, trung bình và cao.
Ngoài chỉ số Gl, lượng đường huyết của thực phẩm cũng rất quan trọng, đó là tốc độ giải phóng đường từ tổng lượng carb có trong phần thực phẩm được tiêu thụ.
2. Phân loại thực phẩm theo chỉ số đường huyết?
Đo đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thực phẩm có GI dưới 55 được gọi là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Thực phẩm có GI từ 56-69 được gọi là thực phẩm có chỉ số đường huyết vừa phải.
Thực phẩm có GI trên 70 là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Dưới đây là 5 loại rau có chỉ số đường huyết thấp (dưới 55).
3. Bắp cải (10)
Bắp cải rất giàu sulforaphane, kaempferol và các chất chống oxy hóa khác. Nó cũng có chất xơ không hòa tan, đóng vai trò như một loại t.iền sinh học và hỗ trợ các chức năng tiêu hóa và miễn dịch.
Nó cũng rất giàu vitamin K còn được gọi là yếu tố đông m.áu.
Vì vậy, bắp cải nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng m.áu.
4. Bông cải trắng (10)
Bông cải trắng (còn gọi là súp lơ) rất giàu chất chống oxy hóa, isothiocyanates và glucosinolate, có đặc tính mạnh và chống viêm.
Chất xơ không hòa tan trong nó giúp thúc đẩy cảm giác no.
Bông cải trắng rất giàu choline, giúp sản xuất chất dẫn truyền thần kinh và phát triển trí não.
5. Cà chua (15)
Cà chua có nhiều chất xơ, nhiều lycopene và vitamin C, là một chất tăng cường miễn dịch tuyệt vời.
Cà chua. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cà chua là một nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp.
Tuy nhiên, bệnh nhân thận nên tiêu thụ cà chua ở mức độ vừa phải.
6. Đậu bắp (20)
Đậu bắp (bhindi) rất giàu chất xơ, vitamin C, axit folic, carotenoid và magiê. Nó giúp duy trì mức homocysteine thấp, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành bệnh thần kinh.
Chất xơ cũng giúp duy trì kiểm soát đường huyết tốt trong bữa ăn.
7. Đậu cô ve (15)
Đậu cô ve (French beans) rất giàu vitamin C, chất xơ, vitamin K và axit folic. Vitamin K hỗ trợ sự hấp thụ canxi trong xương và giảm bài tiết canxi qua nước tiểu, theo Times of India.
Người bị tiểu đường nên tránh và nên ăn những loại thịt nào ?
Thịt cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Nhưng với người mắc bệnh tiểu đường, không phải loại thịt nào cũng tốt.
Một số loại thịt họ cần phải hạn chế ăn.
Với người mắc tiểu đường loại 2, họ cần phải tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những chất béo không có lợi này sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong m.áu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo Medical News Today.
Người mắc tiểu đường loại 2 nên ưu tiên ăn các loại thịt nạc, tránh các loại thịt có nhiều mỡ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong các loại thịt thì thịt ít cholesterol nhất chính là thịt nạc. Thịt nạc là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân vì thịt nạc ít mỡ.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn các loại thịt nạc và thịt ít mỡ. Thịt nạc là loại thịt có hàm lượng cholesterol rất thấp, chẳng hạn như ức gà, đùi gà, thăn bò, thăn heo.
Trong khi đó, với thịt ít mỡ, những người mắc tiểu đường loại 2 vẫn có thể ăn nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Loại thịt ít mỡ này là thịt bò xay, sườn heo, cốt lết, thịt cừu, bê thui, cánh gà và những bộ phận khác của gà nhưng phải bỏ da, một số nội tạng động vật như gan, tim và cật.
Những loại thịt mà người tiểu đường loại 2 cần tránh là thịt có hàm lượng chất béo và calo cao. Cụ thể, đó là những loại thịt có từ 30 gram chất béo và 350 calo trong 100 gram thịt trở lên. Đây là những loại thịt có nhiều mỡ như ba rọi, thịt xay.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường loại 2 cũng cần tránh các loại thịt chế biến như thịt nguội, thịt xông khối, thịt hộp, xúc xích, thịt gà hay vịt có da, gà rán, thịt chiên.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Người bệnh có thể thay thế một phần thịt trong khẩu phần ăn bằng cá, đặc biệt là các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi.
Một số nghiên cứu cho thấy các loại cá giàu axit béo omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị mọi người nên ăn cá ít nhất 2 bữa trong tuần.
Ngoài ra, một chế độ ăn nhiều thực vật cũng rất có ích cho người tiểu đường. Các chuyên gia khuyến cáo họ hãy ưu tiên ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu hay sản phẩm làm từ đậu như sữa đậu nành, đậu hủ, theo Medical News Today.