Thuốc trị COVID-19 miễn phí được rao bán giá ‘cắt cổ’

Trong khi thuốc kháng virus đang khan hiếm, nhiều người mắc COVID-19 (F0) cần nhưng không có thì một số người lấy danh nghĩa là bác sĩ, nhân viên y tế rao bán với giá cắt cổ.

thuoc tri covid 19 mien phi duoc rao ban gia cat co 184 6185392

T. đem đến 1 túi zip đựng 4 vỉ thuốc Molnupiravir bán với giá 8 triệu đồng – Ảnh: LÊ PHAN

Gần đây xuất hiện nhiều người rao bán trái phép các loại thuốc kháng virus như Molnupiravir, Favipiravir, Favimol… vốn được kiểm soát đặc biệt, được chỉ định miễn phí cho bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ.

Giao thuốc lúc… 3h sáng

Những ngày cuối tháng 11, khi TP.HCM chỉ còn 2.000 liều Molnupiravir và đề nghị Bộ Y tế xem xét cấp bổ sung 100.000 liều thì trên mạng xã hội, một người đàn ông có tài khoản Facebook V.J. nhận cung cấp thuốc Molnupiravir 400mg với giá 1,2 triệu đồng/vỉ 10 viên, yêu cầu người mua phải đặt ít nhất 4 vỉ mới giao hàng.

Về nguồn gốc, người bán này nhiều lần khẳng định được tuồn ra từ một bệnh viện ở TP.HCM.

“Nói thẳng với chị, hàng này tuồn trong bệnh viện ra, nên đảm bảo uy tín. Hàng cấm bán ở ngoài, nên việc kiểm rất gắt gao” – người này nói. V.J. nói với người có nhu cầu hiện thuốc đang “cháy hàng”, nếu cần gấp phải chuyển t.iền trước qua tài khoản, chờ lúc 3-4h sáng đến trước cổng bệnh viện để giao dịch. Việc lấy thuốc vào giờ này là bởi khi đó thuộc ca trực của “người quen”, mới có thể tuồn thuốc ra ngoài với số lượng hạn chế.

Khi người mua tỏ ra hoài nghi về nguồn gốc của thuốc, V.J. thuyết phục: “Nếu không tin cứ 3-4h sáng chị cứ đến trước cổng bệnh viện, em sẽ gọi người ra đưa, là y tá của bệnh viện đàng hoàng”.

Đồng thời, V.J. liên tục hối thúc “chốt đơn” nhanh: “Mấy thuốc này quản lý thị trường đang kiểm tra gắt lắm, theo đúng luật là các bệnh viện phát cho bệnh nhân COVID-19 chứ đâu được bán. Kiếm được một hộp rất hiếm nên người ta bán giá cao, có mấy vụ nhân viên y tế tuồn hàng ra bị bắt rồi”.

Ngoài Molnupiravir, đối tượng này còn giới thiệu đang bán các loại thuốc khác như Favipiravir, Augmentin 625mg, Favimol 200mg, trong đó Favipiravir giá 10 triệu đồng/hộp.

Lộ diện đường dây buôn thuốc

Một người bán thuốc kháng virus trái phép khác là N.T.T., tự xưng là bác sĩ làm việc tại Bệnh viện đa khoa M.P. (Bình Dương). T. cũng thường đăng bài bán thuốc kháng virus với chiêu thức khá tinh vi.

T. chủ động liên hệ, nhưng không bán trực tiếp, mà hướng dẫn người mua gọi điện cho một bác sĩ tên Hiếu, được T. giới thiệu đang công tác tại một bệnh viện dã chiến ở TP.HCM. “Bạn gọi nói vấn đề của người bệnh, bác sĩ Hiếu sẽ giúp. Bác đó bên chuyên khoa COVID-19. Cứ hỏi bác, đừng nghe ai đồn dùng thuốc gì hết” – T. mở lời.

Chúng tôi liên hệ với “bác sĩ Hiếu”, sau một lúc hỏi thăm tình trạng bệnh, người này “chốt” nên dùng thuốc do mình cung cấp. Cụ thể, thuốc Molnupiravir Hiếu sẽ bán 15 triệu đồng/hộp, còn Favipiravir 2,7 triệu đồng/hộp.

“Tình trạng của bệnh nhân nên xài Molnupiravir, nhưng hiện tại tôi cũng không còn, chỉ còn đúng 1 vỉ duy nhất mà đã có người vừa hỏi” – vị “bác sĩ” Hiếu này cho hay.

“Vì nó là hàng cấm, thuốc của tôi đang giữ là thuốc của Bộ Y tế, thuốc này mà bán ra ngoài công an bắt hết, khổ lắm. Hôm trước tôi ráng lắm mới giữ được 7 hộp” – người này nói và bảo chúng tôi nhắn địa chỉ, khi có hàng sẽ liên hệ.

Chỉ 15 phút sau, vị “bác sĩ” này báo đã có người nhượng lại thuốc Molnupiravir giá 7 triệu đồng/vỉ, và yêu cầu chúng tôi chuyển khoản qua ngân hàng. Nhưng khi người mua yêu cầu gặp mặt, nhận thuốc giao t.iền, “bác sĩ” Hiếu từ chối và ngừng giao dịch.

Khi liên hệ lại với T., T. nói có thuốc và hẹn mang thuốc đến tận nhà người mua để giao dịch. Khoảng 18h ngày 23-11, T. chạy xe biển số Bình Dương, đeo thẻ nhân viên y tế của Bệnh viện đa khoa M.P. đến điểm hẹn.

Đưa cho chúng tôi 1 túi đựng 4 vỉ thuốc Molnupiravir 200mg với giá 8 triệu đồng, T. nói: “Thuốc dành cho người bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, chứ em đợi khi có triệu chứng nặng uống cũng vô ích thôi”.

Ngoài loại thuốc này, T. còn giới thiệu thuốc Favipiravir: “Loại này tôi đưa ra ngoài bán giá 5 triệu/hộp nhưng giờ đã lên bằng giá của thuốc Molnupiravir, do hiếm hàng không thể tuồn ra nữa, chỉ dùng tại bệnh viện thôi”.

Các bệnh viện nói gì?

Trao đổi với T.uổi Trẻ, đại diện Bệnh viện đa khoa M.P. (Bình Dương) xác nhận người có tên T. từng làm việc tại đây trong khoảng 1 tuần và đã nghỉ việc. Trước đó T. cũng từng tham gia hỗ trợ công tác chống dịch ở Bệnh viện dã chiến Thới Hòa.

“Thuốc điều trị COVID-19 được cấp trực tiếp cho bệnh nhân COVID-19, không hề thông qua nhân viên này. Khi đang thử việc tại bệnh viện, nhân viên sẽ được phát một thẻ tạm thời, tuy nhiên do người này đang trong quá trình thử việc mà nghỉ ngang nên chưa thu hồi thẻ lại” – đại diện bệnh viện này nói.

Còn về người bán có nick V.J. nói thuốc được tuồn ra từ một bệnh viện ở TP.HCM, giám đốc bệnh viện này khẳng định bệnh viện chỉ thực hiện nghiên cứu thử nghiệm thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 trong vòng 1 tháng, và hiện nay toàn bộ kết quả cũng như thuốc mẫu đã được gửi về Bộ Y tế. Cụ thể, bệnh viện triển khai nghiên cứu từ đầu tháng 9, nhưng chỉ triển khai cho bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến sử dụng, không nghiên cứu ở cộng đồng.

“Khi nghiên cứu ở bệnh viện dã chiến, tất cả mọi khâu từ lập danh sách, phân phát thuốc đến kiểm kê đều rõ ràng, mỗi bệnh nhân sẽ được phát bao nhiêu viên, không sử dụng sẽ thu về, sẽ không có nhân viên nào được giữ thuốc” – giám đốc bệnh viện trên khẳng định.

thuoc tri covid 19 mien phi duoc rao ban gia cat co 89f 6185392

Thuốc điều trị COVID-19 đăng bán trái phép khắp các hội nhóm trên Facebook – Ảnh: CẨM NƯƠNG

Mới đây, Công an quận Bình Tân đã khởi tố, bắt tạm giam 2 nhân viên y tế và nhân viên kho dược của Trung tâm Y tế quận Tân Phú và Bình Tân về hành vi buôn bán trái phép thuốc điều trị COVID-19. Ngoài ra, Công an TP.HCM khởi tố 1 vụ án, 3 bị can về tội sản xuất, mua bán tân dược giả, thuốc phòng ngừa COVID-19.

Thuốc Molnupiravir dùng có kiểm soát

Thuốc Molnupiravir được Bộ Y tế cung cấp trong chương trình thí điểm điều trị người F0 có kiểm soát. Hiện có 34 tỉnh thành áp dụng Molnupiravir trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước sử dụng Molnupiravir. Để ngăn hành vi trục lợi, ngành y tế nhiều lần khuyến cáo thuốc phải được dùng đúng mục đích, không sử dụng hết phải hoàn trả, tuyệt đối không chia sẻ cho người khác, kể cả người thân. Đặc biệt, người bệnh không triệu chứng thì không sử dụng.

Mạo danh bác sĩ?

Liên hệ với tài khoản Facebook tên B.S.M., chúng tôi được báo giá lên đến 16 triệu đồng/hộp thuốc Molnupiravir 400mg. Qua trao đổi, người này giới thiệu là bác sĩ làm việc tại một bệnh viện ở TP.HCM và từng được phân công đến bệnh viện dã chiến hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19. “Tôi được cấp thuốc này để nghiên cứu và khi điều trị cho bệnh nhân F0 nhiều người trở nặng, không dùng được nên dư ra, mấy bạn dược sĩ nhờ đăng bán giùm cho bệnh nhân có nhu cầu” – ông M. cho biết.

Theo lời ông M., mỗi khi phát thuốc cho bệnh nhân đều phải làm báo cáo, nếu bệnh nhân không sử dụng cũng phải làm báo cáo trả về. Lợi dụng cơ hội đó, thuốc miễn phí đã bị tuồn trót lọt ra ngoài bán với giá đắt đỏ. Ông này tiết lộ: “Thay vì phải làm báo cáo trả lại thuốc thì mình cứ nói bệnh nhân dùng rồi mới trở nặng, đỡ phải làm báo cáo”.

Để giao dịch, ông M. cho số tài khoản ngân hàng mang tên Nguyễn Phú Thành. Theo xác minh, người mang tên này đồng thời quản lý một trang web khám bệnh online, với thông tin cá nhân cụ thể là bác sĩ CKII Nguyễn Phú Thành, làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Tuy nhiên xác minh từ các bệnh viện chuyên khoa nhi của TP.HCM đều không có bác sĩ nào tên Nguyễn Phú Thành.

Chiều 29/11: Có 6 doanh nghiệp trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir; Bến Tre thêm 264 F0 cộng đồng

Bộ Y tế cho biết, có 6 doanh nghiệp trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir; Các tỉnh Quảng Bình, Bến Tre thêm nhiều F0 trong cộng đồng;

Có 6 doanh nghiệp trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir

Đến nay Việt Nam đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc trong điều trị bệnh nhân COVID-19 như thuốc ức chế sự nhân lên của virus: Molnupiravir, Remdesivir, Favipiravir,… Ngoài ra thuốc kháng thể kép cũng đang được đưa vào điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng.

Các thuốc hỗ trợ khác như thuốc ức chế phản ứng miễn dịch (Chất ức chế Interleukin-6, Baricitinib), thuốc chống đông, kháng sinh, kháng nấm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (Xuyên tâm liên) cũng được đưa vào phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19…

Hiện có 6 nhà máy nộp hồ sơ đăng ký thuốc Molnupiravir. Trường hợp Bộ Y tế được UBTV Quốc hội cho cơ chế cấp giấy lưu hành sản phẩm để tháo gỡ khó khăn do quy định tại Điều 56, Điều 87 (khoản 1) và Điều 89 (khoản 1, điểm b khoản 3) của Luật Dược thì các nhà máy trong nước có thể sớm chủ động được nhu cầu thuốc chứa Molnupiravir trong nước.

chieu 2911 co 6 doanh nghiep trong nuoc nop ho so dang ky thuoc dieu tri covid 19 molnupiravir ben tre them 264 f0 cong dong 23c 6181750

Bộ Y tế cho biết, có 6 doanh nghiệp trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir.

Bộ Y tế cũng cho biết chương trình sử dụng thí điểm đưa thuốc Molnupiravir điều trị có kiểm soát F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đã triển khai tại 36 tỉnh/thành phố với số lượng thuốc phân bổ gần 250.000 liều.

Các kết quả báo cáo giữa kỳ cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lệ bệnh nhân có kết quả RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT 30 từ khoảng 70% đến 99%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào t.ử v.ong liên quan đến thuốc.

Quảng Bình: Thêm 16 ca COVID-19 tại cộng đồng

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 28/11 đến 6 giờ ngày 29/11), Quảng Bình ghi nhận thêm 16 ca nhiễm COVID-19 mới, đều trong cộng đồng.

Thống kê của tỉnh Quảng Bình cũng cho thấy từ ngày 7/10- 29/11, Quảng Bình ghi nhận 345 ca dương tính với SARS-CoV-2 là người trở về từ vùng dịch.

Tổng số ca toàn tỉnh Quảng Bình từ trước tới nay hiện là 2.601 ca, trong đó 2.325 ca khỏi, 323 bệnh nhân đang điều trị, 6 ca t.ử v.ong.

Hiện Quảng Bình có 661 trường hợp đang cách ly tập trung, 4.611 trường hợp đang cách ly tại nhà (cả 2 chỉ số này đều tăng so với ngày trước đó).

Thống kê cho thấy hiện có 753.793 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đó 231.434 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Chỉ số này cho thấy tỉnh đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Quảng Ngãi: Thêm 34 ca dương tính với virus SARS-CoV-2

Sáng 29/11, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, tiếp tục ghi nhận thêm 34 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca cộng đồng.

Có 29 ca COVID-19 được phát hiện khi đang cách ly y tế do liên quan tới các F0. Trong đó, có 17 ca ở khu vực phong tỏa tại xã Sơn Linh (Sơn Hà) và tổ 3, phường Trần Hưng Đạo (TP.Quảng Ngãi); 9 ca đang cách ly tập trung và 3 ca cách ly tại nhà.

Ngoài ra còn có 4 ca bệnh về từ các tỉnh, thành phố phía nam, gồm 1 ca cách ly tập trung và 3 ca cách ly tại nhà. Từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 2.710 ca COVID-19.

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa thành lập thêm 2 Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19 tỉnh, nâng tổng công suất giường bệnh điều trị F0 trong toàn tỉnh lên 1.200 giường

Theo đó, UBND tỉnh đã quyết định trưng dụng một phần Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà để thành lập Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh (cơ sở 6), với quy mô 100 giường bệnh nội trú. Đồng thời, trưng dụng Ký túc xá Trường Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quốc – Quảng Ngãi ở TX.Đức Phổ làm Bệnh viện Dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 tỉnh (cơ sở 7), với quy mô từ 100-150 giường bệnh nội trú; đơn vị phụ trách chuyên môn là Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm.

Cả hai bệnh viện này đều có chức năng thu dung, điều trị cho người bệnh COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng, chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh, Trung tâm Chỉ huy Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh, dưới sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế và Sở Y tế.

Bến Tre: Ghi nhận 264 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Từ 18 giờ ngày 28/11/2021 đến 11 giờ ngày 29/11/2021, tỉnh Bến Tre có 278 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 7.354 ca. Trong đó, có 3.381 ca ra viện, 64 ca t.ử v.ong.

Trong số ca mắc, có 258 ca ghi nhận tại cộng đồng trong tỉnh, 14 ca khu cách ly, ngoài tỉnh 6 ca tại cộng đồng.

Đến nay, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bến Tre đạt 96,08% dân số trên 18 t.uổi, trong đó có 65,82% dân số tiêm đủ 2 mũi.

Tỉnh thực hiện cách ly phòng dịch COVID-19 549 trường hợp. Trong đó, có 27 trường hợp cách ly y tế tập trung, 522 cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú. Xét nghiệm PCR 951 mẫu.

Bến Tre lập mới 1 khu cách ly tập trung (Bình Đại). Có 177 tổ tuyên truyền, tuần tra phòng chống dịch. Lực lượng tuần tra, kiểm tra 183 cuộc, nhắc nhở 79 lượt người dân, 20 cơ sở kinh doanh.

Kon Tum: Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho gần 66.000 trẻ từ 12 đến 17 t.uổi

Ngày 29/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, các cơ sở giáo dục trên địa bàn đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 cho gần 66.000 trẻ từ 12 đến 17 t.uổi.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, trẻ trong lứa t.uổi 15-17 t.uổi sẽ được ưu tiên tiêm chủng trước và hạ dần độ t.uổi theo tiến độ phân bổ vaccine của Sở Y tế. Công tác tiêm chủng được thực hiện tại các trường học đủ điều kiện hoặc Trạm Y tế của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Nhà trường và lực lượng y tế sẽ tiến hành khám sàng lọc và phân loại số học sinh đủ tiêu chuẩn; đối với những em có bệnh lý nền hoặc đang điều trị tại bệnh viện, ngành Giáo dục sẽ tổ chức tiêm cho các em tại nơi đang điều trị hoặc bệnh viện cấp huyện, tỉnh để theo dõi và chăm sóc kịp thời.

Trong chiến dịch tiêm chủng lần này, ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Kon Tum đã phối hợp tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại các trường Trung học Phổ thông, Phổ thông Dân tộc Nội trú, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn tỉnh.

Đến hết sáng 29/11, toàn tỉnh đã có 21/38 đơn vị trường học tiến hành tiêm vaccine cho gần 8.500 học sinh. Cụ thể, khối lớp 10 có 2.240 học sinh, lớp 11 có 2.920 học sinh và lớp 12 có 3.323 học sinh, đạt 74,6%.

Để đảm bảo t.rẻ e.m được tiếp cận vaccine một cách an toàn, đầy đủ, các trường học đã tuyên truyền và vận động phụ huynh học sinh ký cam kết đồng ý cho các em được tiêm vaccine.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *