Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đến 34,2 triệu người Mỹ.
Có 3 dạng chính là tiểu đường loại 1, loại 2 và tiểu đường thai kỳ và bệnh có thể xảy ra ở t.rẻ e.m và người lớn. Nếu không được điều trị hoặc không được chẩn đoán, bệnh tiểu đường có thể gây ra đau tim, suy thận, hôn mê và t.ử v.ong.
Kiểm tra đường huyết. ẢNH SHUTTERSTOCK
Thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, đây là dạng phổ biến nhất. Đọc 5 lời khuyên dưới đây để tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường và cách giúp ngăn ngừa căn bệnh này.
1.Những con số biết nói về bệnh tiểu đường
Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế (IDF) tuyên bố rằng 537 triệu người trên thế giới sống chung với bệnh tiểu đường – cứ 10 người thì có 1 người.
Con số này dự kiến sẽ tăng lên rất nhiều, lên 643 triệu người vào năm 2030 và 784 triệu người vào năm 2045. Tính đến nay đã có 6,7 triệu người c.hết vì bệnh tiểu đường, cứ 5 giây lại có 1 người c.hết.
Chủ tịch IDF, tiến sĩ Andrew Boulton, nói với CNN: “Khi thế giới đ.ánh dấu kỷ niệm 100 năm phát hiện ra insulin, tôi ước chúng ta có thể nói rằng chúng ta đã ngăn chặn được làn sóng gia tăng của bệnh tiểu đường. Thay vào đó, bệnh tiểu đường hiện đang là một đại dịch chưa từng có”, theo Eat This, Not That!
2. Covid-19 và bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 2.2021 từ Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn.
“Có tới 40% số người đã c.hết ở Mỹ do Covid-19 mắc bệnh tiểu đường”, tiến sĩ Robert Gabbay, giám đốc khoa học và y tế của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, cho biết.
Tiến sĩ Gabbay nói với CNN: “Có thể có nhiều người phát triển bệnh tiểu đường vì Covid. Rất có thể Covid-19 không phải là thủ phạm”.
Tiến sĩ Gabbay cho biết những bất thường về lượng đường trong m.áu có thể được kích hoạt bởi sự căng thẳng của bệnh n.hiễm t.rùng và các steroid được sử dụng để chống lại chứng viêm Covid-19.
Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2, vi rút gây ra Covid-19, có thể liên kết với các thụ thể ACE2 trong các tế bào đảo của tuyến tụy – cơ quan sản xuất insulin của cơ thể, Boulton và Gabbay nói với CNN.
Tiến sĩ Gabbay cho biết: “Vi rút tấn công các tế bào đó trong tuyến tụy và cản trở quá trình sản xuất insulin của chúng, vì vậy đó có thể là một cơ chế khác”.
“Và những người lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tại bệnh viện, thông qua bất kỳ cơ chế nào, thật đáng buồn là ngày càng tồi tệ hơn”, tiến sĩ Gabbay nói thêm.
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. ẢNH SHUTTERSTOCK
Boulton nói với CNN, “Các nghiên cứu ở Phần Lan cách đây vài thập kỷ cho thấy những người có” lượng đường trong m.áu tăng rất nhẹ “tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên” đã giảm được 54% tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2″.
Ông Boulton nói thêm: “Và nó không cần phải vất vả trong phòng tập thể dục. Tập thể dục hợp lý, đi bộ thay vì đi xe buýt và đi bộ lên cầu thang thay vì đi thang máy, điều đó có thể là một mẹo nhỏ”, theo Eat This, Not That!
4. Thêm trái cây và rau quả
Tất cả chúng ta đều biết rằng ăn trái cây và rau quả là tốt cho bạn, nhưng nó có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
“Hai nghiên cứu gần đây cho thấy rằng thêm khoảng 1/3 cốc trái cây hoặc rau vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn có thể giảm 25% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, trong khi tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt cao hơn, chẳng hạn như bánh mì nâu và bột yến mạch, có thể cắt giảm 29% nguy cơ”, CNN đưa tin.
5. Đừng bỏ qua các buổi khám bệnh
Tiến sĩ Gabbay nói với CNN: “Những người thuyên giảm vẫn có thể có nguy cơ mắc một số biến chứng lâu dài và do đó, họ vẫn cần được theo dõi, bằng các xét nghiệm m.áu hằng quý, kiểm tra mắt và chân hằng năm, và tầm soát bệnh thận và mức cholesterol hằng năm”.
Nếu thấy dấu hiệu này ở móng tay, bạn có thể đang bị tiểu đường
Những bất thường ở móng tay có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh như tim mạch, xơ gan hay tuyến giáp.
Một nghiên cứu mới đây phát hiện bất thường ở móng tay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường.
Nghiên cứu do các nhà khoa học Anh thực hiện, được đăng trên chuyên san Practical Diabetes. Kết quả đã phát hiện mối liên kết bất ngờ giữa móng tay và bệnh tiểu đường, theo Womans World.
Móng tay yếu, dễ gãy có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Móng tay được tạo thành từ một loại protein gọi là keratin và một số mô sống được gọi là liềm móng. Liềm móng có tên như vậy vì nó là phần lưỡi liềm màu trắng trên móng. Tất cả kết hợp với nhau và cấu thành một móng tay chắc khỏe.
Liềm móng cần được cung cấp đầy đủ ô xy và chất dinh dưỡng từ mạch m.áu để giúp móng phát triển và khỏe mạnh. Nếu không, liềm móng sẽ yếu, từ đó khiến móng trở nên giòn và mỏng.
Ở người bị tiểu đường, đường huyết cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương mạch m.áu. Tình trạng này gây rối loạn chức năng liềm móng. Qua thời gian, móng tay sẽ bị suy yếu. Khi đó, bụi bẩn và môi trường ẩm ướt sẽ dễ gây n.hiễm t.rùng móng. Hệ quả sẽ khiến móng yếu, dễ bị cong và gãy.
Một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường ở móng tay là nổi mẩn đỏ quanh móng. Đây là biểu hiện của chứng giãn mao mạch quanh móng. Nguyên nhân là do các mao mạch quanh móng bị tổn thương, tiến sĩ Rowan Hillson, chuyên gia tại Phòng Chăm sóc Sức khỏe và Xã hội Anh (DHSC) và là tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.
Những người tiểu đường nặng thì tình trạng giãn nở mao mạch quanh móng sẽ nghiêm trọng hơn người mới mắc bệnh. Do đó, móng giòn, yếu và xuất hiện mẩn đỏ quanh móng tay, móng chân là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường.
Ở móng chân, tình trạng viêm móng do ảnh hưởng của tiểu đường có thể dẫn đến nấm móng chân. Hệ quả sẽ khiến móng chuyển sang màu trắng bệt, vàng hoặc hơi xanh. Nấm móng cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo quan trọng nhất cùng với tình trạng l.ở l.oét ở chân hay vết thương không lành ở người bị tiểu đường.
Nhóm nghiên cứu lưu ý những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì cần chú ý đến móng tay, móng chân. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần gặp bác sĩ để kiểm tra đường huyết, theo Womans World.