Đó là trăn trở của bác sĩ Trương Hữu Khanh khi nhìn lại những kết quả và bài học của ngành y tế sau khi đại dịch Covid-19 hoành hành tại TP.HCM.
Lập nhóm tư vấn hàng chục nghìn F0
Chia sẻ trong Hội thảo Bảo vệ sức khỏe – Thích ứng an toàn với Covid-19 sáng nay, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, có nhiều vấn đề chưa làm được trong đợt dịch thứ 4 tại TP.HCM.
“Chúng ta đang đặt mục tiêu theo quá nhiều chỉ số. Nhưng thực tế, chỉ số quan trọng nhất là F0 được chăm sóc tinh thần, trong không gian họ cảm thấy thoải mái nhất”, bác sĩ Khanh chia sẻ.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh trong Hội thảo Bảo vệ sức khỏe – Thích ứng an toàn với Covid-19 do báo T.iền Phong tổ chức sáng 24/11.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, sự quá tải của dịch bệnh với người làm truyền nhiễm là hết sức bình thường. Mỗi đợt bệnh ông có thể gặp 1.000 t.rẻ e.m mắc tay chân miệng trong một thời gian ngắn. Nhưng với đợt dịch Covid-19 thứ 4, chính ông cũng không ngờ “lại ghê gớm như vậy”.
“Tất cả chúng ta dốc toàn lực, nhưng không làm được. Vì có lúc chúng ta quá cứng nhắc, không chịu lắng nghe người bệnh cần gì”, bác sĩ Khanh tâm tư.
Ông cũng là một trong những bác sĩ đầu tiên tham gia tư vấn qua tổng đài 1022 cho người dân về Covid-19.
Trước quá nhiều lo lắng, sợ hãi của người bệnh, ông thành lập trang Fanpage tư vấn F0 để hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 với hơn 60.000 thành viên. Bên cạnh đó, còn có 1 nhóm chat sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho F0.
Sau một thời gian ngắn, ông nhận thấy, sự chia sẻ của những người đã khỏi bệnh quan trọng hơn nhiều so với bác sĩ. Trong cuộc chiến này, người bệnh đối mặt với tâm lý cô đơn, bơ vơ, bất lực – đó là diễn tiến chung của F0. Vì vậy, sự chia sẻ của người từng là F0 có giá trị to lớn với F0 đang mắc bệnh.
Ông chia sẻ, trong cuộc chiến này, xã hội, ngành y tế, người dân đã học được nhiều điều. Có những thành quả, nhưng cũng có những điều chưa làm được.
“Những điều chưa làm được trong đợt dịch cũ thì không thể để xảy ra trong đợt dịch mới. Nếu mỗi người cảm thấy chưa làm được gì, thì cần cố gắng làm, người dân sẽ đỡ khổ hơn”.
Thẳng thắn nhìn nhận, ông cho rằng việc phân chia vùng xanh, vàng cam khó có hiệu quả, mà quan trọng nhất chỉ có thể là 5K và vắc xin. “Dù có bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng mà không 5K thì không bao giờ hiệu quả”, bác sĩ Khanh khẳng định.
Phát biểu tại hội thảo, đầu cầu Hà Nội, PGS TS BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết, ngành y tế đang điều trị cho 5.295 bệnh nhân nặng.
Các chuyên gia chia sẻ về những bài học sau đại dịch Covid-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt.
Ông Khuê nhận định, mặc dù dịch bệnh đã qua giai đoạn đỉnh cao, nhưng so với tình hình thế giới hiện nay vẫn đang căng thẳng, nguy cơ trong nước có thể sẽ chưa thể chấm dứt được hoàn toàn.
Do đó, nhiệm vụ số 1 trong giai đoạn hiện nay là thực hiện nghiêm các biện pháp 5K, các biện pháp phòng chống dịch. “Việt Nam luôn hiện hữu nguy cơ làn sóng dịch thứ 5 bùng phát nếu chúng ta buông lỏng cảnh giác”, PGS Lương Ngọc Khuê lo ngại.
Bên cạnh việc điều trị, Tiến sĩ tâm lý Lê Minh Công, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng, Covid-19 dẫn tới gia tăng các vấn đề sức khoẻ tâm thần của người dân trên thế giới. Ước tính khoảng 10-60% dân số có các triệu chứng rối loạn tâm thần, cao gấp 3 lần so với trước dịch Covid-19.
Tuy vậy, các quốc gia vẫn chưa quan tâm đến sức khoẻ tâm thần của người dân. Các rối loạn, vấn đề sức khoẻ tâm thần khởi phát ngay trong dịch như cảm xúc âm tính, nhận thức tiêu cực, trầm cảm, lo âu, hoảng sợ, triệu chứng cơ thể, t.ự s.át…
Các rối loạn tâm thần có thể kéo dài, khởi phát kể cả sau dịch đến 2-9 năm.
Lý do Việt Nam không theo đuổi Zero Covid
Tại hội thảo, GS TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đồng thời là tác giả của ý tưởng 5K khẳng định, việc áp dụng nghiêm khắc 5K sẽ cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Nguyên tắc này cần áp dụng cho cá nhân và tập thể như khu công nghiệp, khu sản xuất, trong tất cả các hoạt động sản xuất.
Theo GS Trần Đắc Phu, Việt Nam đã trải qua 4 giai đoạn dịch. Giai đoạn 1 từ ngày 22/1/2020 đến ngày 5/3/2020, ghi nhận 16 ca nhiễm. Giai đoạn 2 từ 6/3/2020 đến ngày 22/7/2020 ghi nhận 399 ca nhiễm. Ở giai đoạn 3 từ ngày 23/7/2020 đến 26/4/2021, với chủng virus Alpha, Việt Nam có trên 2.000 ca nhiễm.
“Giai đoạn 4 từ ngày 27/4 đến nay, chúng ta có trên 1 triệu ca nhiễm. Sự xuất hiện của chủng Delta khiến nhiều quốc gia không thể trụ được mục tiêu Zero Covid-19, Việt Nam cũng rơi vào tình huống tương tự”, ông nhận định.
GS TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
GS Trần Đắc Phu cho rằng, Việt Nam đã làm rất tốt mục tiêu này ở 3 giai đoạn đầu. Hiện nay, chỉ còn Trung Quốc theo đuổi “Zero Covid”, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và xuất hiện nhiều lo ngại.
Tại Việt Nam, dù 63 tỉnh thành đều ghi nhận ca nhiễm, nhưng các địa phương có nguy cơ khác nhau tùy theo mật độ dân số, mức độ đi lại, khu công nghiệp, khả năng đáp ứng y tế và tỷ lệ vắc xin. Tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong cũng hoàn toàn khác nhau.
Để sẵn sàng ứng phó với nguy cơ dịch bệnh, ngành y tế và các địa phương vẫn chuẩn bị giường bệnh, nhân lực y tế, giường ICU, chăm sóc tốt cho người nguy cơ cao, F0 có triệu chứng nặng. Đặc biệt là khả năng tiếp cận của y tế cơ sở với F0, để đảm bảo F0 được chuyển viện và cấp cứu kịp thời, giảm được t.ử v.ong.
Ông nhấn mạnh: “Nếu vỡ trận dự phòng sẽ vỡ trận điều trị”.
Nhìn nhận lại kinh nghiệm chống dịch những giai đoạn trước, GS Trần Đắc Phu chỉ ra từng nhược điểm khi thực hiện phong tỏa, cách ly. Trước đây, có thời điểm một số nơi “đáp ứng thái quá” gây thiệt hại lớn về kinh tế, có hiện tượng cát cứ. “Có vài ca nhiễm thôi mà phong tỏa cả tỉnh”, ông dẫn chứng.
Ngoài ra, xuất hiện tình trạng ở ngoài phong tỏa rất chặt nhưng ở trong “muốn làm gì thì làm”, dẫn đến không đạt hiệu quả. Rút kinh nghiệm, ông cho rằng, phong tỏa phải thực hiện theo nguy cơ, nguy cơ đến đâu phong tỏa đến đó trong phạm vi hẹp nhất. Tuy nhiên, phải đảm bảo an sinh xã hội, người dân mới có thể chấp hành tốt, kiểm soát dịch hiệu quả.
Chăm sóc, theo dõi và cấp phát các túi thuốc phù hợp cho F0 cách ly tại nhà.
Theo GS Trần Đắc Phu, trong thời điểm hiện nay, cách ly tại nhà là phương án tối ưu. Cách ly tập trung chỉ áp dụng khi F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà. Đồng thời, vắc xin vẫn là giải pháp phòng bệnh bền vững nhất, cần thiết tiêm tăng cường mũi 3 cho các lực lượng tuyến đầu vì sau 6 tháng, hiệu lực có thể suy giảm.
“Chỉ khi nào không thể kiểm soát được dịch bệnh thì mới áp dụng lại giãn cách xã hội. Tuy nhiên, chúng ta không cách ly toàn tỉnh, thành phố cũng không cát cứ mỗi nơi một kiểu mà chỉ nên tạm dừng các hoạt động không thiết yếu”, ông chia sẻ thêm về phương thức ứng xử trong tình hình mới.
TP HCM cần hơn 18 triệu liều vaccine Covid năm 2022
TP HCM xây dựng kế hoạch tiêm mũi tăng cường cho người dân trên địa bàn (6 tháng một mũi), ước tính tổng số hơn 18 triệu liều vaccine Covid-19 trong năm 2022.
Thông tin được đề cập trong công văn do Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam gửi Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hôm 11/11, đề xuất nhu cầu vaccine năm 2022.
Trong hơn 18 triệu liều vào năm sau, dự kiến hơn 14,4 triệu liều tiêm cho người trên 18 t.uổi, hơn 1,5 triệu liều cho nhóm 12-17 t.uổi và hơn 2 triệu liều cho nhóm từ 3 đến 11 t.uổi (hiện nhóm này chưa được Bộ Y tế cho phép tiêm chủng Covid-19 do các hãng còn trong quá trình thử nghiệm).
Ngoài ra, từ nay đến cuối năm, thành phố cần hơn một triệu liều vaccine tiêm mũi 2 cho người từ 18 t.uổi trở lên và tiêm vét mũi một. Trong đó, cần hơn 696.000 liều AstraZeneca; hơn 60.000 liều vaccine Pfizer và hơn 264.000 liều vaccine Vero Cell.
Thành phố cũng cần hơn 2,9 triệu liều vaccine cho t.rẻ e.m (hơn 1,2 triệu mũi 1 và hơn 1,7 triệu mũi 2). Như vậy, tổng nhu cầu vaccine trong tháng 11-12 của TP HCM là gần 4 triệu liều (cho cả t.rẻ e.m và người trên 18 t.uổi).
Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vaccine Pfizer/BioNtech cho học sinh tại trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, ngày 27/10. Ảnh: Thành Nguyễn
Tính đến ngày 31/10, TP HCM đã được phân bổ tổng cộng hơn 14,2 triệu liều vaccine các loại (bao gồm cả nguồn tài trợ). Trong số này, thành phố đã tiêm hơn 13,7 triệu mũi, điều chuyển 900.000 liều cho địa phương khác theo yêu cầu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Hiện thành phố còn hơn 900.000 liều vaccine chưa tiêm.
Hôm 10/11, Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế địa phương, Cục Y tế và Cục Quân y của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, yêu cầu báo cáo số lượng vaccine phòng Covid-19 đã tiếp nhận, đã tiêm và nhu cầu năm 2022. Trên cơ sở nhu cầu chung này, Bộ Y tế lập kế hoạch tiếp cận các nguồn vaccine Covid-19.