Người phụ nữ vỡ thai mất m.áu nặng trong quá trình mổ nhưng dịch Covid-19 khiến ngân hàng m.áu đã cạn.
Trước tình huống khẩn cấp, các y bác sĩ đã cùng nhau hiến m.áu khẩn cấp trong đêm để cứu bệnh nhân.
Đó là trường hợp của chị Đ.T.H. (32 t.uổi, ngụ TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước). Hơn 22h30 đêm 13/12, chị H. nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng hạ vị kèm mệt và choáng, da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh khó bắt, huyết áp tụt mạnh.
Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc mất m.áu do vỡ thai ngoài tử cung. Nhận định đây là một trường hợp nguy kịch, sự sống của bệnh nhân bị đe dọa theo thời gian, các công tác chuẩn bị đều được ưu tiên thực hiện nhanh nhất có thể để can thiệp và chuyển mổ ngay lập tức.
Sau khi hội chẩn kỹ lưỡng, các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước đã lựa chọn phương pháp mổ nội soi thay vì phương pháp mổ hở để giúp bệnh nhân có vết mổ nhỏ, ít xâm lấn, hạn chế tối đa các biến chứng sau mổ và phục hồi nhanh.
Quá trình phẫu thuật, bệnh nhân bị mất m.áu khá nhiều (khoảng gần 3 lít) nhưng lượng m.áu dự trữ tại bệnh viện lại khan hiếm do dịch bệnh. Trước tình huống này, các y bác sĩ cùng nhau hiến m.áu khẩn cấp để tạo ra “ ngân hàng m.áu nóng”, kịp thời truyền giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Sau ca mổ kéo dài 30 phút, bệnh nhân tiếp tục được truyền thêm m.áu. Bốn giờ sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân đã ổn định. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục và có thể xuất viện trong 48h tới.
Nhờ được truyền m.áu kịp thời trong lúc mổ, người phụ nữ qua cơn nguy kịch (Ảnh: BVCC).
Theo bác sĩ điều trị, thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh, làm tổ và phát triển ngoài buồng tử cung. Đây là một trong những cấp cứu sản khoa hàng đầu, vì khi khối thai vỡ ra sẽ gây mất m.áu nhanh chóng, tụt huyết áp trầm trọng, choáng váng, ngất xỉu.
Nếu không phẫu thuật cầm m.áu kịp thời, bệnh nhân dễ dẫn đến hôn mê, suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể và t.ử v.ong.
Các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ nên đi khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi nhận thấy các dấu hiệu như trễ kinh, đau bụng vùng hạ vị, đau một bên, ra huyết â.m đ.ạo bất thường.
Nếu phát hiện sớm thai ngoài tử cung có thể điều trị nội khoa, tránh được cuộc mổ và hạn chế được tai biến.
Các bác sĩ Israel phẫu thuật tách rời thành công một cặp song sinh dính đầu
Ngày 5/9, bệnh viện Soroka ở miền Nam Israel thông báo thực hiện thành công một ca phẫu thuật hiếm giúp tách rời 2 bé sinh đôi dính đầu.
Nhân viên y tế thực hiện ca mổ kéo dài 12 giờ. Ảnh: israelhayom.com
Ca phẫu thuật được thực hiện ngày 2/9 kéo dài 12 giờ với đội ngũ gồm 50 nhân viên y tế của bệnh viện cùng các chuyên gia nước ngoài. Đây là cặp b.é g.ái sinh đôi một năm t.uổi bị dính nhau ở phần đầu phía sau.
Trong những tháng vừa qua, các bé được bệnh viện tiến hành nhiều xét nghiệm và theo dõi y tế chặt chẽ, đặc biệt các chức năng tim mạch, hô hấp trước phẫu thuật. Trong ca phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành tách rời 2 phần não bộ và các mạch m.áu của các em, sau đó phục hồi hộp sọ, các màng não và các mảng da đầu.
Trưởng khoa phẫu thuật nhi khoa của bệnh viện Soroka, bác sĩ Mickey Gideon cho biết ca phẫu thuật được thực hiện “một cách hoàn hảo” đồng thời hy vọng 2 bệnh nhi sẽ phục hồi hoàn toàn.
Những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một số ca phẫu thuật tách các cặp song sinh dính đầu. Năm 2020, hai b.é g.ái tới từ CH Trung Phi đã được các bác sĩ tại bệnh viện nhi Bambino Gesù (Italy) tách rời thành công. Hai em dính nhau ở phần sọ và để tách rời phần này ra, ca phẫu thuật cần 30 bác sĩ, y tá và 18 giờ để hoàn thành.
Trước đó, vào năm 2019, một cặp song sinh Pakistan dính nhau ở phần đầu cuối cùng đã có thể sống độc lập sau ca phẫu thuật 50 giờ với sự tham gia của 100 chuyên gia y tế Anh.