Cứu sống bé sơ sinh 10 ngày t.uổi dị tật tim nguy hiểm

Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) cứu sống bé sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp.

Bất thường tim mạch của bé được phát hiện từ khi là thai nhi hơn 20 tuần t.uổi và được chẩn đoán bị chuyển vị đại động mạch. Đây là dị tật tim nguy hiểm cho trẻ sơ sinh vì ảnh hưởng trực tiếp đến tuần hoàn m.áu nuôi não và các cơ quan. Ngoài ra, bé còn bị n.hiễm t.rùng sơ sinh nặng. Nhờ vào việc điều trị kịp thời và phối hợp chặt chẽ của đội ngũ liên chuyên khoa các bác sĩ BV ĐHYD TP.HCM, bé đã được cứu sống và đến nay đã hồi phục chức năng tim như bình thường.

Phát hiện bất thường sớm ở thai nhi nhờ siêu âm tim thai sàng lọc

Trước đây, đa số bệnh chuyển vị đại động mạch được phát hiện muộn hơn, sau khi bé đã sinh ra đời. Hiện nay, nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán trước sinh và sàng lọc bệnh lý nặng trước sinh, các bác sĩ tại BV ĐHYD TP.HCM có thể chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý phức tạp từ sớm, như trường hợp của em bé này, được phát hiện mắc bệnh tim, chuyển vị đại động mạch trong thời điểm thai mới khoảng 20 – 22 tuần t.uổi.

cuu song be so sinh 10 ngay tuoi di tat tim nguy hiem 188 6274249

Phẫu thuật tim cho bé

Sản phụ 36 t.uổi là mẹ của bệnh nhi sơ sinh này đã cập nhật thông tin, biết cách tầm soát trong giai đoạn thai kỳ. Sau khi siêu âm tim thai cho bé trong thời điểm khoảng 20 tuần t.uổi theo khuyến cáo khám sàng lọc tim thai, các bác sĩ phát hiện và chẩn đoán chính xác và tư vấn đầy đủ cho gia đình.

Cụ thể, bé được phát hiện bị chuyển vị đại động mạch, đây là một bệnh lý tim bẩm sinh nặng. Ở bệnh lý này, hai động mạch quan trọng có chức năng vận chuyển m.áu từ tim đến phổi và đến các cơ quan trong cơ thể không được kết nối như bình thường, chúng bị đảo vị trí nên gọi là chuyển vị.

Tức là khi mắc bệnh này động mạch chủ của bé nối với tâm thất phải, trong khi bình thường nó phải nối với tâm thất trái. Điều nguy hiểm ở đây chính là hai động mạch dẫn hai nguồn m.áu khác nhau để đi nuôi cơ thể. M.áu nghèo ô xy (màu xanh) được cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thay vì đến phổi. M.áu giàu ô xy (màu đỏ) trở lại phổi thay vì cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.

Trong thai kỳ chủ yếu trẻ sơ sinh được hỗ trợ tuần hoàn từ tim của mẹ, nên thai trong bụng mẹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi mắc bệnh này. Nhưng khi em bé chào đời, khiếm khuyết này làm thay đổi tuần hoàn m.áu của cơ thể, nguy hiểm là nếu không được can thiệp sớm chắc chắn bé sẽ t.ử v.ong.

Vì vậy ngay sau khi phát hiện bé có vấn đề bất thường về tim, các bác sĩ sản khoa tư vấn cho sản phụ và gia đình đến gặp bác sĩ tim mạch nhi để được đ.ánh giá và có kế hoạch điều trị cho bé ngay sau khi chào đời.

Phối hợp liên chuyên khoa và khó khăn trong tình hình dịch bệnh

Khi tiếp nhận ca bệnh này, các bác sĩ BV ĐHYD TP.HCM đã rất áp lực vì thời điểm cần tập trung điều trị cho bé, dịch bệnh vẫn đang diễn ra.

Th.S – BS. Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim t.rẻ e.m BV ĐHYD TP.HCM, chia sẻ: “Áp lực đầu tiên khi điều trị cho trường hợp này là bé còn quá nhỏ và các thủ thuật can thiệp bắt buộc phải làm ngay sau khi bé sinh ra, bé này còn bị n.hiễm t.rùng sơ sinh nặng. Trong điều kiện bình thường đã có nhiều nguy cơ, thật không may là thời gian đó lại nằm trong thời gian đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Đặc biệt là thiếu hụt nhân sự khi các bác sĩ của BV ĐHYD TP.HCM đã được huy động phần lớn cho công tác chống dịch. Xác định đây là tình hình cấp bách để cứu sống một sinh mạng, chúng tôi đã cố gắng dùng mọi cách có thể”.

Mặc dù BV ĐHYD TP.HCM trước đây đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp tương tự, nhưng trong tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, việc chuẩn bị cho lần này là rất khẩn trương. Trở ngại lớn nhất là làm sao để huy động đầy đủ đội ngũ nhằm phối hợp điều trị, can thiệp, phẫu thuật và chăm sóc cho bé sau mổ.

cuu song be so sinh 10 ngay tuoi di tat tim nguy hiem 43e 6274249

Phẫu thuật tim cho bé

Để điều trị cho bệnh nhi được diễn ra suôn sẻ nhất, BV ĐHYD TP.HCM phối hợp liên chuyên khoa giữa Trung tâm Tim mạch và Khoa Sơ sinh, ê kíp Gây mê Hồi sức Tim mạch có chuyên môn cao. Từ khi bé chào đời cho đến lúc phẫu thuật và giai đoạn nặng sau mổ đều rơi vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, BV ĐHYD TP.HCM đã linh hoạt điều động nhân sự từ bệnh viện điều trị Covid-19 tham gia cứu sống bé sơ sinh này.

Ngay sau sinh, bắt buộc bé phải có sự hòa trộn m.áu để đủ m.áu nuôi cơ thể. Vì vậy các bác sĩ quyết định phá vách liên nhĩ tạo dòng m.áu trộn trong tim nhằm tăng lượng m.áu đỏ (m.áu giàu ô xy) ra ngoài đi nuôi cơ thể, đảm bảo mức độ ô xy ở mức không quá thấp đồng thời dùng thuốc để duy trì ống động mạch. Các thủ thuật này giúp duy trì nuôi cơ thể trong giai đoạn vừa chào đời và chờ đợi cuộc phẫu thuật cho bé.

Cuộc đại phẫu đầu đời khi vừa tròn 10 ngày t.uổi của bé sơ sinh

Sau khi được can thiệp và hồi sức ngay sau sinh, bé có thêm tình trạng n.hiễm t.rùng sơ sinh nặng, đòi hỏi phải điều trị chống n.hiễm t.rùng tích cực để đảm bảo cho cuộc phẫu thuật.

Mặc dù cuộc phẫu thuật đã diễn ra suôn sẻ như dự kiến nhưng tình hình n.hiễm t.rùng sơ sinh và n.hiễm t.rùng sau mổ đòi hỏi phải được điều trị kéo dài hơn một tháng, rất may mắn bé đã hồi phục, hết n.hiễm t.rùng và xuất viện với một trái tim hoạt động bình thường.

Theo Th.S – BS. Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim T.rẻ e.m, BV ĐHYD TP.HCM, để điều trị hiệu quả cho bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp phải có đội ngũ liên chuyên khoa phối hợp với nhau. Trường hợp của em bé này đã có toàn bộ kế hoạch điều trị chi tiết từ trước sinh, phân công cụ thể khi phối hợp đội nhóm nhiều chuyên khoa. Quan trọng hơn, dù là vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 nhưng BV vẫn đảm bảo được công tác chuyên môn cao, điều động nhân sự hợp lý để đảm bảo chất lượng chăm sóc cho các bệnh lý phức tạp.

Kịp thời cứu sống bé sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp

5 giờ đồng hồ sau khi chào đời, bé Trần Thị B. (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) được cấp tốc chuyển đến Trung tâm Tim mạch T.rẻ e.m, Bệnh viện Nhi Trung ương do mắc bệnh lý tim mạch đặc biệt phức tạp.

Nhờ chẩn đoán trước sinh và sự phối hợp điều trị bằng các phương pháp kỹ thuật cao, các bác sĩ đã kịp thời cứu tính mạng của trẻ.

Theo các bác sĩ, trước đó, tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bé Trần Thị B. được xác định mắc bệnh lý tim mạch phức tạp. Khi hội chẩn liên viện giữa Bệnh viện Nhi Trung Ương và Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, các bác sĩ đã có kế hoạch chuẩn bị cho sự chào đời của trẻ và lên kế hoạch chuyển viện sau sinh.

kip thoi cuu song be so sinh mac benh tim bam sinh phuc tap 1c2 5791533

TS Nguyễn Lý Thịnh Trường cùng đồng nghiệp trong ca phẫu thuật tim.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ đồng hồ sau khi chào đời, trẻ có biểu hiện suy hô hấp, phải thở máy. Các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã cho bệnh nhi sử dụng thuốc Prostaglandin E1 để duy trì ống động mạch rồi sau đó nhanh chóng chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ngày 6/5, 5 giờ sau sinh, trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch: Thở máy, da tái, SpO2 95%, huyết áp 66/49 mmHg. Sau khi siêu âm tim, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch t.rẻ e.m chẩn đoán trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh: Chuyển gốc động mạch, vách liên thất nguyên vẹn, lỗ bầu dục kích thước hạn chế, ống động mạch lớn.

Mặc dù đã được tiến hành hồi sức tích cực nhưng tình trạng cháu bé diễn biến xấu nhanh: Da tím tái, chi lạnh, huyết áp tụt, nhịp tim xu hướng chậm dần, SpO2 giảm nhanh, tình trạng nội môi có toan chuyển hóa.

2 giờ sáng ngày 7/5, bác sĩ trực của khoa Hồi sức Tim mạch đã hội chẩn cùng TS Cao Việt Tùng – Trưởng khoa Điều trị tích cực Tim mạch ngoại khoa. Các bác sĩ nhận định, đây là trường hợp chuyển gốc động mạch đặc biệt hơn so với thông thường. Bệnh nhân có kèm theo ống động mạch lớn, lỗ bầu dục hạn chế nên có tình trạng tăng áp phổi nặng, sớm.

Ngay sau khi hội chẩn, TS Cao Việt Tùng quyết định phá vách liên nhĩ cấp cứu để mở rộng lỗ bầu dục. Sau khi can thiệp, bệnh nhân tiếp tục phải thở máy với oxy nồng độ cao, dùng thêm 2 loại thuốc vận mạch nhưng tình trạng tuần hoàn và hô hấp không đảm bảo do tình trạng c.hảy m.áu phổi nặng.

Ban lãnh đạo Trung tâm đã hội chẩn cấp cứu và quyết định sử dụng phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) nhằm hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn cho bệnh nhân.

kip thoi cuu song be so sinh mac benh tim bam sinh phuc tap f94 5791533

Kịp thời cứu sống bé sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp.

Sau 25 giờ chạy ECMO kết hợp với các thuốc vận mạch và điều chỉnh nội môi, tình trạng hô hấp, tuần hoàn và toan chuyển hóa của bênh nhân đã được cải thiện. Nhận định đây là thời điểm tốt để can thiệp, sửa chữa bệnh lý tim bẩm sinh của trẻ, Trung tâm Tim mạch đã hội chẩn với Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương, do PGS.TS Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện chủ trì và đi đến quyết định tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi.

Ngày 8/5, ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ đồng hồ do TS Nguyễn Lý Thịnh Trường – Giám đốc Trung tâm Tim Mạch T.rẻ e.m là phẫu thuật viên chính đã diễn ra suôn sẻ. Toàn bộ các thương tổn của quả tim được sửa chữa. Chức năng tim phổi của trẻ ổn định ngay sau phẫu thuật, các bác sĩ có thể rút máy ECMO ngay tại phòng mổ.

Qua 1 tuần được chăm sóc hồi sức, cách ly hoàn toàn người nhà, bệnh nhi đã ổn định, được về phòng điều trị cùng mẹ. Hiện tại, sau 19 ngày phẫu thuật, trẻ bú mẹ tốt, tăng cân, tình trạng tim mạch và hô hấp ổn định, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Theo TS Nguyễn Lý Thịnh Trường, từ năm 2010 đến nay, đã có hơn 700 em bé mắc chuyển gốc động mạch được cứu sống tại Trung tâm Tim mạch t.rẻ e.m – Bệnh viện Nhi trung ương. Tỉ lệ phẫu thuật thành công chung ở nhóm bệnh này là 95,7% và trong những năm gần đây là trên 97%, tương đương với tỷ lệ thành công tại những trung tâm tim mạch lớn trên thế giới.

“Số lượng bệnh nhân được phẫu thuật chuyển gốc động mạch tại Trung tâm cũng đưa Bệnh viện Nhi Trung ương trở thành một trong những đơn vị có số lượng bệnh nhân chuyển gốc động mạch lớn trên thế giới chỉ trong một thời gian ngắn. Hầu hết các bệnh nhi sau phẫu thuật đều có cuộc sống và sinh hoạt tương tự như những em bé bình thường khác” – TS Trường chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *