Một số người chưa mắc COVID-19 đã mua thuốc về uống, bác sĩ nói ‘không nên’

Hiện nay có một số gia đình tích trữ sẵn các thuốc dự phòng và chia sẻ cho nhau sử dụng.

Đã có F1 sử dụng corticoid và xuất hiện triệu chứng đau bụng, nóng rát thượng vị. Việc sử dụng thuốc tùy tiện có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

mot so nguoi chua mac covid 19 da mua thuoc ve uong bac si noi khong nen cc2 6227762

Cán bộ y tế phường Ô Chợ Dừa cấp phát túi thuốc A cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà – Ảnh: HÀ QUÂN

Đó là khuyến cáo của bác sĩ Lê Xuân Thắng – khoa nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103. Bác sĩ Thắng cho biết hiện nay, một số gia đình đang tích trữ sẵn các thuốc dự phòng trong đó có corticoid và paracetamol và sử dụng khi không có triệu chứng bệnh.

Gia đình chị T.N.T. (quận Hà Đông, Hà Nội) có 4 người, 1 người đã nhiễm COVID-19. “Chồng tôi nhiễm COVID-19 và điều trị tại nhà. Chồng tôi được cán bộ phường phát túi thuốc A. Do sợ sẽ lây nhiễm nên tôi cũng dùng chung gói thuốc dù không có triệu chứng. Sau đó xuất hiện hiện tượng đau bụng”, chị T. nói.

Sau đó, chị T. đã được bác sĩ Thắng tư vấn dùng thuốc dạ dày để hỗ trợ, tình trạng đã được cải thiện.

Bác sĩ Thắng chia sẻ, những ngày vừa qua, khi tham gia vào nhóm tư vấn cho F0 điều trị tại nhà của các bác sĩ quân y, đã nhận được nhiều cuộc điện thoại nhờ tư vấn với tình trạng bệnh nhân bị đau bụng, nóng rát thượng vị.

“Sau khi thăm hỏi thì được biết F0 không có triệu chứng cũng tự dùng thuốc và chia sẻ cho F1 dùng cùng để dự phòng nhiễm. Việc tự chia sẻ đơn thuốc để dùng chung như vậy rất nguy hiểm”, bác sĩ Thắng chia sẻ.

Theo kinh nghiệm điều trị, bác sĩ Thắng đã từng tiếp nhận bệnh nhân thủng dạ dày do uống paracetamol quá liều. Bởi vậy, việc dùng thuốc phải được hướng dẫn của bác sĩ. Như paracetamol chỉ uống khi sốt trên 38,5 độ C hoặc đau đầu trong thời gian dài. Và chỉ uống mỗi 4-6 giờ một viên paracetamol 500mg.

“F0 khi có triệu chứng hãy xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, F1 chỉ cần thực hiện cách ly tốt và theo dõi sức khỏe, không cần dùng thuốc.

Các gia đình có người nhiễm COVID-19 cần bình tĩnh, không nên chia sẻ các đơn thuốc cho nhau dùng và dùng không đúng có thể gây viêm dạ dày cấp, loét, thậm chí c.hảy m.áu hoặc thủng dạ dày sau dùng corticoid hay hạ sốt, giảm đau không đúng chỉ định.

Chúng ta dự phòng bằng cách thực hiện tốt khuyến cáo 5K, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, có thể bổ sung thêm vitamin C, 3B”, bác sĩ Thắng khuyến cáo.

Theo khuyến cáo của Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2-3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.

Luôn kết hợp các biện pháp khác an toàn hơn để hạ sốt, giảm đau như nới rộng quần áo, chườm, tắm nước ấm, uống đủ nước… Khi bệnh không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Với corticoid là loại thuốc làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Thuốc cũng làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Vì corticoid giúp làm giảm sưng, ngứa, mẩn đỏ và các phản ứng dị ứng, thuốc phải được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh nhân cụ thể, không tự ý sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

F0 ở Hà Nội tăng nhanh, những đối tượng nào được cách ly tại nhà ?

Trước số ca COVID-19 tại Hà Nội tăng nhanh, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã có những giải đáp xung quanh việc cách ly và việc cấp phát thuốc cho F0.

Thưa ông, đến nay, thành phố triển khai việc cách ly F0 như thế nào và quản lý F0 ra sao?

Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích Quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, dựa theo diễn biến tình hình dịch bệnh, thành phố xây dựng Phương án Cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố và chỉ đạo các quận, huyện, thị xã nghiêm túc khẩn trương triển khai thực hiện, đến ngày 16/12/2021 đã có hơn 1.000 trường hợp F0 quản lý, theo dõi tại nhà.

f0 o ha noi tang nhanh nhung doi tuong nao duoc cach ly tai nha dc6 6214857

Việc quản lý F0 được thực hiện như sau:

Về đối tượng áp dụng:

Thứ nhất: Là người nhiễm COVID-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Thứ hai: Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở 20 lần/phút, SpO2 97% khi thở khí trời; không có thở bất thường như: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Thứ ba: T.rẻ e.m trên 3 tháng t.uổi, người lớn 49 t.uổi và chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường; Không đang mang thai.

Thứ tư: Gia đình người bệnh đáp ứng các điều kiện: về cơ sở vật chất, trang thiết bị, yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà như phải là nhà ở riêng lẻ, căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư, phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay, có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân …, phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch và phải được giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo dịch bệnh.

Về thẩm quyền quyết định cách ly tại nhà: Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cấp xã, phường, thị trấn ra Quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế, quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà và cấp giấy xác nhận đã hoàn thành cách ly y tế đối với người nhiễm COVID-19 sau khi đã kiểm tra, xác nhận đảm bảo đủ điều kiện cách ly y tế tại nhà.

Việc cấp phát thuốc điều trị hiện nay như thế nào? Khi người bị nhiễm mong muốn có thuốc phải liên hệ với ai và họ có phải trả phí không, thưa ông?

Hiện nay có 3 gói thuốc:

– Gói thuốc A (gồm có thuốc hạ sốt Paracetamol, thuốc bổ sung vitamin), các túi thuốc này, kèm theo hướng dẫn sử dụng được phát ngay cho người bệnh khi đủ điều kiện điều trị tại nhà và do Trạm Y tế cấp phát.

Túi thuốc B: gồm có thuốc chống viêm Corticoid, thuốc chống đông chỉ được sử dụng trong các tình huống đặc biệt và phải được bác sỹ đ.ánh giá và kê đơn cho bệnh nhân, sử dụng liều duy nhất trước khi chuyển người bệnh (sử dụng trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng)

Túi thuốc C gồm các thuốc kháng Virut: Molnupiravir, Favipiravir, đây là các thuốc chưa được BYT cấp phép lưu hành, phân bổ theo chương trình của Bộ Y tế, sử dụng có kiểm soát, do đó để được sử dụng, người nhiễm Covid – 19 phải được khám sàng lọc, đ.ánh giá và có cam kết đồng ý tham gia chương trình, khi sử dụng thuốc kháng vi rút phải tuân thủ và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế.

Như vậy, việc cấp thuốc cho các trường hợp mắc và được theo dõi quản lý tại nhà là do Trạm Y tế xã phường thị trấn hoặc có thể do Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà (do Chính quyền địa phương thành lập) cấp phát, hiện nay các thuốc trên không phải trả phí nhưng việc cấp phát thuốc phải đúng theo quy định như trên và người bệnh có thể liên hệ với Trạm Y tế để được hướng dẫn cụ thể.

Vậy, trách nhiệm đưa F0 thuộc diện phải đi điều trị là của ai? Vì hiện nay một số phản ánh của người dân cũng như trả lời của y tế cơ sở (y tế phường) cho rằng việc đưa đi điều trị là của 115, phường chỉ có trách nhiệm báo cáo và chờ, thưa ông?

Theo quy định của Thành phố hiện nay việc vận chuyển F0 từ nhà đến các cơ sở thu dung điều trị tầng 1 (với các bệnh nhân nhẹ), vận chuyển bệnh nhân từ các cơ sở thu dung tầng 1 lên các tầng 2 và tầng 3 là do chính quyền địa phương phụ trách. Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 và các đơn vị khác trong ngành y tế của Thành phố sẽ đáp ứng vận chuyển những bệnh nhân nặng trong trường hợp quận, huyện, thị xã quá tải.

Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý F0 tại Hà Nội được triển khai ra sao? Hiệu quả thế nào, thưa ông?

UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin truyền thông xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi F0 tại nhà. Cùng với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế đã phối hợp với đội ngũ y bác sĩ, các chuyên gia phần mềm để xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi F0 trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định về phân tầng, theo dõi, quản lý F0 tại nhà của Bộ Y tế.

Sở Y tế đã triển khai thí điểm tại quận Long Biên, triển khai tập huấn cho toàn bộ Trung tâm y tế của 30 quận, huyện, thị xã, 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn của Thành phố trong suốt 2 tuần vừa qua. Đến nay, phần mềm đã quản lý 4.235 F0, trong đó có 1.164 F0 tại nhà. Ngay trong tuần này, phần mềm sẽ được đưa vào triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống y tế cơ sở, tiến tới quản lý toàn bộ số F0 trên địa bàn của Thành phố.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *