Omicron xuất hiện tại Việt Nam: Chuyên gia cảnh báo điều lo lắng nhất

Theo chuyên gia, ngành y tế TPHCM cần phải nhanh chóng phủ vaccine mũi 3 thật sớm để chủ động đối phó với điều lo lắng nhất khi chủng Omicron của virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào Việt Nam.

Ngày 28/12, Bộ Y tế đã công bố ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên phát hiện tại Việt Nam. Đây là trường hợp hành khách trên chuyến bay QH9028 từ Anh Quốc về Việt Nam. Khi về đến sân bay Nội Bài tối ngày 19/12, hành khách có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2.

Điều lo lắng nhất khi chủng Omicron vào Việt Nam

Hành khách trên được vận chuyển bằng xe chuyên dụng từ sân bay về khu cách ly cho ca nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và được cách ly tại phòng riêng tại khu vực nhà lưu trú.

Ngày 20/12, Bệnh viện đã tiến hành giải trình tự bộ gene SARS-CoV-2 nhiễm trên bệnh nhân này bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới, sau đó phát hiện bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron (B.1.1.529).

Ngay sau khi thông tin trên được công bố, Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch Covid-19 nói chung và khả năng nhiễm biến chủng Omicron nói riêng, cũng như khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp, phòng chống dịch.

Dù vậy, dư luận lo ngại khi chủng Delta vẫn đang hoành hành, việc xuất hiện chủng mới có thể khiến tình hình thêm phức tạp. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ngày 29/12 cũng cho biết, có 165 người đi cùng chuyến bay với ca nhiễm Omicron.

omicron xuat hien tai viet nam chuyen gia canh bao dieu lo lang nhat 749 6240095

Ca đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron là một hành khách trên chuyến bay QH9028 từ Anh về Việt Nam, đáp ở sân bay Nội Bài (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).

Trao đổi với PV Dân trí sáng 29/12 xoay quanh vấn đề trên, ThS.BS Đỗ Cao Vân Anh, Phó Trưởng Bộ môn Nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) cho biết, theo các thông tin từ WHO đến thời điểm hiện tại, độ nặng của bệnh do chủng Omicron gây ra là không cao như chủng Delta.

Tuy nhiên với chủng đang lưu hành phổ biến tại Việt nam, chủng Omicron có khả năng lây lan gấp 70 lần. Nếu để người dân nhiễm bệnh và nhập viện hàng loạt thì nguồn lực cho y tế, nguồn lực điều trị, thuốc men… có nguy cơ sẽ quá tải, không gánh nổi. Đây là điều lo lắng nhất.

Tiêm vaccine mũi 3 để chủ động đối đầu

Do đó theo chuyên gia truyền nhiễm, trước khi hết năm 2021 hoặc chậm nhất là hai tuần đầu của năm 2022, Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng phải làm sao phủ ít nhất 85% vaccine mũi 3 cho người trên 18 t.uổi. Đây là cách để đón đầu với chủng Omicron, khi vaccine sẽ giúp người dân dù nhiễm bệnh cũng giảm nguy cơ nặng, t.ử v.ong.

Theo ThS.BS Vân Anh, thời gian qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) đã làm rất tốt việc phân phối vaccine đến các quận, huyện. Tuy nhiên công tác phân loại người nguy cơ cao, rà soát danh sách tiêm người cho người dân của các địa phương còn chậm.

Nhiều trường hợp người dân dù muốn tiêm vaccine nhưng chưa được liên hệ, chưa biết cách để tiếp cận vaccine sớm. Tình trạng này còn diễn ra phổ biến hơn ở các tỉnh thành khác.

omicron xuat hien tai viet nam chuyen gia canh bao dieu lo lang nhat b3f 6240095

TPHCM cần sớm phủ vaccine mũi 3 để chủ động đối phó với biến chủng Omicron (Ảnh: Hoàng Lê).

ThS.BS Vân Anh lý giải, nhờ chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ, bằng việc chủng ngừa và cho F0 tiếp cận sớm thuốc kháng virus Molnupiraviz, củng cố hệ thống điều trị cả về mức độ lẫn chất lượng, tăng cường hệ thống oxy cao áp mà số ca t.ử v.ong ở TPHCM liên tục được kéo giảm trong thời gian gần đây. Điều đó cho thấy, TP đã rút ra được những kinh nghiệm đau thương sau thời gian tháng 7, tháng 8 gánh hậu quả nặng nề, nên có những biện pháp chủ động từ sớm.

“Omicron sớm muộn gì cũng xuất hiện ở TPHCM, các nước xung quanh đã có rồi, nên chúng ta hãy sẵn sàng tâm thế đối đầu, bằng cách chủng ngừa sớm nhất” – chuyên gia nhắc lại.

Bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, kiêm Trưởng khoa Điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho rằng, chủng Omicron dù được cho là gây bệnh nhẹ hơn, nhưng cúm bình thường cũng có thể gây bệnh nặng. Do đó, phòng bệnh và việc vẫn phải làm.

omicron xuat hien tai viet nam chuyen gia canh bao dieu lo lang nhat 4ed 6240095

Điều lo ngại nhất là việc Omicron làm bệnh nhân nhập viện hàng loạt, gây quá tải (Ảnh: Hoàng Lê).

Theo bác sĩ Việt, hiện tại các F0 nhẹ không triệu chứng tại TPHCM hầu hết đều được điều trị và theo dõi tại nhà, nên điều lo ngại nhất là việc các bệnh nhân nặng nhập viện hàng loạt, gây quá tải. Do đó, phải làm mọi cách để bảo vệ nhóm nguy cơ, bằng việc phủ vaccine dày càng sớm càng tốt.

Với t.rẻ e.m, bác sĩ Việt cho rằng phụ huynh không cần quá lo lắng, bởi triệu chứng nhiễm Covid-19 dù là chủng Delta hay Omicron đến thời điểm này theo thống kê vẫn đa số là nhẹ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội truyền nhiễm TPHCM hi vọng Omicron đã được “kết nạp” vào nhóm các dòng virus của loài người (human coronavirus thứ 5). Lúc này virus chỉ gây bệnh cảm lạnh thông thường, giảm thấp nhất nguy cơ bệnh nặng và t.ử v.ong.

Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19

Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.

Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.

Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.

chi dao khan bao ve nhom yeu the truoc dich covid 19 a40 6225228

Ảnh minh họa.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.

Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.

Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.

Cụ thể:

Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:

– Người có bệnh nền có nguy cơ cao.

– Người trên 50 t.uổi.

– Phụ nữ có thai.

– Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 t.uổi.

Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe…

Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.

Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đ.ánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *