Người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là hai trường hợp cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19, theo Bộ Y tế ngày 21/12.
Bộ Y tế ngày 21/12 vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 dành cho người từ 18 t.uổi trở lên.
So với hướng dẫn mới ban hành hồi tháng 9, lần này Bộ Y tế chỉ quy định 2 đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng gồm người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. Trước đây có thêm trường hợp “có t.iền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng”.
Tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai tại Quảng Ninh.
Tại hướng dẫn mới này, Bộ Y tế vẫn phân loại người tiêm thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Người đủ điều kiện tiêm chủng, là người độ t.uổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vaccine.
Nhóm 2: Người cần thận trọng tiêm chủng, gồm:
Người phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng: Người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có t.iền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông m.áu; phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên; người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống.
Nhóm 3: Người trì hoãn tiêm chủng, gồm: Đang mắc bệnh cấp tính; Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Nhóm 4: Chống chỉ định, gồm: T.iền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng COVID-19 cùng loại (lần trước); Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Sau khám sàng lọc, trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được chỉ định tiêm ngay, chỉ trì hoãn tiêm với trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn. Trường hợp có t.iền sử phản vệ độ 3, với bất kỳ nguyên nhân gì, sẽ tiêm ở cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ.
Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Không tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trước tiêm, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần đối chiếu với hướng dẫn sử dụng vaccine để chỉ định loại được phép sử dụng. Đến nay, trong các loại vaccine COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt, chỉ có vaccine Sputnik V là không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được giải thích lợi ích/nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.
Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 20/12, Việt Nam đã tiêm được hơn 140 triệu liều vaccine, trong đó, với nhóm dân số từ 18 t.uổi trở lên đã tiêm hơn 130 triệu liều (hơn 69,1 triệu mũi 1; gần 60 triệu mũi 2); 40.524 liều bổ sung và 241.237 liều nhắc lại.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 96,9% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vaccine là 83,6% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Với nhóm dân số từ 12-17 t.uổi, hơn 9,2 triệu liều đã được tiêm, trong đó có hơn 6,7 triệu liều mũi 1 và hơn 2,5 triệu liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều là 73,4% và tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều là 28,1% dân số từ 12 -17 t.uổi.
Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống gồm:
Nhiệt độ oC và>37,5 oC.
Mạch: 100 lần/phút.
Huyết áp tối thiểu 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).
Nhịp thở> 25 lần/phút.
Chiều 17/12: Đã tiêm gần 137 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Bác sĩ quân y lập nhóm hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 tại nhà
Cập nhật đến 13h30 ngày 17/12 trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, cả nước đã tiêm gần 137 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Bác sĩ quân y lập nhóm hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 tại nhà; Ca COVID-19 tăng mạnh, Cà Mau có 74 đơn vị cấp xã thuộc “vùng cam”.
Cả nước đã tiêm gần 137 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Cập nhật đến 13h30 ngày 17/12 trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, cả nước đã tiêm gần 137 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ t.uổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.
Đến ngày 16/12, số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 128.032.509 liều, trong đó có 69.187.206 mũi 1; có 57.747.078 mũi 2 và 1.098.225 mũi 3. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 96,8% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều là 80,8% dân số từ 18 t.uổi trở lên.
Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,7% và 74,6%; miền Trung là 93,9% và 79,3%; Tây Nguyên là 90,5% và 65,3%; miền Nam là 99,6% và 87,8%.
PGS.TS Dương Thị Hồng (áo xanh)- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW kiểm tra công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 tại tỉnh Thái Bình. Ảnh: Thái Bình
Có 43/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 cho trên 90% dân số từ 18 t.uổi trở lên, trong đó có 30 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95% là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Nghệ An, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biện, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.
20/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin dưới 90% dân số từ 18 t.uổi trở lên, trong đó 05 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Hà Giang (78,6%), Quảng Nam (82,0%), Cao Bằng (81,9%), Bạc Liêu (83,1%) và Thái Bình (83,6%).
Hiện đã có 60/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 46 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 70%. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90% là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 50% là Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Sơn La.
Về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi, Bộ Y tế cho biết các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 7.704.459 liều, trong đó có 6.027.974 liều mũi 1 và 1.676.485 liều mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 66,0% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 18,4% dân số từ 12 -17 t.uổi. Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 02 liều vaccine cho nhóm t.uổi này là Quảng Ninh, TP HCM, Tây Ninh, Vĩnh Long, Hậu Giang.
Bác sĩ đã từng đi chống dịch tại TP HCM lập nhóm hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 tại nhà
Trưa ngày 17/12, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn công tác tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác cho biết, chưa đến 48 giờ thành lập, nhóm “Bác sĩ Quân y hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 tại nhà” của anh và nhóm đã đạt mốc hơn 15.000 thành viên.
Đã có 14 bác sĩ chính thức tham gia hỗ trợ F0 của nhóm, trong đó đa phần là những cán bộ được chi viện vào TP HCM chống dịch, có kinh nghiệm trong tư vấn, điều trị người bệnh COVID-19.
“Với kinh nghiệm từng trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc tại nhà người dân TP HCM, chúng tôi mong muốn hỗ trợ người dân, F0 về cả kiến thức điều trị, chăm sóc F0 tại nhà. Chúng tôi cũng mong muốn mọi người có thông tin chính xác, không bị lôi kéo mua các đơn thuốc hay dụng cụ không cần thiết”- TS. BS Hoàng Thanh Tuấn bày tỏ
TS.BS Hoàng Thanh Tuấn từng giữ vai trò Trưởng đoàn công tác Bệnh viện Bỏng Quốc gia – Học viện Quân y, vào TP HCM hồi tháng 8/2021 để hỗ trợ chống dịch COVID-19. Tại TP HCM, BS Tuấn cùng một số đồng đội “3 cùng” ở Quận 8, một trong những địa bàn rất “nóng” ở thành phố trong đợt cao điểm dịch.
TS Tuấn cho biết chỉ sau thời gian ngắn thành lập, các bác sĩ đã nhận được sự hưởng ứng lớn từ đông đảo người dân, người bệnh COVID-19 tại Hà Nội và cả các địa phương khác.
Các bác sĩ không ngại công khai số điện thoại và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của F0, người dân thông qua số điện thoại, tin nhắn hay qua mạng xã hội.
Ca COVID-19 tăng mạnh, Cà Mau có 74 đơn vị cấp xã thuộc “vùng cam”
Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết trong 24 giờ qua, tỉnh này ghi nhận 1.339 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 1.029 ca cộng đồng, cao nhất từ trước đến nay, nâng số ca mắc của tỉnh lên 20.640 ca.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh cấp độ dịch COVID-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
Theo quyết định công bố cấp độ dịch COVID-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn (cấp xã) (trừ khu vực phong tỏa) trên địa bàn tỉnh được Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau ký ban hành hôm qua, có hiệu lực thi hành từ 00 giờ ngày 18/12/2021, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 74 đơn vị cấp xã thuộc cấp độ 3 (vùng cam) về dịch COVID-19, tăng 12 đơn vị cấp xã so với quyết định được Giám đốc Sở Y tế công bố ngày 10/12/2021.
Dự báo số ca mắc mới tiếp tục tăng, nhất là trường hợp bệnh nặng, gây quá tải cho cơ sở điều trị tầng 2, tầng 3 và chăm sóc, điều trị tại nhà.
Trên 23.550 người ở Vĩnh Long đã tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19
Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Long, số ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn tỉnh chưa có dấu hiệu giảm, trong đó phát hiện qua khám sàng lọc cộng đồng và tại cơ sở y tế chiếm hơn 70% số ca mắc mới.
Trong 14 ngày gần đây, tỉnh ghi nhận 7.898 ca mắc COVID-19, trung bình 566 ca/ngày. So với 14 ngày trước đó, tăng 1.553 ca, trong đó, có trên 5.500 ca mắc phát hiện qua khám sàng lọc cộng đồng và tại cơ sở y tế; gần 1.960 ca mắc là F1 được cách ly tại nhà, nơi lưu trú, chiếm tỷ lệ 24,8%.
Số mắc tiếp tục tăng cao tại các huyện đang có ổ dịch hoạt động nhưng xử lý chưa triệt để, lây lan ra cộng đồng. Đồng thời, số mắc qua khám sàng lọc cộng đồng, cách ly tại nhà sẽ tiếp tục tăng cao.
Do đó, tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch ứng phó với chủng Delta cũng như cập nhật, chuẩn bị các phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả với chủng Omicron theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, rà soát tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 và mũi 2 cho các trường hợp chưa được tiêm hoặc tạm hoãn tiêm, triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc mũi 3 cho người dân từ 18 t.uổi trở lên.
Tính đến ngày 15/12, Vĩnh Long có trên 96,3% dân số từ 12 t.uổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Trên 23.550 người được tiêm mũi 3, tỷ lệ 3,06%.
Quảng Bình: Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 16/12 đến 6 giờ ngày 17/12), Quảng Bình ghi nhận thêm 50 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó có 44 ca tại cộng đồng. Có 31 ca liên quan đến chùm ca bệnh chợ Tréo-Kiến Giang (Lệ Thuỷ).
Bến Tre: Từ 6 giờ đến 11 giờ ngày 17/12/2021, tỉnh có 726 ca mắc Covid-19, tính đến 11 giờ có 1.128 ca, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 19.738 ca. Trong đó, có 8.699 ca được điều trị khỏi, 101 ca t.ử v.ong.