3 nhóm thuốc F0 không nên dự trữ, đây mới là 9 thứ cần chuẩn bị

Nhóm các thuốc không nên dự phòng, không nên tự điều trị là kháng sinh, kháng viêm và kháng virus.

“ Người dân không tự mua và dùng thuốc để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm”, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn khuyến cáo.

Từ ngày 5/1 đến nay, Hà Nội luôn ghi nhận số ca mắc vượt 2.500 ca/ngày và cũng dẫn đầu cả nước về số ca nhiễm. Riêng ngày 10/1, TP thêm 2.832 ca, nâng tổng số ca mắc trong đợt dịch 4 là 73.790 trường hợp. Các chuyên gia đ.ánh giá, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng.

Một thực trạng đáng lo ngại là trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều người dân đã tự ý mua và bổ sung các loại thuốc, thực phẩm chức năng khi không có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, số ca mắc Hà Nội tăng cao, tại một số địa phương y tế cơ sở bị quá tải dẫn đến tình trạng một số F0 chưa tiếp cận được nguồn thông tin chính thống, do đó tìm cách “săn” các đơn thuốc trên mạng.

3 nhom thuoc f0 khong nen du tru day moi la 9 thu can chuan bi 53f 6262652

Thuốc được quảng cáo trị Covid-19 không rõ nguồn gốc bị cơ quan chức năng thu giữ. Ảnh: Bộ Y tế.

Về vấn đề này, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn, Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y, khuyến cáo, người dân tự ý mua, uống thuốc không theo hướng dẫn khuyến cáo của bác sĩ sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. TS.BS Tuấn cũng đưa ra lời khuyên cho người dân khi trở thành F1 hoặc F0. Theo đó, F1 hoặc F0 cần dự phòng một số thuốc và trang bị vật tư để đảm bảo cách ly và tự điều trị. Đó là:

1. Các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…

2. Nhóm các thuốc chữa ho

3. Nhóm các thuốc tiêu chảy

4. Nước súc miệng

5. Cồn sát trùng

6. Các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần)

7. Các loại thuốc xịt mũi

8. Vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho

9. Nước uống thông thường, nước bù điện giải. Các loại này vô cùng quan trọng khi bạn bị sốt và đặc biệt khi nhiễm Covid-19. Uống đủ lượng nước cần thiết có thể giúp duy trì sự ổn định của niêm mạc mũi, giảm kích ứng khó chịu khi ho, hắt hơi hay thậm chí là thở. Độ ẩm này giữ cho bề mặt niêm mạc dễ lành hơn và giúp chống lại sự xâm nhập thêm của vi khuẩn bên ngoài.

“Đây là các thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình, đặc biệt trong mùa dịch vì triệu chứng có thể xuất hiện bất kể lúc nào. Đặc biệt các triệu chứng của Covid lại thường xuất hiện vào ban đêm nên những thuốc này cần có để chúng ta có thể dùng ngay”, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn nhấn mạnh.

TS.BS Tuấn cũng lưu ý, người dân cần dự phòng các thiết bị như: Nhiệt kế, máy đo SpO2, que test nhanh, khẩu trang, găng tay y tế và các máy theo dõi bệnh nền. Những vật tư này cần thiết để chúng ta tự cách ly, tự theo dõi sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Đồng thời, bác sĩ cũng đưa ra nhóm các thuốc không nên dự phòng, không nên tự điều trị. Đó là thuốc: Kháng sinh, kháng viêm và kháng virus

“Mọi điều trị, chỉ định của bác sĩ cần cá thể hoá và phù hợp với từng bệnh nhân nên mọi người hết sức lưu ý không tự tiện mua và dùng thuốc sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm”, BS Tuấn cho biết.

Bên cạnh đó, khi trở thành F1, F0 người dân cần chuẩn bị thêm: Lương thực đủ cho thời gian cách ly (nếu 1 mình); dung dịch vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn; giấy vệ sinh, khăn giấy, quần áo thoải mái; chỗ ở cách ly đảm bảo quy định; số điện thoại của các cơ sở y tế trong khu vực, phòng cấp cứu và các tài liệu, hướng dẫn cập nhật nhất về phòng chống dịch.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các phương tiện giải trí tại nhà ( game, phim ảnh, nhạc…) giúp đầu óc thư giãn, tinh thần thoải mái khi cách ly, điều trị tại nhà.

Chăm sóc F0 t.rẻ e.m tại nhà, phát hiện sớm trở nặng

Trẻ mắc Covid-19 theo dõi tại nhà có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau, giảm ho bằng các siro ho thảo dược, uống thêm dịch orezol, ăn nhiều bữa, ăn lỏng, dễ tiêu, đo SpO2 thường xuyên.

Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, lưu ý trẻ dùng thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần nếu sốt từ 38,5 độ C, cách 4-6 giờ. Không tự ý dùng kháng sinh, kháng viêm, kháng đông cho trẻ F0.

Trẻ cần được mặc thoáng, ở phòng thoáng khí, vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng sạch sẽ. Cho trẻ nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu, đều. Phụ huynh cần hỗ trợ tâm lý, động viên trẻ, phòng lây nhiễm trong gia đình. Covid-19 có thể lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (như qua giọt b.ắn, hạt khí dung, không khí) và qua đường tiếp xúc.

Theo bác sĩ Quy, người chăm sóc chính cần theo dõi sức khỏe trẻ hằng ngày bao gồm các chỉ số như mạch, nhiệt độ, SpO2. Chú ý các triệu chứng như bú kém, nôn ói, tiêu lỏng, li bì, không tỉnh táo, co giật, đau họng, đau đầu, ho, khó thở, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác, khứu giác.

Phát hiện sớm và báo cáo ngay với cơ sở quản lý F0 tại nhà khi phát hiện một trong các dấu hiệu cần được cấp cứu, điều trị như ho hoặc khó thở, thở nhanh (thở nhanh được xác định khi nhịp thở 40 lần/phút ở trẻ từ 1 dưới 5 t.uổi, 30 lần/phút ở trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi); SpO2 95%; thở rên, hoặc rút lõm lồng ngực, thở bất thường; co giật, tím tái; không thể bú hoặc bú kém, li bì khó đ.ánh thức. Bên cạnh đó, cần cảnh giác các biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống như sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban, mắc thêm bệnh cấp tính như sốt xuất huyết, tay chân miệng…

“Trẻ dưới 12 tháng, trẻ suy giảm miễn dịch hay mắc các bệnh mạn tính, béo phì có nguy cơ trở nặng nên cần được nhập viện theo dõi sát tại cơ sơ y tế khi mắc Covid-19”, bác sĩ Quy khuyến cáo.

Theo bác sĩ Quy, t.rẻ e.m mắc covid-19 đa phần không có triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ như sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, đau đầu, mất vị giác/khứu giác, nôn, tiêu chảy, có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà. Nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết sốt, các triệu chứng lâm sàng sẽ giảm dần và thường khỏi bệnh sau 7-10 ngày.

Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ (Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) lưu ý t.rẻ e.m cần được theo dõi chỉ số nồng độ oxy m.áu SpO2 thường xuyên. Cơ thể trẻ chưa ổn định như người lớn, các chỉ số SpO2, nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp có thể thay đổi thất thường. Hơn nữa, trẻ chưa có đầy đủ nhận thức về sức khỏe, chưa thể nói cho phụ huynh biết về những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể.

Theo bác sĩ Vũ, khi phát hiện SpO2 từ dưới 95%, cần đo lại lần hai sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Người thực hiện phải tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo. Giữ trẻ ngồi yên, bình tĩnh, không quấy khóc và đo với máy được trang bị phù hợp t.uổi, kết quả sẽ không nhiễu.

“Nếu có điều kiện trang bị sẵn máy có thiết kế nhỏ gọn với hình mẫu dễ thương, sinh động để các bé cảm thấy thoải mái, hứng thú hơn, có cảnh báo âm thanh khi sử dụng”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Bác sĩ Vũ cho biết thực tế khi tư vấn F0 từ xa, các bác sĩ gặp nhiều trường hợp bố mẹ hốt hoảng khi SpO2 của trẻ thấp dưới 95% dù không triệu chứng bệnh. Sau khi bác sĩ hướng dẫn trực tuyến cách thực hiện, phụ huynh làm theo thì ghi nhận chỉ số này lên hơn 98%.

Bác sĩ khuyến cáo, chỉ số SpO2 không phản ánh tất cả được tình trạng bệnh cũng như tiên đoán bệnh, nhưng là một chỉ điểm quan trọng để phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển nặng, nếu được hiểu đúng và thực hành đúng cách đo. Phụ huynh cần bình tĩnh trong tất cả các tình huống khẩn cấp, để trẻ được trấn an và hợp tác điều trị hiệu quả.

Hiện, t.rẻ e.m ở TP HCM mắc Covid-19 được cách ly điều trị tại nhà. Trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, trẻ được điều trị ở Bệnh viện dã chiến số 4 (do Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố phụ trách), Bệnh viện dã chiến số 11 (do Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách) và Bệnh viện dã chiến Củ Chi (do Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách). Trường hợp diễn tiến nặng sẽ được chuyển đến các viện nhi tiếp tục điều trị chuyên sâu. Các bệnh viện TP HCM ngày 13/9 đang điều trị hơn 2.900 F0 t.rẻ e.m.

cham soc f0 tre em tai nha phat hien som tro nang 507 6028389

May đo chỉ số oxy m.áu SpO2. Ảnh: Hữu Khoa

Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ F0 điều trị tại nhà 9 dụng cụ phòng hộ cho người chăm sóc F0 tại nhà Trẻ mắc Covid-19 được điều trị ở đâu? T.rẻ e.m mắc Covid-19 đối mặt với nguy cơ nào?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *