Các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng đang nỗ lực xây dựng phương án đáp ứng số F0 nặng tăng cao, giảm tối đa tỷ lệ t.ử v.ong.
Đến hết ngày 10/12, Việt Nam đã ghi nhận tổng số 1.382.272 ca Covid-19, mỗi ngày trung bình có thêm 14.487 F0. Số ca nặng và t.ử v.ong đang có xu hướng gia tăng, hiện ở mức gần bằng giai đoạn cao điểm của đợt dịch thứ 4,
Phát biểu trước báo giới hôm 8/12, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, bước đầu, Bộ Y tế nhận định t.ử v.ong xuất hiện nhiều ở bệnh nhân Covid-19 mắc bệnh nền, bệnh mạn tính hoặc trường hợp người cao t.uổi, sức khỏe suy giảm.
Để hạn chế F0 Covid-19 t.ử v.ong, Việt Nam đang chuyển sang chiến lược mới. Cụ thể, do người dân cơ bản đã hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 nên tất cả trường hợp F0 nhẹ đều được điều trị ở nhà với phác đồ và hướng dẫn của Bộ Y tế, trường hợp nặng sẽ đưa vào cơ sở điều trị.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã tiếp cận các loại thuốc điều trị Covid-19 được nghiên cứu và lưu hành trên thế giới, mục tiêu đưa lượng thuốc về nhiều nhất, đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân nặng. “Tôi hi vọng khi thuốc được đưa về đầy đủ, theo đúng dẫn của cơ quan chuyên môn thế giới và trong nước sẽ góp phần tốt trong điều trị, giảm thiểu bệnh nhân t.ử v.ong”, Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh.
Trên cả nước, các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ tiếp nhận, điều trị F0 nặng đang nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm đáp ứng số ca nặng, nguy kịch tăng cao.
Tại TP.HCM, bác sĩ CK2 Trần Thanh Linh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 cho biết, trong khoảng 10 ngày gần đây, số lượng F0 và bệnh nhân Covid-19 nặng tại TP.HCM đã gia tăng trở lại. Hiện bệnh viện tiếp nhận từ 30-35 ca nặng mỗi ngày, được chuyển đến từ cụm 1 (TP Thủ Đức, Bình Thạnh, quận 4).
Trước thực tế này, từ ngày 5/12, bệnh viện đã đưa vào hoạt động trở lại khoa 2B với đội ngũ nhân lực là các y bác sĩ hiện có ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19, cùng 20 bác sĩ, 30 điều dưỡng của Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Ung bướu được Sở Y tế TP.HCM điều động chi viện. Công suất hiện là 200 giường nhưng đã có 215 bệnh nhân.
Điều trị F0 nặng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM – Ảnh: Thanh Tùng
Theo bác sĩ Linh, máy móc, trang thiết bị của bệnh viện cơ bản có sẵn, đáp ứng được. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là bài toán nhân lực bởi đội ngũ nhân viên y tế của TP.HCM đang thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, như chi viện cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tăng cường cho y tế cơ sở… Hiện tầng 3 thiếu nhân lực trầm trọng.
“Chúng tôi đã đề xuất Sở Y tế tăng cường lực lượng để ít nhất trong một tuần nữa Bệnh viện Hồi sức Covid-19 có thể nâng lên là 300 giường bệnh, mới tạm thời đáp ứng được lượng bệnh nặng trong cụm của mình. Đồng thời, phải tính toán nâng lên 500 giường mới đảm bảo được người bệnh nặng vào đúng tầng điều trị của mình, qua đó giảm tỷ lệ t.ử v.ong do Covid-19″, BS CK2 Trần Thanh Linh chia sẻ.
Do F0 nặng chủ yếu người già, bệnh nền, không thể tự đi lại ăn uống như những bệnh nhân trẻ trước đây nên điều dưỡng phải làm thay. Bệnh viện dự kiến huy động thêm học viên, tình nguyện viên tôn giáo, thanh niên xung phong để góp phần giải quyết bài toán nhân lực.
Tại Hà Nội, BS CK2 Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, từ khi dịch Covid-19 dịch bùng phát mạnh ở miền Bắc, bệnh viện chỉ tiếp nhận điều trị trường hợp nặng từ các tuyến chuyển lên hoặc F0 có bệnh nền phức tạp. Bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh thành miền Bắc và cả một số tỉnh miền Trung.
Hiện cơ sở y tế này có hơn 100 F0 có tổn thương phổi nặng, phải hỗ trợ từ thở oxy dòng cao (HFNC) tới thở máy, ECMO.
Theo bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, so với giai đoạn trước, số lượng bệnh nhân Covid-19 nặng vào viện nhiều hơn, độ t.uổi cao hơn, tình trạng nặng đến nguy kịch và xu hướng phải can thiệp tích cực (như đặt ống thở máy, lọc m.áu) cũng nhiều hơn.
Bởi vậy, khối lượng công việc của các y bác sĩ tăng lên rất nhiều. Nhân viên y tế luôn làm việc ở ngưỡng tối đa công suất để cứu sống bệnh nhân.
Mới đây, Bộ Y tế đã giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương triển khai 500 giường Hồi sức tích cực (ICU), đáp ứng số F0 nặng tăng cao tại miền Bắc. Bệnh viện đang nỗ lực cải tạo hạ tầng và bổ sung trang thiết bị, sắp xếp nhân lực, sẵn sàng cho phương án này.
Riêng về nhân lực, BS CK2 Nguyễn Trung Cấp cho biết trước đây, việc can thiệp thở máy tại bệnh viện chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên hiện nay, tất cả y bác sĩ của tất cả khoa phòng còn lại cũng làm việc luân phiên tại Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, dưới sự giám sát kỹ lưỡng. Mục tiêu là khi 500 giường ICU đi vào hoạt động, nhóm y bác sĩ này đều có thể cho bệnh nhân thở máy.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều đoàn y bác sĩ từ các tỉnh thành phố đến bệnh viện học và thực hành nâng cao trình độ, kỹ năng Hồi sức cấp cứu. Sau quá trình đào tạo và thực hành, các y bác sĩ địa phương đã có đủ kinh nghiệm điều trị Covid-19 nặng, từ đó nâng cao năng lực và khả năng đáp ứng của y tế tuyến tỉnh nếu dịch bùng phát tại địa phương đó.
BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đang gấp rút triển khai kế hoạch đáp ứng số F0 nặng ở miền Bắc tăng cao – Ảnh chụp tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện ngày 8/12 (Ảnh: Tố Linh)
Về trang thiết bị y tế, trước đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã có sẵn khoảng 100 máy thở. Khi nâng công suất lên 500 giường ICU, bệnh viện cần bổ sung thêm máy thở, máy lọc m.áu, monitor theo dõi bệnh nhân, máy ECMO và các thiết bị khác.
“Vì các buồng bệnh đang còn bệnh nhân nên chúng tôi phải khoanh từng vùng nhỏ để thi công. Kế hoạch hoàn thiện 500 giường trong vòng 1 tháng, hiện nay đã triển khai được trên 50%”, bác sĩ Cấp nói.
Các cơ sở y tế tầng 3 của riêng TP Hà Nội cũng đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để giảm tỷ lên F0 chuyển nặng và t.ử v.ong trước tình hình số mắc trên địa bàn tăng nhanh. Hiện ngoài các bệnh viện tuyến Trung ương, F0 nặng, nguy kịch hoặc nguy cơ rất cao ở Hà Nội được chuyển điều trị tới các bệnh viện: Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Đa khoa Hà Đông, Đa khoa Xanh Pôn, Đa khoa Sơn Tây, Phụ sản Hà Nội.
Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, trao đổi với VietNamNet ngày 10/12, TS.BS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện cho hay, cơ sở y tế này đang điều trị cho 158 F0, có 21 bệnh nhân nặng (trong đó 7 trường hợp phải thở máy, lọc m.áu). Tỷ lệ tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 với F0 nặng khoảng 70%. Đa số F0 nặng, nguy kịch là những người trên 90 t.uổi, có người 100 t.uổi.
Kể từ khi tiếp nhận ca dương tính đầu tiên vào ngày 8/5, đến nay, bệnh viện đã điều trị khỏi cho hơn 1.200 bệnh nhân. Có 14 trường hợp F0 t.ử v.ong.
“UBND TP Hà Nội và Sở Y tế giao chỉ tiêu cho bệnh viện là 300 giường, trong đó có 250 giường hồi sức nên với tình hình hiện tại, chúng tôi không bị quá tải. Trường hợp số F0 của TP tăng, bệnh viện vẫn tiếp tục có thể tiếp nhận thêm”, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thông tin.
Bệnh viện cũng có sự chuẩn bị để nhằm giảm tỷ lệ F0 chuyển nặng, tỷ vong. Cụ thể,về nhân lực tham gia điều trị có 300 người, trong đó hơn 100 y bác sĩ được đào tạo về hồi sức để hỗ trợ, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng ở tầng 3.
“Bệnh viện có 3 xe cấp cứu và đã chuẩn bị nguồn oxy đủ cho mấy trăm bệnh nhân. Chúng tôi có 20 chục khối oxy lỏng, 17.000m3 khí. Ngoài ra, máy thở, trang thiết bị kèm theo và thuốc men cũng được đảm bảo”, ông Thường nói thêm
Bệnh viện Thanh Nhàn cũng là “tuyến cuối” trong điều trị Covid-19 tại Hà Nội. Theo ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên chống dịch, có 120 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại tầng 2, 3 của bệnh viện. Trong số này, có khoảng 36 bệnh nhân thuộc tầng 3 (từ mức độ thở oxy cho đến phải can thiệp máy thở), trong đó có 8 bệnh nhân phải thở máy.
Theo bác sĩ Hường, các nhân viên y tế của bệnh viện đang làm việc với cường độ cao để đáp ứng với tình trạng số lượng F0 nhập viện gia tăng nhanh, giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng.
Hiện bệnh viện được tổ chức thành 3 vòng. Vòng lõi là lực lượng y, bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19. Vòng tiếp theo là các bác sĩ trưởng khoa sẽ phụ trách từng khu vực. “Vòng ngoài, chúng tôi có tiểu ban chống dịch có thể kết nối hoặc giao ban trực tuyến, để khi bệnh nhân trở nặng sẽ có sự hội chẩn kịp thời, hoặc trong trường hợp cần thiết sẽ chuyển tuyến cho bệnh nhân”, bác sĩ Hường chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Hường, bệnh viện có sự điều phối nhân lực phù hợp theo từng cấp độ tầng. Đặc biệt, tầng 3 đòi hỏi nhân lực lớn, vì khi chăm sóc các bệnh nhân thở máy phải có ca, kíp và nhân lực được đào tạo về hồi sức.
Cách nằm sấp giúp F0 đỡ khó thở
Khi nào thì F0 nên nằm sấp? Tác dụng của phương pháp nằm sấp này với bệnh nhân Covid-19 là gì thưa bác sĩ? (Thùy Dung, 28 t.uổi, Bắc Giang).
Trả lời:
Thông thường, khi con người thở thì chỉ phần bên trên phổi hoạt động. Tầng đáy phổi thì ít hơn hoặc chỉ có những người luyện khí công, thực hành yoga mới tập thở phần dưới của phổi. Bệnh nhân Covid-19 bị khó thở thì nên thay đổi tư thế nằm để huy động tất cả nguồn hoạt động của phổi đi cung cấp cho cơ thể.
Do đó, F0 được khuyến cáo nằm sấp để các cơ phổi và đáy phổi hoạt động nhiều, giúp trao đổi oxy tốt hơn, người bệnh đỡ khó thở. Khi kết quả đo oxy cho thấy nồng độ SpO2 dưới 94 % hay F0 thấy mệt thì nên nằm sấp. Điều này sẽ cải thiện nhịp thở và tăng độ bão hòa oxy cho người bệnh.
Về cách nằm sấp đúng: Đầu tiên, bạn nằm sấp trên giường phẳng trong 30 phút đến 2h. Sau đó, chuyển sang nằm nghiên bên phải trong 30 phút đến 2h. Tiếp tục ngồi dậy (30 đến 60 độ ) từ 30 phút đến 2h. Tiếp đó, chuyển sang nằm nghiên bên trái trong 30 phút đến 2h và chuyển sang nằm sấp, co chân trong 30 phút đến 2h. Cuối cùng trở lại vị trí nằm sấp trong khoảng thời gian tương tự
Tránh nằm sấp với trường hợp mang thai, có huyết khối tĩnh mạch sâu, mắc tim mạch và các vấn đề về cột sống hoặc gãy xương.
Lưu ý theo dõi nồng độ oxy sau mỗi lần thay đổi vị trí, nếu mức oxy giảm xuống dưới 92 %, cảm thấy mệt và rất khó thở, tức ngực, cần báo ngay hệ thống y tế để được nhập viện. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.
Bác sĩ Khanh hướng dẫn cách nằm sấp đúng cho F0 tại nhà.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM