Chiều 6/1: Việt Nam đã tiếp nhận hơn 206 triệu liều vaccine phòng COVID-19; các địa phương đẩy nhanh tiêm mũi 3

Đến nay, Việt Nam đã đã tiếp nhận hơn 206 triệu liều vaccine phòng COVID-19; hiện đã tiêm gần 157 triệu liều; 57 tỉnh, thành phố tiêm vaccine mũi 3 cho người đủ điều kiện tiêm theo hướng dẫn, với hơn 6,1 triệu liều.

Cả nước tiêm gần 157 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Từ tháng 3/2021 đến hết ngày 04/01/2022, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 206,5 liều vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đã phân bổ 113 đợt với tổng số 176,8 triệu liều , còn khoảng 29,7 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.

Cập nhật đến 14h ngày 6/1, Việt Nam đã tiêm gần 157 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 5/1, cả nước tiêm được hơn 1,7 triệu liều, cao hơn nhiều so với các ngày trước đó,

Đến ngày 5/1, số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 142.012.598 liều, trong đó có 70.176.933 mũi 1; 64.427.965 mũi 2; 1.251.869 mũi 3 (đối với vacine Abdala ); 2.003.688 liều bổ sung và 4.152.143 liều nhắc lại.

chieu 61 viet nam da tiep nhan hon 206 trieu lieu vaccine phong covid 19 cac dia phuong day nhanh tiem mui 3 2a4 6253744

Cả nước tiêm gần 157 triệu liều vaccine phòng COVID-19, nhiều địa phương đang đẩy nhanh tốc độ tiêm mũi 2 và mũi 3 Ảnh: Thái Bình

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 99,7% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 91,6% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 96,7% và 89,6%; miền Trung là 96,7% và 89,4%; Tây Nguyên là 98,2% và 86,3%; miền Nam là 100% và 92,9%.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 46/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%;10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 07/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ dưới 90% là Nam Định (88,7%), Hưng Yên (87,2%), Hà Tĩnh (89,0%), Lai Châu (89,1%), Cao Bằng (89,8%), Quảng Bình (85,8%), Tây Ninh (88,7%).

Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 35/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 23/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90% ; 05/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80% là Hải Dương…

Về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 13.186.888 liều, trong đó có 7.811.007 mũi 1 và 5.375.881 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 87,0% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 59,9% dân số từ 12 -17 t.uổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 83,5% và 53,8%; miền Trung là 83,3% và 41,0%, Tây Nguyên là 92,5% và 35,9%, Miền Nam là 91,7% và 77,4%.

25 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm t.uổi này là Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, T.iền Giang, Long An, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy mạnh hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine, tổ chức tiêm an toàn, nhanh nhất, hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 t.uổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên trong Quý I/2022. Chủ động có kế hoạch, phương án tiêm vaccine cho t.rẻ e.m từ 5 t.uổi đến 11 t.uổi theo khuyến cáo của WHO.

Đẩy nhanh tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng yêu cầu ngành y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi vaccine bổ sung (mũi 3) đối với toàn bộ những người đã tiêm vaccine mũi 2 trước ngày 30/9/2021. Việc tiêm chủng có thể thực hiện đến ngày 29 tháng Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Đến thời điểm này, TP Đà Nẵng đã tiêm hơn 1,9 triệu mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó đã tiêm mũi 2 cho gần 960.000 người và mũi 3 cho hơn 7.600 người.

Tỉnh Đắk Lắk quyết định đẩy nhanh tiến độ và phấn đấu tiêm mũi vaccine thứ 3 hoàn thành trong quý I/2022. Tỉnh vừa được Bộ Y tế phân bổ khoảng 300.000 liều vaccine phòng COVID-19. Dựa theo số lượng vaccine được phân bổ, tỉnh sẽ triển khai tiêm theo thứ tự ưu tiên từ những người làm nhiệm vụ chống dịch, người trên 50 t.uổi, những người có bệnh lý nền rồi đến những đối tượng khác.

Sở Y tế tỉnh Phú Yên triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường phòng Covid-19 (mũi 3) cho các đối tượng đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế trên diện rộng. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Yên, Bộ Y tế đã phân bổ cho tỉnh 70.000 liều vaccine AstraZeneca và Pfizer để triển khai tiêm bổ sung mũi 3 vaccine phòng COVID-19. Đợt tiêm chủng lần này được ngành y tế tỉnh Phú Yên chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện đồng loạt tại 9 huyện, thị xã, thành phố.

Tỉnh An Giang yêu cầu ngành Y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, tăng cường điều trị cho người mắc COVID-19; rà soát kỹ và tổ chức tiêm vét, đảm bảo mọi người dân đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều; không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ cao và đẩy nhanh thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 lưu động.

Tỉnh An Giang yêu cầu các địa phương rà soát, lập kế hoạch và tổ chức đội tiêm lưu động đến tận hộ gia đình để tiêm cho các đối tượng không đến điểm tiêm được như người già, người khuyết tật…

Tại Đồng Tháp, để giảm số ca mắc COVID-19, tỉnh tăng cường tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thành lập các tổ tiêm vaccine đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người thuộc nhóm nguy cơ cao, thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 lưu động ngay tại nhà, bảo đảm không để sót ai thuộc nhóm nguy cơ cao mà không được tiêm vaccine đầy đủ, đặc biệt là những người không di chuyển được.

Đến thời điểm này, cả nước đã có 57 tỉnh, thành phố tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người đủ điều kiện tiêm theo hướng dẫn, với hơn 6,1 triệu liều vaccine, trong đó các tỉnh phía Nam tiêm nhiều nhất với hơn 3,3 triệu liều; miền Bắc khoảng 2,4 triệu liều, số còn lại là các tỉnh miền Trung và khu vực Tây Nguyên.

Quảng Bình: Thêm 54 ca COVID-19 thì có 49 ca cộng đồng

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 5/1/2022 đến 6 giờ ngày 6/1/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 54 ca mắc COVID-19, trong đó, có 49 ca cộng đồng; liên quan đến chùm ca bệnh Chợ Ba Đồn 10 ca; trong ngày có 29 ca xuất viện.

Tổng số người về từ vùng dịch dương tính với virus SARS-CoV-2 là 658 ca

Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 4.088; số ca điều trị khỏi là 3.580, còn 185 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong; 262 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.

Hiện 95,72 % người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 90,4%; Có 98,81% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.

Phát hiện kháng thể có khả năng vô hiệu hóa Omicron và nhiều biến chủng khác

Các nhà khoa học đã xác định được kháng thể mới có thể nhắm vào những bộ phận được bảo tồn trên gai protein của virus corona khi nó tiếp tục biến đổi và phát triển.

Đây là một tiến bộ lớn được kỳ vọng có thể tạo ra những phương pháp điều trị mới nhằm vô hiệu hóa Omicron và các biến thể khác của virus SARS-CoV-2. Ông David Veesler, giáo sư tại Đại học Y khoa Washington của Mỹ, cho biết, việc xác định các kháng thể “vô hiệu hóa trên diện rộng” như vậy trên protein gai của virus – bộ phận mà nó sử dụng để xâm nhập vào tế bào người, có thể giúp phát triển những loại vaccine và liệu pháp điều trị bằng kháng thể tốt hơn, không chỉ hiệu quả khi chống lại Omicron mà còn chống lại các biến thể khác xuất hiện trong tương lai.

phat hien khang the co kha nang vo hieu hoa omicron va nhieu bien chung khac d81 6241031
Biến thể Omicron nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh: business-standard.com

“Phát hiện này cho chúng ta thấy, bằng cách tập trung vào những kháng thể nhắm đến những vị trí được giữ nguyên trên protein gai khi virus biến đổi, chúng ta có sẽ có cách để vượt qua sự tiến hóa liên tục của virus”, ông Veesler cho biết.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng Omicron có 37 đột biến trên gai protein – điều này phần nào lý giải nguyên nhân nó có thể lây lan nhanh chóng như vậy, ảnh hưởng đến cả những người đã tiêm vaccine và những người đã hồi phục sau khi mắc bệnh.

Trong báo cáo xuất bản trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã đ.ánh giá ảnh hưởng của những đột biến nói trên bằng cách phát triển một virus bị vô hiệu hóa, không sao chép được gọi là virus giả để tạo ra các protein gai trên bề mặt của nó. Sau đó, họ tạo ra virus giả có các đột biến giống đột biến của Omicron và các biến chủng khác của SARS-CoV-2 từng được phát hiện trong suốt đại dịch.

Tiếp đến, các nhà nghiên cứu đ.ánh giá khả năng liên kết giữa các phiên bản protein gai khác nhau với thụ thể ACE2 – một loại protein trên bề mặt tế bào người mà virus sử dụng như cánh cửa để xâm nhập và lây nhiễm cho các tế bào. Họ phát hiện ra rằng, protein gai đột biến của Omicron có thể bám dính tốt hơn gấp 2,4 lần so với protein gai của các biến thể khác được phân lập ngay từ đầu đại dịch.

Ông David Veesler lưu ý: “Đó không phải là sự gia tăng quá lớn, nhưng từ thời điểm bùng phát dịch SARS năm 2002-2003, các đột biến trong protein gai đã dần tiến hóa để giúp virus corona gia tăng khả năng lây nhiễm”.

Bước ngoặt lớn trong việc điều chế vaccine

Khi xem xét kháng thể dùng để chống lại những biến chủng ban đầu có tác dụng mạnh như thế nào đối với Omicron, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, kháng thể của những người từng bị nhiễm các biến chủng trước đó và những người đã tiêm một trong 6 loại vaccine phổ biến nhất hiện nay, đều giảm khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm.

Trong khi đó, kháng thể từ những người từng bị lây nhiễm, đã hồi phục và được tiêm 2 liều vaccine cũng giảm hiệu quả, nhưng mức độ giảm rất nhẹ, chỉ kém hơn khoảng 5 lần. Điều đó chứng tỏ rằng việc tiêm phòng cho những người từng mắc bệnh rất hữu ích.

Kháng thể từ những người đã được tiêm liều vaccine mRNA tăng cường do Moderna và Pfizer sản xuất, trong trường hợp này là những bệnh nhân mắc bệnh thận phải lọc m.áu, có tác dụng vô hiệu hóa virus thấp kém hơn 4 lần.

“Điều đó cho thấy, việc tiêm liều tăng cường thực sự có tác dụng trước Omicron”, ông Veesler đ.ánh giá.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng hầu như tất cả phương pháp điều trị bằng kháng thể, hiện đang được cho phép sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus đều “không có hoặc giảm rõ rệt” hiệu quả trước Omicron trong phòng thí nghiệm. Tuy vậy, kháng thể đơn dòng Sotrovimab là trường hợp ngoại lệ với hiệu quả chống lại Omicron chỉ giảm khoảng 2 hoặc 3 lần.

Nhưng khi kiểm tra lượng kháng thể lớn hơn được tạo ra để chống lại các biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu đã xác định được 4 nhóm kháng thể vẫn có khả năng vô hiệu hóa Omicron. Mỗi nhóm trong số này đều nhắm mục tiêu vào một trong 4 bộ phận đặc biệt trên protein gai không chỉ của virus SARS-coV-2 mà còn của nhóm virus corona liên quan có tên gọi sarbecovirus. Các bộ phận này có thể được bảo tồn trong quá trình virus tiến hóa bởi chúng đóng một vai trò thiết yếu và vai trò này sẽ mất đi nếu chúng bị đột biến.

Ông Veesler cho rằng việc phát hiện các kháng thể có khả năng chống lại virus thông qua nhận diện những bộ phận được bảo tồn trên protein gai của chúng sẽ giúp tạo ra những loại vaccine hay phương pháp điều trị mới có hiệu quả rộng rãi, chống được nhiều biến thể của SARS-CoV-2 có khả năng xuất hiện trong tương lai./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *