Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm mỹ phẩm nước rửa tay dưỡng da Aquavera chiết xuất hoa nhài.
Ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, lý do bị thu hồi là do sản phẩm này không đáp ứng yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu “Chất bảo quản nhóm Isothiazolinon” theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm và Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Trước đó, ngày 1/12/2021, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương có công văn báo cáo kèm theo Phiếu kiểm nghiệm số 51L765 ngày 30/11/2021 về mẫu mỹ phẩm Nước rửa tay dưỡng da Aquavera chiết xuất hoa nhài (Aquavera liquid handwash Jasmin), s.ố l.ô: 210393, ngày sản xuất: 29/6/2021, hạn dùng: 29/6/2024 (Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 25551/17/CBMP-QLD cấp ngày 03/01/2017) do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Đài Linh (Địa chỉ: Số 29/150 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) nhập khẩu và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường.
Mẫu mỹ phẩm trên được lấy để kiểm tra chất lượng tại Siêu thị Thành Đô (Địa chỉ: Số 352 Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội).
Kết quả kiểm nghiệm mẫu thử không đáp ứng yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu “Chất bảo quản nhóm Isothiazolinon” theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm (Methylchloroisothiazolinon (MCT): 22,69g/g).
Vì vậy, ngày 16/12, Cục Quản lý Dược đã ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm mỹ phẩm: Nước rửa tay dưỡng da Aquavera chiết xuất hoa nhài (Aquavera liquid handwash Jasmin), thuộc s.ố l.ô như lấy mẫu kiểm nghiệm trên.
Cục Quản lý Dược đề nghị Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Đài Linh phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng sản phẩm Nước rửa tay dưỡng da Aquavera chiết xuất hoa nhài thuộc lô trên.
Đồng thời tiến hành thu hồi toàn bộ lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định. Gửi báo cáo thu hồi sản phẩm trên về Cục Quản lý Dược trước ngày 20/1/2022.
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Sở Y tế thành phố Hà Nội kiểm tra, giám sát việc thu hồi mỹ phẩm không đáp ứng quy định, kiểm tra việc thực hiện các quy định hiện hành về sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Đài Linh; xử lý vi phạm theo quy định và báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn tiến hành thu hồi lô sản phẩm mỹ phẩm nêu trên; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Dùng mỹ phẩm giả khiến chị em nhận trái đắng: Đừng để bàn trang điểm là nơi chứa đầy chất độc hủy hoại dung nhan và sức khỏe
Việc sử dụng mỹ phẩm giả, từ kem dưỡng, làm trắng đến những sản phẩm chống nắng khiến chị em gặp họa đáng tiếc với “mặt tiền” bị hủy hoại vô cùng thương tâm.
Hàng loạt vụ mỹ phẩm giả bị phát hiện và phanh phui trên truyền thông
Khi cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, nhu cầu về làm đẹp của con người càng được chú trọng hơn. Nhất là chăm sóc da. Khi chuyện phẫu thuật thẩm mỹ còn quá đỗi xa vời với nhiều người thì trong túi của họ luôn không thể thiếu một vài món skincare cho làn da tràn đầy sức sống, cho một diện mạo trẻ trung, xinh đẹp và không đụng chạm dao kéo.
Thế nhưng, cầu đi liền với cung. Một khi nhu cầu ngày càng lớn thì nguồn cung cũng đa dạng và mỹ phẩm giả đã xuất hiện đầy mánh khóe tinh vi, luồn lách đi sâu, ăn cắp t.iền của người tiêu dùng mà chúng ta không hay biết, cứ nghĩ rằng mình đang mua sản phẩm với giá cả “hời quá đi thôi”!
Cách đây chưa đến 1 tuần, hội chị em phụ nữ ham mê mỹ phẩm dưỡng trắng da kinh hãi khi một đường dây sản xuất mỹ phẩm giả mang thương hiệu “DAKAMI” tại Hoàng Mai, TP Hà Nội bị phanh phui. Do nắm bắt được nhu cầu sử dụng mỹ phẩm nhãn hiệu DAKAMI nổi tiếng, N.Q.H. (SN1997) đã móc nối với V.T.T. (SN1990) đặt hàng Nguyễn Thị Giang (SN1988) chuyên kinh doanh mỹ phẩm tại số 10, ngách 82, ngõ 341 Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sản xuất các loại mỹ phẩm giả của nhãn hiệu DAKAMI.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện khoảng gần một tấn mỹ phẩm được đóng vào trong các hộp với số lượng khoảng 1.500 hộp sản phẩm làm giả, tương đương với 1 tấn cùng với nhiều máy móc công cụ, phương tiện, máy dập nhãn DAKAMI. Những đối tượng này khai nhận mỗi sản phẩm giả nhãn hiệu DAKAMI sẽ được bán ra thị trường với giá 220.000 đồng/hộp. Nếu toàn bộ số hàng hóa trên thực hiện bán trót lọt sẽ thu lời hàng trăm triệu đồng. Trong khi đó, giá trung bình của 1 sản phẩm này trên các sàn thương mại điện tử cũng như các website mỹ phẩm dao động từ 400.000 – 1.000.000 đồng/hộp.
Trước đó, vào tháng 4, Cục Quản lý Dược đưa ra thông báo đình chỉ lưu hành trên toàn quốc lô mỹ phẩm Kem dưỡng trắng da chống nắng do chứa kim loại nặng và chứa chất cấm mang tên Kem dưỡng trắng da chống nắng SPF 50 ban ngày (White skin care – sunscreen SPF 50 – day cream), trên nhãn sản phẩm ghi các nọi dung: “Ngày sản xuất: 20/7/2019; Hạn sử dụng: 20/7/2022; SCB: 001558/13/CBMP-HCM; Nhà sản xuất: Công ty TNHH SX – TM quốc tế Newtoday; Phân phối: Công ty TNHH XNK & PP hàng tiêu dùng Thiên Phú”.
Theo đó, mẫu kiểm nghiẹm sản phẩm không đạt yêu cầu do vượt chỉ tiêu Thủy ngân, có chứa Clobetasol propionate là thành phần không được phép sử dụng trong mỹ phẩm; được sản xuất và đưa ra lưu thông khi số tiếp nhạn Phiếu công bố đã hết hiẹu lực. Nhãn sản phẩm không có thông tin về doanh nghiẹp chịu trách nhiẹm đưa sản phẩm ra thị trường theo quy định.
Mới đầu năm nay, Cục Quản lý Dược cũng đưa ra thông báo đến người dân ngừng mua và sử dụng, đồng thời thu hồi trên toàn quốc mỹ phẩm Kem thoa mặt IQ (IQ Vitamin E whitening melasma cream) do có chứa thủy ngân. Trên nhãn sản phẩm ghi các nội dung cụ thể: “ngày sản xuất: 10/02/2020; hạn sử dụng: 10/02/2023; SĐK: 0052/01/QLD-CL, sản xuất theo TCCB: 004755/18/CBMP-HCM; do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vương Kim Long sản xuất”.
Lý do thu hồi bởi, mẫu kiểm nghiệm sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng về giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm (chỉ tiêu Thủy ngân); Nhãn sản phẩm không ghi s.ố l.ô sản phẩm theo quy định.
Đây là những vụ phanh phui mỹ phẩm giả đình đám nhất từ đầu năm đến nay, chưa tính những vụ nhỏ hơn như thu hồi son môi chứa chất cấm. Việc sử dụng mỹ phẩm giả, từ kem dưỡng, làm trắng đến những sản phẩm chống nắng khiến chị em gặp họa đáng tiếc với “mặt tiền” bị hủy hoại vô cùng thương tâm.
Mỹ phẩm giả, kém chất lượng – “thủ phạm” tàn phá “mặt tiền” khốc liệt nhất
Là bệnh viện đầu ngành về da liễu, trung bình mỗi tháng, bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận ít nhất 2-3 trường hợp đến khám chữa bệnh về da do sử dụng mỹ phẩm chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ, mỹ phẩm giả nhái mà không hay biết. Từ nhiều năm qua, bệnh viện đã thông tin hàng loạt ca bệnh bị phá hủy “mặt tiền” do thói quen dùng mỹ phẩm giả vô tội vạ, dùng sản phẩm không đảm bảo chất lượng, trôi nổi trên mạng hoặc vì rẻ nên dùng.
Đó là một bệnh nhân nữ gặp biến chứng mặt sùi như vỏ mít sau khi dùng thuốc làm trắng da cấp tốc. Được biết, bệnh nhân nữ 24 t.uổi ở Hà Nội phải nhập viện trong tình trạng vảy tiết nhiều toàn bộ vùng mặt, gần như không còn vùng da lành.
Vì tự ti với làn da bánh mật nên cô gái đã tự lên mạng tìm hiểu các phương pháp làm trắng da. Bệnh nhân đến khám tại 1 phòng khám tư tại Hà Nội và được tư vấn mua bộ sản phẩm phục hồi da gồm thuốc uống, thuốc bôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Sau một thời gian, gương mặt của cô gái trẻ xuất hiện nhiều vảy tiết ra tại những vùng bôi thuốc và được chẩn đoán là một trường hợp điển hình của viêm da tiếp xúc với mỹ phẩm.
Đó là một bệnh nhân nữ 26 t.uổi ở Nghệ An, do da mặt xuất hiện nhiều vết nám cùng trứng cá nên đã tự tìm hiểu về dưỡng chất trị nám, trứng cá và sản phẩm thay da sinh học trên mạng xã hội. Với những lời quảng cáo hấp dẫn như sản phẩm sẽ bóc hết lớp da nám, mụn và thay thế bằng một làn da mới đẹp và trắng sáng hơn, bệnh nhân bỏ ra hơn 100.000 đồng mua sản phẩm thay da sinh học trên mạng xã hội để sử dụng.
Chỉ sau vài tiếng sử dụng sản phẩm thay da sinh học, da mặt của chị có cảm giác bị châm chích, rát, thậm chí da bị đổi màu rõ rệt, thâm sạm. Do da mặt bị đau đớn kéo dài, thâm đen, bệnh nhân đã tới Bệnh viện Da liễu Trung ương để điều trị. Sau khi thăm khám, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc kích ứng, bỏng da mặt do hóa chất.
Đó là một thiếu nữ t.uổi 17 ở Ninh Thuận, vì muốn sở hữu làn da trắng nõn nà đã tự mua sản phẩm “lột thay da sinh học collagen” ở một trang bán hàng online về sử dụng nhưng bị tai biến khiến mặt l.ở l.oét, rớm m.áu… Trước đó, thấy quảng cáo online giới thiệu hình ảnh da lột ra từng mảng lớn trắng như trứng gà kèm với cam kết trắng mịn không tỳ vết, giá chỉ 65.000 đồng nên cô đã không ngần ngại mua về sử dụng, hy vọng da mình cũng sẽ trắng như vậy.
Đây chỉ là một vài trường hợp điển hình gặp họa trong thị trường mỹ phẩm vô cùng đa dạng, phong phú với đủ mọi thương hiệu nhộn nhạo được quảng cáo qua mạng, người bán online… rất khó kiểm soát. Cái kết chung cho việc cả tin sử dụng những sản phẩm mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, mỹ phẩm rẻ t.iền… nhẹ thì không phản ứng, dùng không tác dụng; nặng thì da bị tàn phá nặng nề, nguy cơ hỏng hết “mặt tiền” giống như những trường hợp vừa nêu.
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của bất kỳ ai nhưng cần lưu ý là phải làm đẹp đúng cách
“Khi tạo ra một sản phẩm mỹ phẩm cũng cần thử nghiệm trên động vật trước, sau đó mới thử nghiệm lâm sàng trên người, khi có kết quả tốt thì sản phẩm mới được công nhận và bán trên thị trường” là lời khẳng định của TS Lê Hữu Doanh (Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương).
Do đó, công thức kem tự chế hay bất cứ loại kem không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đều vô cùng nguy hiểm. Vì mục đích kinh doanh, đôi khi những thành phần trong những công thức chữa mụn, công thức làm trắng mịn… này không chỉ là kem mà còn có chứa những thành phần thuốc nguy hiểm mà bất cứ ai cũng không thể lường trước.
Dấu hiệu sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng không chỉ là nổi mụn chi chít, khó điều trị, làn da khó phục hồi lại như ban đầu, ở những bệnh nhân bị biến chứng nặng thường sẽ phải đối mặt với các triệu chứng phù nề. Ở một số người, bôi mỹ phẩm kém chất lượng còn có thể gây tổn thương sâu trên da như vết loét, thậm chí là sẹo.
Để điều trị cho bệnh nhân từng dùng mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là những loại có chứacorticoid, bác sĩ phải căn cứ cụ thể vào từng mức độ tổn thương, thể bệnh để có những phác đồ điều trị riêng. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương của làn da.
Ở thể nhẹ, bệnh nhân có thể khôi phục làn da như ban đầu. Tuy nhiên, nếu ở thể nặng, bệnh nhân có thể bị tổn thương da vĩnh viễn, thậm chí để lại khiếm khuyết trên da không thể khắc phục.
Chính vì vậy, làm đẹp là nhu cầu chính đáng của bất kỳ ai nhưng cần lưu ý là phải làm đẹp đúng cách. Khi sử dụng mỹ phẩm, chị em nhất định phải mua những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được bán tại những cơ sở và nhãn hiệu uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Cách tốt nhất trước khi quyết định làm đẹp da hay chữa mụn trứng cá… bằng bất cứ sản phẩm nào, bạn nên xin tư vấn của bác sĩ da liễu để có được cách chăm sóc, điều trị da chuẩn y khoa.