F0 sau thời gian điều trị COVID-19 có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau khiến cơ thể bị suy kiệt, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh n.hiễm t.rùng.
Vì vậy, dinh dưỡng rất quan trọng với người sau khi điều trị COVID-19.
Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến – Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những bệnh nhân COVID-19 có thể bị sốt n.hiễm t.rùng, suy hô hấp trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, sau thời gian điều trị tình trạng sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm, cơ quan hô hấp, tiêu hóa bị suy yếu, người bệnh có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau.
Người bệnh bị suy dinh dưỡng làm giảm khối cơ và suy giảm chức năng, ảnh hưởng xấu tới mô mỡ và khối xương, làm cho cơ thể bệnh nhân bị suy kiệt. Đồng thời suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng tới sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh n.hiễm t.rùng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Dưới đây là những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho F0 sau điều trị COVID-19 doThS.BS. Nguyễn Văn Tiến cung cấp.
1. Chế độ dinh dưỡng cho F0 sau điều trị COVID-19 phục hồi sức khỏe
Năng lượng trong khẩu phần sẽ được cung cấp bởi các thực phẩm trong chế độ ăn thuộc 3 nhóm:
Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường (gạo, ngũ cốc, khoai, củ);Nhóm thực phẩm giàu đạm (các loại thịt động vật, thịt gia cầm, cá và thủy sản, đậu, đỗ các loại);Nhóm thực phẩm giàu chất béo (mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu).
Thông thường, chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỷ lệ hợp lý từ 3 chất sinh năng lượng là đạm (protein) từ 13-20%, chất béo (lipid) từ 20-25% và chất bột đường (glucid) từ 55-65%.
Ví dụ một người cần có tổng năng lượng ăn vào là 2000 kcal/ngày với tỷ lệ năng lượng từ P:L:G là 15:20:55 thì sẽ cần được cung cấp 300 kcal từ 75g chất đạm, 400 kcal từ 45g chất béo và 1100 kcal từ 275g chất bột đường.
Ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản… đậu, đỗ…). Ngoài ra, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần.
Tuy nhiên, người mới khỏi bệnh COVID-19 nên chọn protein có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu. Các amino acid có vai trò duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể, tham gia vào các hàng rào bảo vệ, sự dịch chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng.Chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng n.hiễm t.rùng, góp phần chống lại đại dịch COVID-19, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ cũng như cho cá nhân và gia đình người bệnh.
Về chất béo, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, tỷ lệ chất béo động vật/chất béo tổng số dưới 60%. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt…), các loại động vật có vú (lợn, bò…).Bộ Y tế
Người sau điều trị COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở.
Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì nó khó tiêu;
Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản… đậu, đỗ…).
Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa 2 cốc/ngày, vì sữa có đủ các thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu phù hợp với người mới khỏi bệnh. Đặc biệt với sữa năng lượng cao, làm cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi.
Bình thường, khi đói, chúng ta muốn ăn và thèm ăn, với người đói (thiếu) vi chất dinh dưỡng và đường tiêu hóa yếu kém thì ngược lại, họ thường mất cảm giác đói và thèm ăn. Vì vậy, để hỗ trợ cho đường tiêu hóa, thì người bệnh nên bổ sung thêm probiotic mỗi ngày 2 lần, đồng thời bổ sung viên đa vitamin – khoáng chất cho người lớn, hay các dạng siro hay cốm đa vitamin – khoáng chất cho t.rẻ e.m giúp người bệnh có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, giúp cơ thể mau bình phục hơn.
Tằng cường ăn rau xanh, hoa quả.
2. Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả
Các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với người sau điều trị bệnh là vitamin A, C, D, E và chất khoáng như sắt, kẽm,… có vai trò trong chống viêm, chống n.hiễm t.rùng.
Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin – khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Ăn các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng có chứa nhiều vitamin A, C, E.
Ngoài ra, rau quả còn góp giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Nhu cầu rau xanh và hoa quả là từ 400 – 600 g/người/ngày.
Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối và nhiều cholesterol
3. Tăng cường bổ sung nước
Người mắc bệnh COVID-19, thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và n.hiễm t.rùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết.
Việc lựa chọn nước uống để bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, các chất chống o xy hóa, các loại nước được chế biến rất đơn giản từ rau xanh, hoa quả và rất nhiều các loại khác tùy theo sở thích của mỗi người.
Các loại nước sinh tố hoa quả, ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước soài, rau má,… để cung cấp lượng vitamin C, A là cần thiết cho cơ thể.
F0 sau khi điều trị COVID-19 không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, óc.
4. Thực phẩm cần hạn chế đối với F0 sau điều trị COVID-19
– F0 sau khi điều trị COVID-19 không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, óc… Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày.
– Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…
– Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.
Toa “thuốc thần” thuyết phục cô gái trẻ mắc Covid-19 hợp tác điều trị
F0 là nữ bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ, không chịu cho bác sĩ lấy m.áu, truyền thuốc. Để thuyết phục người bệnh, bác sĩ phải dùng “chiêu” dỗ dành: “Đây là thuốc thần, tiêm vào có thể trở nên xinh đẹp, thông minh…”.
Ca bệnh đặc biệt ở bệnh viện điều trị Covid-19 của Hà Nội
Bệnh viện Thanh Nhàn là tuyến cuối trong điều trị Covid-19 tại Hà Nội. Bệnh viện đang điều trị 108 F0, trong đó 31 F0 thuộc tầng 3 (nặng, nguy kịch) và 77 F0 thuộc tầng 2 (mức độ trung bình). Viện này được Sở Y tế Hà Nội giao 50 giường điều trị bệnh nhân tầng 2 và 250 giường bệnh nhân tầng 3.
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Bệnh viện Thanh Nhàn, một trong những ca bệnh nặng nhất là một bệnh nhân nam, 86 t.uổi, Sơn Tây, có t.iền sử bệnh lý nền tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, suy thận và chưa tiêm vắc xin Covid-19.
Khu vực cách ly của bệnh viện
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân đã suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản thở máy, hiện đang phải lọc m.áu liên tục. Bệnh nhân có tình trạng bão Cytokines nhưng vì suy gan, suy thận nên không thể điều trị bằng thuốc kháng virus.
Có bệnh nhân không chỉ phải dùng lời nói thuyết phục, các bác sĩ còn phải nghĩ ra “chiêu thức” để nhận được sự hợp tác.
Nữ bệnh nhân sinh năm 1984 ở Hà Nội nhập viện ngày 11/12 cũng là một trường hợp như vậy. Chị là F0 trong gia đình có 3 người đều mắc Covid-19. Khi được chuyển đến Bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh nhân trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, tím môi, đầu chi, SPO2 chỉ 60, 70%%.
Là một bệnh nhân thiểu năng trí tuệ, chị còn có các bệnh nền như béo phì, đái tháo đường. Với trường hợp này, các bác sĩ phải lấy m.áu xét nghiệm, cho thở oxy và truyền thuốc tuy nhiên bệnh nhân không hợp tác.
3 nam bác sĩ được huy động giữ bệnh nhân, để bác sĩ còn lại lấy m.áu, truyền thuốc nhưng F0 liên tục giằng co, nhất quyết không cho can thiệp.
Cuối cùng, các bác sĩ đành nảy ra một ý tưởng để thuyết phục bệnh nhân. Bác sĩ Hoa dỗ dành: “Đây là thuốc thần, tiêm vào có thể trở nên xinh đẹp, thông minh. Chị có muốn làm cô giáo, làm bác sỹ không?”.
“Nghe nói vậy, bệnh nhân thích lắm, trả lời: “Có, muốn làm cô giáo”. Bệnh nhân đưa tay ra cho bác sĩ lấy m.áu nhưng vẫn e ngại. Tôi lại tiếp tục thuyết phục: “Ăn kẹo mút, bim bim nhé, lấy ít m.áu này ra đổi được nhiều kẹo mút lắm. Chị muốn lấy mấy cái kẹo mút?. Nữ bệnh nhân gật đầu bảo: “5 cái đi”. Tôi cười nói: “Cho 10 cái luôn”, bác sĩ Hoa kể lại.
Sau khi được động viên, dỗ dành bệnh nhân rất hợp tác để bác sĩ tiến hành lấy m.áu, truyền thuốc và cho thở oxy. Sau khi thở oxy qua mask, chỉ số SpO2 của bệnh nhân lên được 96, 97%, tỉnh táo và qua cơn khó thở.
“Hôm sau, chúng tôi phải gọi điện nhờ ship ngay một túi kẹo mút “trả nợ” cho F0, dĩ nhiên là chỉ cho chị ngắm kẹo, cầm chơi và không ăn vì bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Hỏi chị thích lấy màu xanh hay đỏ, chị hồn nhiên bảo: “màu đỏ”.
Do lượng bệnh nhân nặng quá tải nên 1 ngày sau, F0 này được chuyển sang Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (quận Hoàng Mai) để tiếp tục điều trị. Bố mẹ chị vẫn đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Áp lực ở bệnh viện tuyến cuối điều trị F0
Bác sĩ Hường chia sẻ, các nhân viên y tế của bệnh viện đang làm việc với cường độ cao để đáp ứng với tình trạng số lượng F0 nhập viện gia tăng nhanh, đặc biệt là bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên.
Bác sĩ Nguyễn Hoa, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thanh Nhàn cũng cho biết: “Các bác sĩ, điều dưỡng đang phải căng mình để làm việc, khối lượng việc gấp 3, 4 lần thời điểm chưa có Covid-19. Mỗi đợt, mỗi nhân viên y tế sẽ “trực chiến” khoảng 21 ngày, sau đó cách ly thêm 7 ngày tại bệnh viện trước khi được về nhà để bác sĩ khác thay ca.
Thời gian làm việc của họ liên tục, gần như không có ngày nghỉ. Mặc dù có chia ca nhưng bất kể ngày đêm, các y bác sĩ đều được điều động vì theo chị “bệnh nhân trở nặng đâu có chọn giờ. Như hôm qua, 1h, 3h rồi 5h sáng có người gọi, chúng tôi lại bắt tay vào việc”.
Điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Cũng theo chị, không ít lần các bác sĩ làm xong việc nhìn đồng hồ đã 2, 3h chiều lúc này suất cơm trưa cũng đã nguội ngắt. “Bệnh viện rất quan tâm nhân viên, cung cấp đủ mọi trang thiết bị nhưng nhưng tính chất công việc áp lực do số F0 Hà Nội đang tăng nhanh. Việc chăm sóc bệnh nhân cũng rất vất vả, do không có người nhà, chỉ nhân viên y tế đảm nhiệm. Dịch bệnh nên khó khăn là điều là không tránh khỏi, chúng tôi chỉ biết động viên nhau cố gắng”, chị nói.
Ngoài ra, theo bác sĩ Hoa, một vấn đề khác nữa là tâm lý gia đình các bệnh nhân. Các F0 nặng của viện đa phần các cụ già nên gia đình rất lo lắng.
“Có gia đình có 5, 6 người con và họ không thông tin với nhau. Nên xảy ra tình trạng một đêm, hết người con này lại đến người khác gọi cho bác sĩ để hỏi han tình hình bố. Trong khi các bác sĩ không còn thời gian vì mỗi ngày phải đối mặt với rất nhiều ca cấp cứu bệnh nhân nặng, nguy kịch”, chị chia sẻ.
Vì vậy theo bác sĩ người nhà nên bình tĩnh, tin tưởng để tạo điều kiện cho nhân viên y tế làm việc chăm sóc, điều trị F0 nặng.
Các bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn đa phần là bệnh nhân cao t.uổi có bệnh nền như đái tháo đường và chưa tiêm vắc xin Covid-19. Việc chăm sóc, điều trị gặp không ít khó khăn.
Bệnh nhân trung t.uổi dễ tính và hợp tác với bác sĩ nhưng bệnh nhân cao t.uổi, mắc chứng Alzheimer (suy giảm trí nhớ), việc chăm sóc, điều trị của nhân viên y tế rất khó khăn.
“Có những cụ 80 t.uổi thường xuyên trong tình trạng “nhớ nhớ quên quên”, chúng tôi liên tục phải thuyết phục nhẹ nhàng: “Cụ ăn đi, cụ truyền thuốc để mai được về”. Nhưng cũng có cụ cứ đòi giật dây truyền ra, có cụ lại xông ra ngoài “xin phép lãnh đạo cho tôi về”, bác sĩ Hoa kể lại. Với những trường hợp như vậy, nhân viên y tế lại tìm cách thuyết phục, giải thích để bệnh nhân hợp tác.
Bác sĩ Hoa công tác tại Khoa hồi sức cấp cứu, 2 tuần nay, do bệnh nhân Covid-19 nặng tăng, chị được điều động để điều trị F0. Hai vợ chồng đều bận việc vì vậy 2 con nhỏ (3 và 5 t.uổi) chị phải gửi ông bà chăm sóc giúp.
“Mấy hôm nay bận quá, tôi không có nổi thời gian để gọi về cho gia đình. Bà gọi điện vào viện hỏi: “Không thấy con gọi về lại tưởng có chuyện gì rồi”. Lúc đó, tôi chỉ biết giải thích là công việc quá bận và các cháu thì “trăm sự nhờ ông bà”, chị nói thêm.