Hà Nội có 20.154 ca bệnh Covid-19 đang được điều trị, trong đó có hơn 300 ca ở mức độ nặng, nguy kịch.
Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 23401/SYT-NVY chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai các giải pháp giảm t.ử v.ong do Covid-19.
Trước hết, với ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định nhiễm Covid-19 cần được phân loại, đ.ánh giá nguy cơ, chẩn đoán, đ.ánh giá mức độ lâm sàng để phân luồng, chuyển tuyến, tiếp nhận, điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).
Người bệnh đến khám chữa bệnh phải được sàng lọc kỹ, đặc biệt lưu ý hỏi về lịch sử tiêm chủng vaccine Covid-19. Các cơ sở khám chữa bệnh sắp xếp luồng di chuyển, khu vực khám, buồng bệnh ưu tiên để bảo vệ nhóm nguy cơ cao: người trên 50 t.uổi, mắc bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine phòng Covid-19.
Mỗi cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 sẵn sàng điều trị 2 tầng để xử trí cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19 chuyển độ. Việc tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch yêu cầu tất cả các bệnh viện không được từ chối, đảm bảo người bệnh được chuyển đến cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất. Sau khi bệnh nhân ổn định, bệnh viện thực hiện khám, phân loại mức độ bệnh, đ.ánh giá nguy cơ để phân luồng đến nơi điều trị phù hợp.
Các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân; rà soát lại cơ sở hạ tầng, hệ thống oxy (bình, bồn, chai, thiết bị phụ trợ) bảo đảm tồn trữ và cung cấp oxy y tế cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến các bệnh viện theo phân tầng điều trị.
Theo số liệu cập nhật đến hết ngày 26/12, Hà Nội có 20.154 ca bệnh đang được điều trị, trong đó tại bệnh viện là 2.460 ca, tại cơ sở thu dung điều trị của thành phố là 2.429 ca, cơ sở thu dung của quận, huyện là 5.005 ca và 10.260 người đang cách ly điều trị tại nhà (tăng 226 người so với ngày 25/12). Số bệnh nhân chuyển tầng điều trị là 229, tăng 24 bệnh nhân so với ngày 25/12.
Trước đó, ngày 16/12, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện trực thuộc trường đại học, y tế bộ ngành yêu cầu triển khai các biện pháp giảm nguy cơ t.ử v.ong người bệnh Covid-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó nhấn mạnh, hiện chưa ghi nhận biến chủng Omicron tại Việt Nam, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta là rất lớn và cùng với các biến chủng đang lưu hành sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc Covid-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ như người trên 50 t.uổi, có bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.
Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm hạn chế t.ử v.ong là yêu cầu cấp thiết.
Nghệ An: Chị t.ử v.ong, em trai nguy kịch do ăn nhầm kẹo tẩm thuốc diệt chuột
Ăn nhầm phải kẹo có tẩm thuốc diệt chuột, 2 chị em ruột phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, người chị đã t.ử v.ong sau đó.
Ảnh: Minh họa.
Ngày 2/9 trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Thiết, Chủ tịch UBND xã Hồng Thành (Yên Thành, Nghệ An) cho biết, 2 chị em ruột trên địa bàn xã không may ăn nhầm kẹo có tẩm thuốc diệt chuột. Mặc dù đã được đưa đi cấp cứu nhưng một cháu đã t.ử v.ong.
Trước đó, vào khoảng 18h ngày 1/9, hai chị em ruột V.K.H. (SN 2016) và em trai V.V.K. (SN 2018) trú xóm Hợp Xuân, xã Hồng Thành sang nhà cố nội để chơi.
Tại đây, 2 chị em không may ăn phải kẹo có tẩm bằng thuốc diệt chuột để bẫy chuột trong nhà. Ngay sau khi phát hiện, 2 cháu bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Yên Thành để cấp cứu.
“Do tình trạng quá nặng nên cháu H. đã t.ử v.ong vào sáng 2/9, còn cháu K. tiếp tục được chuyển vào một bệnh viện ở thành phố Vinh (Nghệ An) để điều trị. Sau khi xảy ra sự việc, đại diện chính quyền địa phương đã đến động viên, chia buồn với gia đình”, ông Thiết cho biết thêm.