F0 thuộc nhóm nguy cơ ở TP.HCM được uống ngay Molnupiravir dù không có triệu chứng

Tất cả các trường hợp F0 thuộc nhóm nguy cơ (trên 65 t.uổi, có bệnh nền) tại TP.HCM phải được uống gói thuốc C ( thuốc kháng virus molnupiravir) ngay trước khi đi cách ly, không cần phải có triệu chứng.

Những F0 khác chỉ được cấp thuốc khi có triệu chứng nhẹ.

Thông tin trên nằm trong kết luận của Ban Giám đốc Sở Y tế TP.HCM sau cuộc họp về chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cuối tuần qua.

Theo đó, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tất cả những trường hợp F0 thuộc nhóm nguy cơ phải được uống gói thuốc C (thuốc kháng virus Molnupiravir) ngay trước khi đi cách ly và không cần có triệu chứng. Đối với F0 không thuộc nhóm nguy cơ, tiến hành cấp thuốc khi có triệu chứng nhẹ.

Những người được ưu tiên cấp thuốc kháng virus Molnupiravir là F0 trên 65 t.uổi, có bệnh nền, theo chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ cao của thành phố.

f0 thuoc nhom nguy co o tphcm duoc uong ngay molnupiravir du khong co trieu chung f8e 6234905

Người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 cần được sử dụng ngay thuốc kháng virus Molnupiravir.

Theo Sở Y tế TP.HCM, số liệu về nhóm người nguy cơ rất quan trọng do được thu thập trực tiếp từ các mẫu phiếu “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Tuy nhiên, một số quận huyện còn chậm trong công tác triển khai cập nhật số liệu nhóm người nguy cơ. Do đó, Sở Y tế yêu cầu các địa phương nhập đầy đủ dữ liệu. Đồng thời bổ sung ngay các nội dung còn thiếu, phân công người chịu trách nhiệm nhập liệu.

Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các quận, huyện cần đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 và hoàn tất tiêm trong tháng 1/2022, triển khai đồng thời với cả nhóm nguy cơ và không nguy cơ. Mũi 3 thực hiện cách thời gian tiêm mũi 2 khoảng thời gian 3 tháng.

Đáng lưu ý, tất cả F0 vừa hoàn thành đợt điều trị được tiêm ngay, không cần chờ đủ thời gian 6 tháng sau mắc COVID-19.

Được biết, sau 2 tuần triển khai chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ nhằm giảm t.ử v.ong do COVID-19, TP.HCM đã ghi nhận hơn 580.000 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó hơn 24.000 người chưa tiêm vaccine và đang được vận động tiêm. Xét nghiệm tầm soát nhóm nguy cơ ghi nhận hơn 3.900 người bị mắc COVID-19.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các quận huyện tăng tốc xét nghiệm. Theo đó, phấn đấu thực hiện xong công tác xét nghiệm đợt 1 vào ngày 26/12 và xong đợt hai vào ngày 2/1/2022. Sau thời gian trên, ngành y tế thành phố sẽ sơ kết một tháng triển khai chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ và báo cáo UBND Thành phố.

Molnupiravir – niềm hy vọng tạo ra bước ngoặt đại dịch

Giá phải chăng và cách sử dụng dễ dàng, thuốc kháng virus molnupiravir điều trị Covid-19 có thể trở thành cánh cửa hy vọng đối với các nước đang phát triển.

Tổ chức Sáng kiến Y tế toàn cầu Unitaid và các đối tác hy vọng sẽ đạt thỏa thuận sớm nhất vào tuần sau, đảm bảo nguồn cung cho loại thuốc viên kháng virus đầu tiên ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, theo Philippe Duneton, giám đốc điều hành. Unitaid cũng đã thảo luận với hãng dược Merck về điều khoản sản xuất thuốc generic (thuốc được chuyển giao công nghệ sau khi hết thời hạn bảo hộ độc quyền).

“Đây là những điều chúng tôi chờ đợi trong tháng qua. Phương pháp điều trị này mở ra cánh cửa hy vọng. Giờ chúng ta cần tập trung sức lực và đưa nó đến với tất cả mọi người, ở cả các nước thu nhập thấp hơn”, ông Duneton nói.

Nếu được tung ra thị trường, molnupiravir được kỳ vọng có thể tạo bước ngoặt của đại dịch. Tuy nhiên, bức tranh về nguồn cung toàn cầu còn chưa chắc chắn. Ở lĩnh vực vaccine, các quốc gia thu nhập thấp dường như bị bỏ lại phía sau. Khoảng 9 tháng sau khi vaccine ra mắt, hơn 55 nước vẫn chưa tiêm chủng đủ cho 10% dân số. Hơn 20 quốc gia mới tiêm cho dưới 2% dân số.

Thuốc molnupiravir do hãng dược phẩm Mỹ Merck và công ty Ridgeback của Đức nghiên cứu phát triển, dùng điều trị Covid-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình. Đại diện Merck hôm 1/10 cho biết thuốc viên molnupiravir có tác dụng giảm gần 50% nguy cơ nhập viện và t.ử v.ong vì Covid-19, sau khi phân tích thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba với 775 bệnh nhân. Kết quả khả quan đến mức hai hãng, với sự tham vấn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), đã quyết định ngừng tiếp nhận tình nguyện viên và bắt đầu quá trình đệ đơn đăng ký phê duyệt. Merck cũng có kế hoạch gửi dữ liệu cho các cơ quan quản lý trên toàn thế giới.

Đầu năm nay, công ty thông báo đã ký các thỏa thuận chuyển giao tự nguyện, không độc quyền thuốc này với 5 nhà sản xuất Ấn Độ nhằm tăng cường nguồn cung cho hơn 100 quốc gia thu nhập thấp và trung bình sau phê duyệt. Các công ty sẽ cùng hợp tác, tài trợ, giám sát và theo dõi thử nghiệm lâm sàng tại Ấn Độ. Một nguồn tin tiết lộ thử nghiệm vẫn đang tiến hành, song có thể các hãng sẽ trình đơn xin cấp phép lên cơ quan quản lý trong vài tuần nữa.

“Lúc đó sẽ có rất nhiều molnupiravir”, nguồn tin từ Ấn Độ cho hay.

molnupiravir niem hy vong tao ra buoc ngoat dai dich 4e9 6075687

Thuốc kháng Covid-19 molnupiravir do hai công ty Merck và Ridgeback Biotherapeutics phát triển công bố hôm 17/9. Ảnh: Reuters .

Chính phủ Thái Lan đang đàm phán mua 200.000 viên molnupiravir, theo Tổng giám đốc Cục Dịch vụ Y khoa Thái Lan Somsak Akksilp. Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia cũng cố gắng đạt thỏa thuận để mua loại thuốc t.iền năng. Philippines, quốc gia đang thử nghiệm molnupiravir, kỳ vọng nghiên cứu trong nước sẽ giúp việc tiếp cận nguồn cung trở nên dễ dàng hơn.

Merck dự kiến sản xuất thuốc đủ 10 triệu liệu trình điều trị vào cuối năm, sản lượng tăng vào năm 2022. Tháng 6, hãng dược đã ký thỏa thuận cung ứng trị giá 1,2 tỷ USD với chính phủ Mỹ. Theo đó, nước này sẽ nhận được thuốc cho 1,7 liệu trình điều trị.

Số lượng thuốc ban đầu sẽ không quá dư thừa so với các ca nhiễm nCoV trên toàn thế giới. Song giá thuốc dự kiến sẽ rất phải chăng, vì vậy nó phù hợp với các quốc gia đang phát triển, Andrew Hill, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Liverpool, cho biết.

“Đây có thể là bước tiến lớn trong điều trị Covid-19”, ông nói.

Merck có kế hoạch định giá thuốc theo từng cấp độ, dựa trên các tiêu chí thu nhập của Ngân hàng Thế giới (WB), phù hợp với tài chính của từng quốc gia trong đại dịch. Theo ông Duneton, thuốc cung cấp công cụ quan trọng để đẩy lùi Covid-19 bên cạnh vaccine, song việc sản xuất cần được mở rộng và đòi hỏi nguồn kinh phí lớn hơn.

“Những gì chúng ta cần làm là tạo ra một thị trường thuốc generic chất lượng với giá cả phải chăng. Đó chính là những gì chúng ta đã thực hiện để chống lại bệnh AIDS. Nó khả thi và có thể triển khai được”, ông nói.

Molnupiravir cũng đang thử nghiệm tại Việt Nam, được Bộ Y tế đưa vào túi thuốc điều trị F0 tại nhà triệu chứng nhẹ. Kết quả thử nghiệm giai đoạn 2, được Hội đồng Đạo đức y sinh học đ.ánh giá thuốc “an toàn và hiệu quả” làm giảm tải lượng virus, góp phần giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng và t.ử v.ong. Thuốc đang tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 3

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *