Cập nhật đến 13h30 ngày 9/12, cả nước đã tiêm hơn 130 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Cả nước chỉ còn 2 tỉnh tiêm mũi 1 dưới 80%; Các tỉnh Quảng Bình, Bến Tre thêm nhiều F0 trong cộng đồng
Chỉ còn 2 tỉnh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1 ở mức dưới 80%
Cập nhật đến 13h30 ngày 9/12, cả nước đã tiêm hơn 130 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ t.uổi chỉ định tiêm chủng và trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 123.302.462 liều, trong đó có 68.910.919 liều mũi 1 và 54.391.543 liều mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 96,3% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều là 76% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,4% và 68,6%; miền Trung là 92,8% và 73,3%; Tây Nguyên là 91,0% và 60,5%; miền Nam là 98,9% và 84,7%.
Cập nhật đến 13h30 ngày 9/12, cả nước đã tiêm hơn 130 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Có 61/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho trên 80% dân số từ 18 t.uổi trở lên, trong đó có 29 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95% là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Nghệ An, Lào Cai, Điện Biện, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.
2/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine dưới 80% dân số từ 18 t.uổi trở lên là Hà Giang (78,3%) và Cao Bằng (79,7%). Bộ Y tế đã phân bổ vaccine cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng.
Hiện đã có 58/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 39 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 70%. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90% là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Điện Biên, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long và Cà Mau.
Về triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi, Bộ Y tế cho biết đã có 55 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm được 6.203.319 liều, trong đó có 5.086.261 liều mũi 1 và 1.117.058 liều mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 55,7% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 12,2% dân số từ 12 -17 t.uổi.
Quảng Bình: Thêm 56 ca mắc COVID-19, trong đó 47 ca cộng đồng
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 08/12 đến 6 giờ ngày 09/12), Quảng Bình ghi nhận thêm 56 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 47 ca cộng đồng, nâng tổng số ca từ trước đến nay lên 3.002 trường hợp.
Thống kê của tỉnh Quảng Bình cũng cho thấy từ ngày 7/10- 5/12, Quảng Bình ghi nhận 439 ca dương tính với SARS-CoV-2 là người trở về từ vùng dịch.
Tổng số ca toàn tỉnh Quảng Bình từ trước tới nay hiện là 2.575 ca, 375 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong.
Hiện Quảng Bình có 490 trường hợp đang cách ly tập trung, 4.993 trường hợp đang cách ly tại nhà.
Thống kê cho thấy hiện có 955.675 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đó 412.431 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Chỉ số này cho thấy tỉnh đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Bình Dương: Các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn thực hiện nghiêm, đồng bộ, có hiệu quả kiểm soát dịch bệnh COVID-19
Trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp, có nguy cơ bùng phát trở lại, Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm, đồng bộ, có hiệu quả kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở y tế.
Các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập; bảo đảm vật tư, hóa chất, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cơ sở y tế, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời xử lý triệt để ca bệnh, không để dịch lây lan, bùng phát.
Sở Y tế sẽ xây dựng phương án huy động các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phù hợp với năng lực chuyên môn, điều kiện của các cơ sở và tình hình thực tiễn tại địa phương.
Đặc biệt các cơ sở y tế ngoài công lập cần có trách nhiệm tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho cộng đồng khi được huy động, chuẩn bị sẵn sàng phương án hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị cho phòng, chống dịch bệnh…
Bến Tre: Thêm 501 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng
Từ 18 giờ ngày 8/12 đến 11 giờ ngày 9/12/2021, tỉnh có 509 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 13.074 ca. Trong đó, có 5.648 ca ra viện, 72 ca t.ử v.ong.
Trong số ca mắc mới, có 501 ca ghi nhận tại cộng đồng trong tỉnh, 2 ca trong khu cách ly, 6 ca ngoài tỉnh.
Tính đến nay, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 của Bến Tre đạt 96,60 %, trong đó 81,10% dân số tiêm đủ 2 mũi. Riêng đối tượng từ 12-17 t.uổi đạt 93,87% kế hoạch.
Đang chữa ung thư tuyến giáp có nên tiêm vaccine Covid-19?
Ông Long, 45 t.uổi, nhận thông báo tiêm vaccine Covid-19 song đắn đo vì đang uống thuốc điều trị ung thư tuyến giáp, đã phẫu thuật ba năm trước.
Sau phẫu thuật, ông được bác sĩ chỉ định dùng thuốc levothyroxine 100 mcg. Hiện sức khỏe của ông ổn định, muốn tiêm vaccine sớm song e ngại đang dùng thuốc hormone tuyến giáp thay thế.
PGS. TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh nhân ung thư thuộc nhóm nhạy cảm với Covid-19 do có hệ miễn dịch yếu. Người bệnh được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, đã được phẫu thuật vẫn nên tiêm vaccine phòng Covid-19 và duy trì uống levothyroxine theo liều đang dùng mà không phải dừng thuốc.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Phương, bệnh nhân cần xét nghiệm để kiểm tra hiện tại đã đạt bình giáp hay chưa. Nếu bạn đang suy giáp hoặc cường giáp, bác sĩ sẽ điều trị liều hormone tuyến giáp.
“Nhiều người bệnh ung thư nhờ tư vấn về tiêm vaccine phòng Covid 19. Họ đã điều trị ổn định ung thư hoặc đang xạ trị, hóa trị, điều trị đích, nội tiết…, phản hồi sau tiêm chủng cũng không xảy ra vấn đề gì quá đặc biệt”, bác sĩ Phương nói. Do đó, người bệnh ung thư cần trao đổi với bác sĩ điều trị cũng như bác sĩ khám sàng lọc để tiêm chủng hiệu quả và an toàn.
Bác sĩ Lâm Quốc Trung, Phó trưởng khoa Hóa trị ung thư Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết levothyroxine là một hormone tuyến giáp tổng hợp, thường được điều trị trong bệnh lý về tuyến giáp không thuộc các nhóm thuốc nhằm trong danh mục hạn chế tiêm vaccine Covid-19.
Tất cả khuyến cáo trên thế giới đều đề nghị bệnh nhân ung thư nên được tiêm phòng ngay khi có thể nếu không có chống chỉ định, giúp giảm nhẹ triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh. Trong đó, bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối đang xạ trị và hóa trị thuộc nhóm thận trọng tiêm chủng, cần sàng lọc kỹ, theo ” Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 ” của Bộ Y tế, ngày 10/8.
Bộ Y Tế đề nghị trì hoãn tiêm chủng với người có t.iền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng; Người đang mắc bệnh cấp tính; Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. Phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm vaccine (nếu có cam kết), tuy nhiên không áp dụng với vaccine Sputnik V. Họ thuộc nhóm người cần thận trọng tiêm chủng.
Đối tượng thận trọng tiêm chủng là người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác; Người có bệnh nền, bệnh mạn tính; Người mất tri giác, mất năng lực hành vi; Người có t.iền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông m.áu; Phụ nữ mang thai trên 13 tuần; Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống gồm nhiệt độ dưới 35,5 độ C và trên 37,5 độ C, mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút, nhịp thở trên 25 lần/phút…
“Do đó, với người đã điều trị ung thư ổn định, sức khỏe bình thường, để tiêm vaccine phòng Covid-19 chỉ cần tuân thủ hướng dẫn chung cho mọi người là đủ”, bác sĩ nói.
Ngoài ra, trước tiêm phòng vaccine Covid-19, bạn cần trả lời các câu hỏi sàng lọc. Bác sĩ sẽ thăm khám sàng lọc trước tiêm và đưa ra quyết định tiêm chủng cho bạn. Sau tiêm, người bệnh cần được theo dõi sát sao để phát hiện và xử lý kịp thời các tác dụng phụ, nếu có.