Thấy con mới 9 ngày t.uổi có dấu hiệu viêm da, gia đình đã cho con uống thuốc nam không rõ nguồn gốc chữa viêm da.
Sau 2 ngày uống thuốc nam, trẻ nguy kịch tính mạng, suy đa tạng, rối loạn đông m.áu .
Trẻ bị nguy kịch sau uống thuốc nam không rõ nguồn gốc là bé H.N.H (13 ngày t.uổi, trú tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ).
Trẻ 9 ngày t.uổi đã cho uống thuốc nam
Tin từ Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh nhi được chuyển đến từ Trung tâm y tế huyện với chẩn đoán viêm phổi. Thời điểm vào viện, bé có tình trạng suy hô hấp nặng không đáp ứng với thở oxy, được các bác sĩ cấp cứu đặt ống nội khí quản, thở máy.
Khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả cho thấy trẻ có tình trạng suy gan, thận nặng, kèm theo tình trạng suy tim rất nặng, rối loạn đông m.áu nặng nề, toan chuyển hoá nặng, nước tiểu gần như không có, xuất huyết nhiều vị trí trên da.
Hình ảnh trên phim chụp X-quang phổi cũng cho thấy có rất nhiều tổn thương. Các kết quả xét nghiệm hoàn toàn không tương xứng với chẩn đoán viêm phổi ban đầu.
Bệnh nhi H suy đa tạng sau khi uống thuốc nam đang được điều trị tại đơn nguyên Cấp cứu – Hồi sức tích cực và chống độc Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ). Ảnh BVCC
Tiến hành khai thác lại các yếu tố t.iền sử bệnh từ phía gia đình, được biết, cách ngày vào viện 4 ngày, trẻ có dấu hiệu bị viêm da nên gia đình đi cắt thuốc nam về cho trẻ uống 2 ngày.
Tuy nhiên sau đó tình trạng viêm da của trẻ không những không cải thiện mà trẻ còn xuất hiện các triệu chứng nặng hơn nên gia đình đưa trẻ đi khám.
Bác sĩ Nguyễn Đức Hậu – Trưởng khoa Nhi Sơ sinh cho biết, khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy đa tạng của trẻ là do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, các bác sĩ tiếp tục cho trẻ thở máy, đặt catheter trung tâm, đặt huyết áp động mạch xâm lấn, bù dịch liên tục.
Đồng thời, điều chỉnh rối loạn toan m.áu, rối loạn đông m.áu, bảo vệ tế bào gan, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn; Tiếp tục duy trì lợi tiểu, cho trẻ sử dụng thuốc vận mạch kết hợp kháng sinh.
Sau 6 giờ điều trị tích cực, trẻ đã bắt đầu có nước tiểu trở lại. 2 ngày sau chức năng gan, thận của bé đã cải thiện, chức năng tim ổn định.
Sau 5 ngày điều trị, trẻ được rút ống nội khí quản, hết tình trạng suy đa tạng. Theo dõi và điều trị tiếp đến ngày thứ 9, sức khỏe của bé hoàn toàn ổn định, khỏe mạnh và được cho xuất viện.
Loại thuốc nam được gia đình cho bệnh nhi uống để điều trị viêm da. Ảnh BVCC
Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc nam
Theo các bác sĩ, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung, nhiều người dân vẫn còn thói quen sử dụng các loại thuốc nam, thuốc bắc để điều trị bệnh. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.
Bệnh nhi H. không phải là trường hợp đầu tiên được ghi nhận bị ngộ độc do uống thuốc nam. Trước đó, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ ngộ độc rất nặng do sử dụng thuốc nam, thuốc cam và đặc biệt ngộ độc do sử dụng sái t.huốc p.hiện mà theo kinh nghiện dân gian để làm sạch đường tiêu hoá.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tùy tiện cho con sử dụng các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc mà nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi con có dấu hiệu bị bệnh để được thăm khám, điều trị đúng cách.
Uống thuốc nam ‘chữa được bách bệnh’, suýt c.hết do ngộ độc paracetamol
Một bệnh nhân vừa được Trung tâm chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai cứu sống sau khi bị suy đa tạng do ngộ độc paracetamol sau một thời gian uống thuốc nam chữa bệnh.
Gói thuốc nam chứa paracetamol bệnh nhân đã uống và bị ngộ độc dẫn đến suy đa tạng – Ảnh: BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai – cho biết Trung tâm vừa điều trị cứu sống cho một bệnh nhân bị suy đa tạng do ngộ độc paracetamol sau một thời gian uống thuốc nam để chữa bệnh tăng lipid m.áu.
Bệnh nhân Nguyễn Thị T (72 t.uổi, ở Lạng Giang, Bắc Giang), trước đó đi khám được chẩn đoán đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid m.áu, tăng men gan. Tuy nhiên, bệnh nhân không uống thuốc theo đơn của bác sĩ mà nghe theo lời mách của hàng xóm mua thuốc nam về uống.
Theo lời giới thiệu “thuốc này có thể chữa được bách bệnh, có bệnh gì uống cũng khỏi”, bà T. đã đặt mua và được ship đến tận nhà. Thuốc được chia thành gói nhỏ, mỗi ngày uống 10 viên chia hai lần. Được biết đây là thuốc được một người dân mua từ Hòa Bình về bán lại và rất nhiều bà con truyền tai nhau dùng.
Sau khi uống thuốc được khoảng 10 ngày, bà T. thấy mệt tăng dần, sốt, ăn uống kém, đầy tức bụng. Bà điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Giang với chẩn đoán viêm gan cấp, viêm thận cấp trên nền bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid m.áu, theo dõi ngộ độc thuốc nam.
Bà được chuyển đến Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng suy đa tạng kèm viêm phổi trên nền có nhiều bệnh mạn tính. Sau khi rà soát tất cả các nguyên nhân gây ngộ độc đều không có kết quả, nghi ngờ duy nhất được tập trung vào gói thuốc nam mà bà đang uống.
Đúng như dự đoán, kết quả của Viện pháp y Quốc gia trên mẫu thuốc nam phát hiện có chất paracetamol được trộn lẫn vào thuốc.
Bác sĩ Nguyên cho biết Trung tâm chống độc thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị ngộ độc do sử dụng thuốc nam không rõ ngồn gốc, thành phần. Việc trộn paracetamol vào thuốc nam với liều lượng không được công bố khiến bệnh nhân bị ngộ độc vì sử dụng paracetamol không theo đúng liều lượng được chỉ định.
Để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc như bệnh nhân trên, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người dân khi có bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế và uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc theo kinh nghiệm dân gian, truyền tai, mách bảo nhau, thuốc trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh “tiền mất, tật mang”.