Thuốc viên kháng virus mới hiệu quả với biến thể Omicron

Thuốc kháng virus có vai trò rất quan trọng trong nỗ lực cứu chữa bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Các nhà khoa học khẳng định các loại thuốc viên kháng virus mới của Merck và Pfizer vẫn có thể điều trị hiệu quả với biến thể Omicron.

Giới khoa học lo ngại biến thể Omicron với hơn 30 đột biến có thể tránh được các kháng thể sản sinh do miễn dịch tự nhiên hoặc do vắc xin tạo ra, theo Medical Xpress.

Các đột biến của biến thể Omicron có thể khiến các phương pháp điều trị tốt nhất với biến thể Delta, trong đó có kháng thể đơn dòng, trở nên không hiệu quả. Với phương pháp kháng thể đơn dòng, biến thể Omicron dường như có thể làm rối loạn khả năng t.iêu d.iệt virus của các kháng thể này.

Các dữ liệu cho thấy Omicron là biến thể virus dễ lây lan hơn với khả năng tránh được hệ miễn dịch. Omicron cũng có thể khiến vắc xin kém hiệu hơn. Nhiều hoặc phần lớn các kháng thể đơn dòng cũng sẽ không còn hiệu quả với Omicron, tiến sĩ Jacob Lemieux, chuyên gia tại Trường Y khoa Harvard (Mỹ), cho biết.

thuoc vien khang virus moi hieu qua voi bien the omicron c67 6211657

Các nhà khoa học tin rằng thuốc kháng virus Molnupiravir và Paxlovid vẫn sẽ điều trị hiệu quả với biến thể Omicron. Ảnh SHUTTERSTOCK

Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược Merck và thuốc Paxlovid của hãng Pfizer vẫn sẽ điều trị hiệu quả với biến thể Omicron. Nguyên nhân là do các loại thuốc kháng virus này nhắm mục tiêu vào việc ngăn cản khả năng tự tái tạo của virus thay vì nhắm vào khả năng lây nhiễm tế bào của chúng, theo Medical Xpress.

Thuốc Molnupiravir khiến virus SARS-CoV-2 tạo ra các bản sao hoàn chỉnh của chúng nhưng lại chứa các lỗi di truyền. Những lỗi này sẽ nhiều đến mức cuối cùng khiến virus bị vô hiệu hóa, tiến sĩ Jonathan Abraham, phó giáo sư vi sinh tại Trường Y khoa Harvard, giải thích.

Hãng dược Merck cho biết thuốc viên Molnupiravir có thể giảm đến 30% nguy cơ nhập viện và t.ử v.ong do Covid-19.

Trong khi đó, thuốc Paxlovid của Pfizer chứa chất ức chế protease. Chất kháng virus này cũng được dùng để điều trị HIV. Thuốc Paxlovid hoạt động bằng cách ức chế một enzym mà virus SARS-CoV-2 cần để tự tái tạo, nhờ đó làm chậm và cuối cùng ngăn chặn sự lây lan của virus. Các dữ liệu ban đầu của Pfizer cho thấy thuốc Paxlovid giảm 89% nguy cơ nhập viện và t.ử v.ong vì Covid-19.

Cả thuốc Molnupiravir và Paxlovid đều có thể được kê đơn và uống tại nhà. Tuy nhiên, với thuốc Molnupiravir, tiến sĩ Abraham lưu ý vì thuốc khiến virus tạo ra các bản sao chứa các lỗi di truyền nên nó cũng có thể thúc đẩy virus đột biến.

Kết quả có thể khiến SARS-CoV-2 tạo ra các biến thể thậm chí nguy hiểm hơn. Do đó, để ngăn chặn nguy cơ này, ông cho rằng người bệnh phải uống đúng theo chỉ dẫn để ngăn nguy cơ kháng thuốc, theo Medical Xpress.

Chiều 10/12: Việt Nam đã nhận hơn 156,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TP HCM kiểm tra việc cấp phát thuốc Molnupiravir

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận 156.421.594 liều vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đã phân bổ tổng số 143,4 triệu liều; đến 14h ngày 10/12, cả nước đã tiêm hơn 131 triệu liều; Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TP HCM kiểm tra việc cấp phát thuốc Molnupiravir.

Việt Nam đã tiếp nhận hơn 156,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đã tiêm hơn 131 triệu liều

Sáng ngày 10/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận 156.421.594 liều vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đã phân bổ 100 đợt với tổng số 143,4 triệu liều, còn khoảng 13 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.

Cập nhật đến 14h ngày 10/12, cả nước đã tiêm hơn 131 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ t.uổi chỉ định tiêm chủng và trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.

Trong tuần từ 1-8/12/2021 cả nước triển khai tiêm được 4,8 triệu liều vaccine, (giảm 5,7 triệu liều so với tuần trước đó, do đa số các địa phương đã đạt được độ bao phủ mũi 1 cao, đang chờ tiêm trả mũi 2 theo đúng thời gian quy định)…

chieu 1012 viet nam da nhan hon 1564 trieu lieu vaccine phong covid 19 bo y te yeu cau so y te tp hcm kiem tra viec cap phat thu 116 6202950

Cập nhật đến 14h ngày 10/12, cả nước đã tiêm hơn 131 triệu liều vaccine phòng COVID-19.

Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là là 123.679.408 liều, trong đó có 68.909.220 liều mũi 1 và 54.770.188 liều mũi 2.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 là 96,4% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều là 76,5% dân số từ 18 t.uổi trở lên.

Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,3% và 68,7%; miền Trung là 92,9% và 75,2%; Tây Nguyên là 91,0% và 61,0%; miền Nam là 98,9% và 85,3%.

61/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin cho trên 80% dân số từ 18 t.uổi trở lên, trong đó có 29 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95% là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Nghệ An, Lào Cai, Điện Biện, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.

2/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine dưới 80% dân số từ 18 t.uổi trở lên là Hoà Bình (77,0%) và Hà Giang (78,3%). Bộ Y tế đã phân bổ vắc xin cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng.

Hiện đã có 58/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 40 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 70%.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90% là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Điện Biên, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau.

Về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi, đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 6.383.259 liều, trong đó có 5.228.023 liều mũi 1 và 1.155.336 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 57,3% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 12,7% dân số từ 12 -17 t.uổi.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TP HCM kiểm tra việc cấp phát thuốc Molnupiravir trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0

Ngày 10/12, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc gửi Sở Y tế TP HCM về việc kiểm tra việc cấp phát thuốc Molnupiravir trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại nhà và cộng đồng tại TP HCM

Công văn cho biết, Bộ Y tế nhận được thông tin về việc một số phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội đưa tin về việc nhiều trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 tại TP HCM không tiếp cận được với thuốc Molnupiravir.

Monulpiravir hiện đang được sử dụng miễn phí và có kiểm soát trong Chương trình “Đánh giá Chương trình sử dụng thuốc molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ tại TP HCM” được phê duyệt theo Quyết định số 4068/QĐ-BYT ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, trong đó giao Sở Y tế TP HCM là đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý, tổ chức triển khai nghiên cứu theo đúng đề cương đã được Bộ Y tế phê duyệt; phân bổ thuốc tới các cơ sở y tế trực thuộc để sử dụng cho các trường hợp F0 đang điều trị tại nhà và cộng đồng.

Ngày 7/12/2021, Bộ Y tế đã phê duyệt và cấp phát bổ sung hơn 25,000 liều thuốc cho TP HCM để tiếp tục triển khai Chương trình nêu trên, nâng tổng số thuốc phân bổ cho TP HCM lên gần 100.000 liều. Trong tuần tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục bổ sung thuốc molnupiravir theo đề xuất của TP HCM để thực hiện Chương trình.

Để bảo đảm các trường hợp F0 được tiếp cận nhanh chóng và công bằng với thuốc kháng virus Molnupiravir và được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của người bệnh, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo đề nghị Sở Y tế TP HCM khẩn trương rà soát, kiểm tra các thông tin về việc tiếp cận của người bệnh COVID-19 đối với thuốc Molnupiravir;

“Chỉ đạo việc cấp phát thuốc tới người bệnh theo đề cương nghiên cứu đã được Bộ Y tế phê duyệt để người dân được tiếp cận với thuốc kịp thời và công bằng”- Công văn của Cục Khoa học công nghệ và đào tạo nêu rõ.

Cục Khoa học công nghệ và đào tạo yêu cầu báo cáo khẩn các nội dung trên về Bộ Y tế (Cục KHCN&ĐT, Cục Quản lý Dược, Thanh tra Bộ Y tế) trước ngày 11/12/2021, làm cơ sở báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Khoảng 6.500 nhà thuốc tư nhân tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại TP HCM

Sở Y tế TP HCM cho biết cơ quan này vừa vận động, kêu gọi khoảng 6.500 nhà thuốc tư nhân tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Các nhà thuốc này phân bố khắp 22 quận, huyện và TP Thủ Đức, ở khu vực đông dân cư như chợ, khu công nghiệp. Với đặc điểm này, Sở Y tế TP HCM đ.ánh giá sự tham gia của các đơn vị này là rất cần thiết khi tình hình dịch bệnh còn phức tạp.

Theo yêu cầu của ngành y tế TP HCM, các nhà thuốc tư nhân sẽ tham gia vào 3 nhiệm vụ.

Thứ nhất, cung ứng đầy đủ và đúng theo quy định các vật dụng, thiết bị y tế, thuốc cần thiết cho công tác chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người mắc COVID-19.

Các vật dụng y tế bao gồm test nhanh kháng nguyên (theo danh mục cho phép của Bộ Y tế), máy đo nồng độ oxy m.áu (SpO2), dung dịch khử khuẩn, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý 0,9%, khẩu trang y tế, nhiệt kế.

Cận Tết, thêm thời tiết chuyển mùa, cần tăng cường phòng chống dịch COVID-19

Cập nhật mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi

Dịch COVID-19: Chuyên gia Bệnh viện K ở Hà Nội hội chẩn ca bệnh khó từ xa cùng đồng nghiệp tuyến dưới

Tiêm vaccine phòng COVID-19 có xu hướng giảm, Bộ Y tế tiếp tục nhắc các địa phương đẩy nhanh tiến độ

Về điều trị COVID-19 tại nhà, các nhà thuốc tư nhân sẽ cung ứng thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn (sử dụng theo chỉ định của bác sĩ) theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế về điều trị và chăm sóc F0 tại nhà, điều trị các bệnh lý nền.

Thứ hai, Sở Y tế TP HCM đề nghị các nhà thuốc cùng tham gia truyền thông, tư vấn và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho F0. Đặc biệt, nhân viên nhà thuốc cần phát hiện F0 có triệu chứng nghi ngờ khi họ đến nhà thuốc, sau đó hướng dẫn họ xét nghiệm tầm soát.

Trường hợp có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 cần liên hệ ngay với trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc COVID-19 tại cộng đồng để được cung cấp thuốc và theo dõi.

Thứ ba, các nhà thuốc tư nhân sẽ tham gia làm cầu nối giữa F0 với các trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc COVID-19 tại cộng đồng.

Mỗi nhà thuốc được cung cấp và cập nhật danh sách các trạm y tế, trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc COVID-19 tại cộng đồng cùng số điện thoại liên lạc của từng cơ sở y tế trên địa bàn để người dân biết và liên hệ khi cần.

Quảng Bình: Thêm 32 ca mắc COVID-19, trong đó 13 tại cộng đồng

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 09-12 đến 6 giờ ngày 10-12), Quảng Bình tổ chức xét nghiệm cho 7.654 người, ghi nhận thêm 32 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 13 ca tại cộng đồng, 27 ca xuất viện; có 23 F0 được điều trị tại nhà.

chieu 1012 viet nam da nhan hon 1564 trieu lieu vaccine phong covid 19 bo y te yeu cau so y te tp hcm kiem tra viec cap phat thu b25 6202950

Xét nghiệm sàng lọc COVID-19

Thống kê của tỉnh Quảng Bình cũng cho thấy từ ngày 7/10- 10/12, Quảng Bình ghi nhận 444 ca dương tính với SARS-CoV-2 là người trở về từ vùng dịch.

Tổng số ca toàn tỉnh Quảng Bình từ trước tới nay hiện là 3.035 ca, có 2.602 ca khỏi, 381 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong.

Hiện Quảng Bình có 569 trường hợp đang cách ly tập trung, 5.243 trường hợp đang cách ly tại nhà.

Thống kê cho thấy hiện có 965.375 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đó 419.199 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Chỉ số này cho thấy tỉnh đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *