Sau ghi nhận biến chứng, loạn tâm thần hậu Covid-19, TPHCM có động thái gì?

Đại diện Sở Y tế TPHCM cho biết, địa phương đã có nhiều chính sách để chăm lo sức khỏe cho các bệnh nhân gặp biến chứng rối loạn tâm thần hậu Covid-19.

Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình phòng chống dịch Covid-19 tại TPHCM chiều 10/1, báo chí đặt câu hỏi địa phương có chính sách gì để chăm lo cho các bệnh nhân, sau khi Sở Y tế cho biết đã ghi nhận thực tế về các biến chứng như mệt mỏi, di chứng phổi, di chứng tim mạch, rối loạn tâm thần hậu Covid-19.

Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, quan tâm đầu tiên mà TPHCM đã thực hiện là việc F0 vừa khỏi bệnh được tiêm vaccine ngay. Các phòng khám tư vấn về tâm lý thể chất, tư vấn điều trị cũng đã được lập ra.

Ngoài ra, một số bệnh viện (BV) lớn cũng đã lập hẳn khoa điều trị hậu Covid-19 như BV Nhi Đồng 1, BV Bệnh Nhiệt đới, BV Lê Văn Thịnh… Về tuyến trung ương có BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất, BV Đại học Y Dược TPHCM.

Mới đây Trường Đại học Y Dược TPHCM cũng đã ban hành cẩm nang phục hồi hậu Covid-19, với 11 chuyên đề rất thiết thực. Sở Y tế sẽ đăng tải trên website để người dân được biết.

Ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Chủ tịch Hội Đông y TPHCM cho biết thêm, Hội có tổ chức chương trình chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân hậu Covid-19, xuyên suốt trong vòng 5 tháng, bắt đầu từ 14/1. Giai đoạn 1 sẽ chăm lo cho 6.000 người cao t.uổi có công cách mạng, gia đình chính sách. Giai đoạn 2 sẽ chăm lo cho 6.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Các biện pháp chăm lo bao gồm chăm sóc sức khỏe, tư vấn nâng cao thể trạng tinh thần… Ngoài ra, các nhà thuốc cũng sẽ tham gia trong công tác chăm sóc F0.

sau ghi nhan bien chung loan tam than hau covid 19 tphcm co dong thai gi 6a8 6261917

Bệnh nhân điều trị hậu Covid-19 tại TPHCM (Ảnh: HL).

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thông tin, tiến độ tiêm vaccine mũi 3 của địa phương diễn ra rất tốt, nhưng chưa có BV nào đạt 100%. Một số nơi đã đạt 90%. Nếu duy trì tốc độ tiêm 200.000 mũi/ngày thì sẽ kết thúc trước Tết Nguyên đán.

Khi đã hoàn thành mũi bổ sung và mũi nhắc lại, trong năm 2022 TP sẽ tiếp tục điều tra và tiêm cho những người chưa đủ mũi (như người ngoại tỉnh vào), người hoãn tiêm vì lý do sức khỏe, người đến thời gian tiêm mũi 3. TPHCM cũng chuẩn bị kế hoạch tiêm cho trả từ 5-11 t.uổi, theo chỉ đạo từ Bộ Y tế.

Cũng theo ông Tâm, sau chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ lần đầu tiên thành công, TP sẽ tiếp tục chiến dịch lần 2 vào năm 2022 nhưng độ t.uổi sẽ hạ xuống từ người 50 t.uổi trở lên, có bệnh nền, sức khỏe yếu…

Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM cho biết thêm, giai đoạn 2 TPHCM sẽ mở rộng đối tượng bảo vệ là phụ nữ mang thai từ 18 t.uổi trở lên chưa tiêm vaccine.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: ‘Đã ghi nhận di chứng phổi, tim, rối loạn tâm thần sau khi mắc COVID-19’

Theo giám đốc Sở Y tế TP.HCM, vấn đề mới phát sinh là bắt đầu ghi nhận một số người gặp vấn đề về sức khỏe sau khi mắc COVID-19 khá đa dạng, bao gồm mệt mỏi, di chứng phổi, di chứng tim mạch, rối loạn tâm thần.

giam doc so y te tphcm da ghi nhan di chung phoi tim roi loan tam than sau khi mac covid 19 a3f 6257473

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng – Ảnh: DUYÊN PHAN

Tham luận tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 sáng 8-1, ông Tăng Chí Thượng – giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho rằng WHO, các nhà khoa học và các quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023. Có thể xuất hiện các chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến khó lường.

Trước tình hình đó, TP.HCM cũng không ngoại lệ dù số ca mắc, số chuyển nặng và t.ử v.ong giảm sâu. Theo đó, ngày 7-1, TP ghi nhận 18 ca t.ử v.ong, trong đó có 7 ca từ tỉnh chuyển lên. Đây là mức t.ử v.ong thấp nhất kể từ đợt cao điểm đến nay.

Với quyết tâm tăng độ bao phủ vắc xin đến người dân, nhất là nhóm người có nguy cơ, cùng với những tín hiệu lạc quan về thuốc kháng virus, theo ông Thượng, TP có cơ sở và niềm tin để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

TP.HCM cũng đã xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến thể Omicron. Theo đó sẽ triển khai các hoạt động kiểm soát người nhập cảnh, xét nghiệm nhanh khi vừa nhập cảnh, nếu dương tính sẽ cách ly tại bệnh viện dã chiến số 12 và lấy mẫu PCR giải trình tự gene. Đồng thời, có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ tại địa phương.

Năm 2022, ngành y tế TP xác định 2 nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời. Đó là hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo chăm sóc sức khỏe và chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế.

Giám đốc Sở Y tế cũng cho biết thêm, một vấn đề mới phát sinh là TP bắt đầu ghi nhận một số người gặp vấn đề về sức khỏe sau khi mắc COVID-19 khá đa dạng, bao gồm mệt mỏi, di chứng phổi, di chứng tim mạch, rối loạn tâm thần… Ngành y tế xem đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2022.

Theo đó, ngoài việc huy động các chuyên gia thuộc các lĩnh vực sức khỏe xây dựng kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân, TP sẽ khôi phục hoạt động điều trị các bệnh thông thường, chủ động phát hiện các vấn đề sức khỏe hậu COVID-19; tăng cường phối hợp đông tây y… Đặc biệt, sẽ tổ chức tổng đài chăm sóc sức khỏe tâm thần, đẩy mạnh các hoạt động điều trị sức khỏe tâm thần các cấp.

“Ngành y tế cũng tổ chức nghiên cứu tác động của COVID-19 với các lĩnh vực và tạo điều kiện cho người sau mắc COVID-19 trở lại cuộc sống bình thường”, ông Thượng nhấn mạnh.

6 chiến lược y tế

Thực hiện nghị quyết số 128 của Chính phủ, TP.HCM đã ban hành chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn gồm 6 nhóm cụ thể:

– Bao phủ vắc xin phòng COVID-19 đến từng người dân.

– Kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

– Chăm sóc và quản lý F0 tại nhà.

– Thu dung điều trị F0 tại các bệnh viện.

– Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

– Nâng cao năng lực phòng, chống dịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *