Làm việc này khiến bạn tăng nguy cơ đột quỵ tới 60% chỉ trong 1 giờ

Đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu và nó có thể xảy ra trong chớp nhoáng, không lường trước được.

Theo trang tin Best Life, một hoạt động có thể khiến nguy cơ đột quỵ của bạn tăng vọt 60% chỉ trong vòng 60 phút, đó là vận động nặng.

Đại học Quốc gia Ireland (NUI Galway) đã phân tích 13.462 trường hợp đột quỵ cấp tính và kết luận vận động quá sức có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ trong vòng 1 giờ sau khi tập luyện. Trên thực tế, 1/20 bệnh nhân đã hoạt động nặng ngay trước khi họ bị đột quỵ.

lam viec nay khien ban tang nguy co dot quy toi 60 chi trong 1 gio 23a 6204366

Chớ vận động nặng trong thời gian dài. Ảnh SHUTTERSTOCK

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí American Journal of Epidemiology cũng đưa ra kết luận tương tự. Trong số 390 bệnh nhân, 21 người (chiếm 5%) cho biết đã tham gia vận động vừa phải hoặc vận động mạnh liên tục trong vòng một giờ, và 6 người đã nâng vật nặng ít nhất 50 pound (khoảng 23 kg) trước khi họ bị đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ.

Các nhà nghiên cứu còn xét đến đến nhiều yếu tố khác của người bệnh như t.iền sử bị huyết áp cao, béo phì hoặc hút thuốc.

Điều đáng lo ngại hơn cả là mối liên hệ giữa vận động mạnh và nguy cơ xuất huyết não (ICH). Khi các động mạch nhỏ trong mô não bị vỡ, gây c.hảy m.áu trong não, nó sẽ đe dọa tính mạng người bệnh. 10% các ca đột quỵ đều là do xuất huyết não, và tỷ lệ t.ử v.ong là 40%. Khoảng 70% bệnh nhân bị biến chứng lâu dài. Việc vận động quá sức làm tăng 60% nguy cơ xuất huyết não trong vòng một giờ sau đó.

Theo trang tin Best Life, sự tức giận và phiền muộn cũng là những tác nhân làm tăng 30% nguy cơ đột quỵ, và còn tăng cao hơn nữa nếu người bệnh thuộc nhóm học vấn thấp hoặc không có t.iền sử bị trầm cảm. Nghiên cứu của NUI Galway nhận thấy cứ 11 bệnh nhân đột quỵ thì có 1 người đã tức giận hoặc khó chịu trong vòng một giờ trước khi cơn đột quỵ xảy ra.

Xử trí và tránh tái phát đột quỵ thế nào

Xin hỏi bác sĩ, người từng bị đột quỵ thì cách xử trí khác biệt không so với người có triệu chứng lần đầu, làm thế nào để tránh tái phát? (Huỳnh Toàn, 43 t.uổi, TP HCM).

xu tri va tranh tai phat dot quy the nao d7d 6151369

Trả lời:

Chào bạn, tôi sẽ trả lời hai ý như sau. Khi xảy ra đột quỵ cần cấp cứu thì không phân biệt người đó từng bị đột quỵ trước hay chưa, tất cả đều cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Thông tin về t.iền sử bị đột quỵ do người nhà cung cấp và kết quả chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ não sẽ được bác sĩ sử dụng để quyết định các biện pháp điều trị, nhưng chỉ một số trường hợp ảnh hưởng đến quyết định điều trị thôi. Ví dụ như người có t.iền sử xuất huyết não hoặc nhồi m.áu não trong vòng một tháng trước có thể không phù hợp để chích thuốc tiêu huyết khối mà chỉ can thiệp nội mạch tái thông.

Để phòng tránh tái phát, người bệnh cần tầm soát điều trị các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim…, giữ lối sống lành mạnh. Ngoài ra, người đã từng bị đột quỵ cần phải uống các thuốc phòng ngừa được bác sĩ kê toa tùy theo căn nguyên đột quỵ của mình, tuân thủ chỉ định và tái khám thường xuyên lâu dài.

Ví dụ, người bị xơ vữa động mạch cần uống thuốc chống tiểu cầu aspirin, clopidogrel, hoặc cilostazol, kèm theo là thuốc mỡ m.áu. Người có bệnh tim – rung nhĩ cần uống thuốc chống đông m.áu hoặc các thuốc kháng đông thế hệ mới như dabigatran, rivaroxaban, hoặc apixaban.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng
Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *