Thò chân ra khỏi mền khi ngủ có tốt không?

Nhiều người có thói quen khi ngủ mền thì rụt 2 bàn chân vào trong, số khác thì đưa ra ngoài.

Một số bằng chứng cho thấy đưa bàn chân ra khỏi mền có thể tác động đến giấc ngủ.

Trên thực tế, việc đưa bàn chân ra khỏi mền có thể giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ cũng sâu hơn, theo Medical Daily.

tho chan ra khoi men khi ngu co tot khong 5cf 6204645

Đưa chân ra khỏi mền có thể giúp dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK

Bàn chân góp phần giúp cơ thể hạ thấp thân nhiệt. Nói cách khác, đây là một trong những bộ phận giúp chúng ta tỏa nhiệt để cơ thể mát hơn, Giáo sư Natalie Dautovich, người phát ngôn của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ), giải thích.

Chức năng này có được là nhờ bàn chân không có lông, chứa các cấu trúc nối động mạch và tĩnh mạch với nhau. Khi nhiệt độ ấm, các cấu trúc này sẽ giãn ra, giúp m.áu lưu thông đến da nhiều hơn để hạ nhiệt.

Lúc chúng ta chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, thân nhiệt sẽ bắt đầu giảm khoảng 1 đến 2 độ C. Thân nhiệt sẽ tiếp tục giảm khi chúng ta bắt đầu chìm vào giấc ngủ và giảm thấp nhất khi ngủ say.

Tuy nhiên, ngủ đắp mền thì nhiệt độ trong mền sẽ rất ấm, đặc biệt là khi đắp chung mền với người khác. Cộng hưởng thân nhiệt với người khác sẽ giúp nhiệt độ trong mền lại ấm hơn.

Khi đó, đưa chân ra khỏi chăn sẽ giúp hạ thân nhiệt. Nếu không, chúng ta sẽ khó ngủ vì quá ấm. Bạn có thể đưa cả bàn chân hay chỉ phần ngón chân ra ngoài mền cũng đều giúp hạ thân nhiệt, Giáo sư Dautovich giải thích thêm.

Một người muốn dễ chìm vào giấc ngủ thì nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 24 độ C. Do đó, nếu có sử dụng máy điều hòa thì không nên hạ nhiệt độ xuống thấp dưới mức này. Nhiệt độ phòng nên ở mức thoải mái, tránh nằm ngay luồng gió thổi ra của máy lạnh, theo Medical Daily.

Mất 6 tiếng đồng hồ để nối bàn tay bị đứt lìa

Ngày 13-5, thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark cho biết, các bác sĩ vừa nối thành công bàn tay b.ị c.hém đứt gần lìa cho một nữ bệnh nhân.

mat 6 tieng dong ho de noi ban tay bi dut lia ec1 5763690

Bàn tay của bệnh nhân X. đã cử động được sau ca mổ cấp cứu suốt 6 tiếng đồng hồ

Trước đó, khuya ngày 4-5, bệnh nhân L.T.X., ngụ tại TP.Biên Hòa đã được đưa vào Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark cấp cứu cho trong tình trạng sốc do mất m.áu nhiều, cổ bàn tay trái đứt gần lìa chỉ còn dính ít da khoảng 2cm. Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình đã đưa bệnh nhân vào phòng mổ gấp để “cứu sống” bàn tay cho bệnh nhân. Do bàn tay đã đứt lìa nên ca phẫu thuật vi phẫu khá phức tạp.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tịnh, Khoa Chấn thương chỉnh hình – người phẫu thuật chính cho hay, cả ê-kíp phẫu thuật phải tiến hành kết hợp nối xương, nối lại các mạch m.áu, động mạch, tĩnh mạch, dây thần kinh, gân gấp và gân duỗi cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 6 tiếng. Các bác sĩ phải dùng nhiều loại dụng cụ vi phẫu để phục hồi lại các cấu trúc giải phẫu bị đứt lìa.

Sau ca mổ 4 ngày, bàn tay của bệnh nhân X. dần hồng và ấm, các ngón tay trái đã cử động được, có cảm giác khi được tác động. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân ổn định, giao tiếp bình thường và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ Tịnh khuyến cáo, nếu gặp trường hợp đứt lìa hay gần l.ìa t.ay hoặc bàn tay, chân hoặc bàn chân do tai nạn hoặc các vật sắt nhọn cắt phải, người nhà cần phải làm sạch vết thương, băng ép cầm m.áu, bất động phần chi bị đứt hoặc ướp lạnh phần chi đứt lìa. Sau đó, cần chuyển gấp bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, càng sớm càng tốt. Nếu phần chi thể được bảo quản đúng và tiến hành phẩu thuật sớm thì tỉ lệ nối thành công sau mổ rất cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *