Cứu sống thai phụ gặp bệnh lý hiếm gặp trên thế giới

Thai phụ mắc chứng ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối đã được các bác sĩ cứu sống.

Đây là bệnh lý hiếm gặp trên thế giới, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, hơn 90% bệnh nhân sẽ t.ử v.ong.

Tin từ BVĐK Trung Ương Cần Thơ cho biết, BV vừa điều trị thành công một trường hợp bị ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối bằng kỹ thuật thay huyết tương.

Bệnh nhân nữ N.D.P, 18 t.uổi (Kiên Giang) được tuyến dưới chuyển đến BVĐK Trung Ương Cần Thơ trong tình trạng lơ mơ, không tiếp xúc, mạch nhanh, sốt cao.

Được tuyến trước chẩn đoán viêm màng não, thiếu m.áu nặng và giảm nặng số lượng tiểu cầu, thai sống 27 tuần thiểu ối. Sau nhập viện, bệnh nhân chuyển dạ sinh non b.é t.rai, bệnh nhi được chuyển đến BV Nhi đồng Cần Thơ chăm sóc và điều trị.

Còn thai phụ vẫn trong tình trạng lơ mơ, co giật liên tục, sốt cao 39 – 40 0C, da xanh, niêm mạc nhợt, số lượng tiểu cầu giảm rất nặng, kèm xuất huyết dưới da và vết bầm m.áu rải rác khắp cơ thể, suy thận tiến triển.

Các kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, tình trạng nguy kịch, nguy cơ t.ử v.ong cao.

BS CKII Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc (BVĐK Trung ương Cần Thơ) cho biết: Bệnh nhân hội đủ “ngũ chứng” của ca bệnh chẩn đoán ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.

Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng trao đổi huyết tương cùng với các thuốc ức chế miễn dịch. Truyền chế phẩm m.áu hỗ trợ kết hợp t.huốc a.n t.hần, dinh dưỡng nâng đỡ thể trạng, chăm sóc triệu chứng.

Sau điều trị, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện tốt. Người bệnh không còn rối loạn ý thức, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, hết sốt, da niêm mạc hồng, không xuất huyết dưới da.

Tình trạng thiếu m.áu, giảm tiểu cầu dần hồi phục và trở về trong giới hạn bình thường, xuất viện ngày hôm qua, 13/12/2021.

Đây là trường hợp thứ 2 mắc ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối được BVĐK Trung ương Cần Thơ điều trị thành công bằng kỹ thuật thay huyết tương. Khi thực hiện kỹ thuật này sẽ giúp giảm tỉ lệ t.ử v.ong xuống dưới 15%.

cuu song thai phu gap benh ly hiem gap tren the gioi dd1 6210753

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.

Sự nguy hiểm của bệnh lý ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thy – Trưởng khoa Huyết học truyền m.áu, BVĐK Trung ương Cần Thơ, ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối là bệnh lý rất hiếm gặp, với tỷ lệ mắc khoảng 3,7 ca trong 1 triệu dân.

Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do thiếu hụt (bẩm sinh hay di truyền) hoặc ức chế (mắc phải hay miễn dịch) của hoạt động enzyme ADAMTS-13. Mang thai có thể là một yếu tố dẫn đến bệnh lý này.

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối cần phải chẩn đoán nhanh chóng và chính xác. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, hơn 90% bệnh nhân sẽ t.ử v.ong. Vì các cục m.áu nhỏ hình thành trên khắp cơ thể của người bệnh nhưng những cục m.áu nhỏ này có thể gây hậu quả rất nặng nề.

Các cục m.áu nhỏ có thể chặn các mạch m.áu đến các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến làm tổn hại chức năng của các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như tim, não và thận.

Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng sau cơn sốt mò

Bệnh nhân sốt mò thường nhập viện trong tình trạng xuất huyết, sốt cao, phù nề, khó thở, dễ t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời.

Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, ngày 21/9 cho biết, gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt mò. Đa số người bệnh nhập viện khi đã ở giai đoạn muộn với các biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, phải dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp, thở máy, lọc m.áu, thay huyết. Trong đó, một trường hợp đã t.ử v.ong do đến viện quá muộn, không đáp ứng với điều trị.

Một bệnh nhân nữ, 50 t.uổi, ở thị trấn Lương Sơn, xuất hiện nốt mò ở vùng nếp lằn bên phải sau khi làm vườn về. Vết thương không đau, không nóng. Vài ngày sau, bà sốt liên tục, mệt…

Một người đàn ông, 48 t.uổi, ở Tân Pheo, Đà Bắc, công việc chính là chăm sóc vườn cây ở trên đồi gần nhà. Anh xuất hiện vết mò đốt ở vùng thắt lưng bên trái, hơi ngứa mà không để ý. Sau đó, anh sốt cao liên tục, khó thở.

Theo bác sĩ Tình, hai bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt ở nhà uống nhưng không cải thiện, đến khi tình trạng khó thở nặng lên mới đến viện. Cả hai nhập viện đều sốt cao liên tục, rối loạn nước, điện giải, suy đa tạng, suy hô hấp do viêm phổi, tràn dịch màng phổi, suy gan cấp và tổn thương thận cấp.

Bệnh nhân phải thở máy không xâm nhập, dùng thuốc vận mạch, bổ sung điện giải và sử dụng kháng sinh đặc hiệu với Rickettsia. Hiện, họ sốt, không thở máy, chỉ còn thở oxy, chức năng gan thận tốt hơn, cần tiếp tục theo dõi.

soc nhiem khuan suy da tang sau con sot mo eb8 6043298

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis (Orientia tsutsugamushi) gây nên, tỷ lệ t.ử v.ong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đặc hiệu.

Bệnh có biểu hiện đa dạng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán. Sốt, đau đầu, đau mỏi khắp người, vết loét ngoài da do mò đốt (dấu hiệu đặc trưng của sốt mò), phát ban, sưng các hạch, tồn thương đa cơ quan (đặc biệt là phổi, tim, gan…) là dấu hiệu chủ yếu của bệnh.

Bệnh không lây từ người sang người. Thời gian ủ bệnh 6-21 ngày (kể từ khi bị ấu trùng mò đốt). Bệnh nhân thường sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ. Vết loét gặp trong khoảng 80% các trường hợp bệnh, thường ở vùng da mềm: nách, bẹn, ngực, cổ, bụng, vành tai hoặc một số ít có thể gặp vết loét ở lưng, mi mắt, rốn.

Tổn thương các tạng thường gặp nhất là phổi với tình trạng viêm phổi, tràn dịch màng phổi gây suy hô hấp cấp phải hỗ trợ bằng thở máy. Tiếp đến là gan với tình trạng tổn thương tế bào gan phải hỗ trợ bằng lọc m.áu liên tục và thay huyết tương. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não…

Bệnh có thể gặp rải rác trong năm nhưng hay gặp chủ yếu về mùa mưa và nắng nóng. Mầm bệnh Rickettsia orientalis có ở trên ấu trùng mò và một số loài vật gặm nhấm, thú nhỏ (chủ yếu là ở chuột, chim, gà, chó), được truyền sang người qua vết đốt của ấu trùng mò (Leptotrombidium).

soc nhiem khuan suy da tang sau con sot mo d64 6043298

Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Sốt mò nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh đặc hiệu thì dễ dẫn đến suy đa tạng và t.ử v.ong. Bác sĩ cho biết kháng sinh điều trị sốt mò là những kháng sinh thế hệ cũ, giá thành thấp nhưng rất đặc hiệu với sốt mò. Vì sốt mò không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định, biểu hiện của sốt mò rất giống với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác nên dễ nhầm và bỏ sót bệnh, đặc biệt là các trường hợp không tìm được vết mò đốt và bệnh đã ở giai đoạn nặng khi đã có suy đa phủ tạng.

Nhiều trường hợp không cắt nghĩa được nguyên nhân của tình trạng suy đa phủ tạng. Khi đã sử dụng các loại kháng sinh thế hệ mới mà không kiểm soát được tình trạng nhiễm khuẩn, dựa vào yếu tố dịch tễ, bác sĩ có thể điều trị thử theo phác đồ sốt mò. Nếu đúng là sốt mò thì tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân cải thiện rất nhanh chóng, đặc biệt là dấu hiệu sốt, sau đó là cải thiện các tạng bị suy.

Để tránh ấu trùng mò đốt, bác sĩ khuyến cáo khi đi vào nương rẫy, đồi núi, mọi người cần mặc quần áo kín, quần áo có tẩm hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoate, bôi hóa chất xua côn trùng lên các vùng da hở. Tránh ngồi, nằm, phơi quần áo, đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây. Diệt chuột, sử dụng hóa chất diệt côn trùng…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *