Nhiều ngày qua ca mắc Covid-19 ở An Giang giảm nhưng có một thực tế mà ngành chức năng và người dân lo ngại là số ca mắc Covid-19 t.ử v.ong luôn ở mức cao, mỗi ngày có trên 20 ca t.ử v.ong.
Tầng 3 đang quá tải…
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh An Giang, ngày 15/12 ghi nhận 387 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có đến 297 ca trong cộng đồng. Đáng kể như, huyện Châu Phú phát hiện 84 ca trong cộng đồng.
Hiện lũy kế toàn tỉnh An Giang đến nay có hơn 28.400 ca, nhưng số ca đang quản lý điều trị chỉ hơn 4.200 ca, trong đó quản lý điều trị tại nhà hơn 2.500 ca.
Ngày 15/12, An Giang tiếp tục phát hiện 387 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có đến 297 ca trong cộng đồng. Đáng kể như, huyện Châu Phú phát hiện 84 ca trong cộng đồng (Ảnh: CTV)
Trong ngày 15/12, có 20 trường hợp t.ử v.ong, nâng số người t.ử v.ong trên địa bàn tỉnh An Giang lên 694 người, chiếm 2,4%. Đáng lo ngại, từ ngày 4/12 đến 15/12 có 245 ca t.ử v.ong, trong đó, nhiều ngày có từ 24 – 28 ca tử vong/ngày.
Ông Trần Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc (tỉnh An Giang), cho biết, Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang (đặt trên địa bàn TP Châu Đốc) tiếp nhận và đang điều trị cho khoảng 70 bệnh nhân Covid-19 dạng nặng (tầng 3), vượt khoảng 20 ca so với số giường được bố trí.
Lãnh đạo ngành y tế An Giang đang phối hợp với ngành chức năng, lãnh đạo các địa phương khẩn trương rà soát và vận động người dân tiêm vaccine phòng Covid-19, góp phần kéo giảm tỷ lệ t.ử v.ong (Ảnh: CTV).
Theo ông Tuấn, khi các bệnh nhân Covid-19 từ tầng 1-2 chuyển lên tầng 3 (Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang), các y bác sĩ điều trị ổn định thì chuyển bệnh nhân trở lại tầng 2, tầng 1. Khi bệnh viện thực hiện việc tốt việc phân tuyến vừa giảm tải cho tầng 3, nhằm chăm sóc bệnh nhân nặng tốt hơn.
Còn theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang, đơn vị đang bị quá tải ở tầng 3, do chỉ có 50 giường nhưng đang điều trị hơn 140 bệnh nhân. Nguyên nhân quá tải ở tầng 3 là do bệnh nhân mắc bệnh nền đến khám và ở lại điều trị ở tầng 3.
Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang, lượng oxy hiện nay mua khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc điều trị bệnh Covid-19. Hiện bệnh viện đã xin Sở y tế mở rộng thêm 100 giường ở tầng 2 để chuyển bệnh nhân ở tầng 3 xuống tầng 2 khi các bệnh nhân này không còn nguy kịch nữa.
Ông Trần Quang Hiền – Giám đốc Sở y tế An Giang cho biết, tầng 3 hiện quá tải, vì các cơ sở thu dung điều trị bình quân khoảng 50 giường bệnh nhưng hiện tại gần 100 giường.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Y tế, đây chỉ là hiện tượng quá tải cục bộ. Vì thời gian qua, các cơ sở tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 chưa thực hiện tốt khi khám sàng lọc, phân tầng điều trị bệnh nhân chưa hợp lý.
Ngoài ra, còn có tình trạng, bệnh nhân sau khi chuyển lên tầng 3, được các y bác sĩ điều trị ổn định, phải chuyển tầng nhưng vẫn nằm điều trị tại tầng 3 gây quá tải.
Phân tầng điều trị và nỗ lực tiêm vaccine
Theo Sở Y tế An Giang cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh An Giang có 4 bệnh viện có chức năng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nặng (theo phân tầng điều trị tầng 3), mỗi đơn vị bố trí khoảng 50 giường bệnh. Tuy nhiên, hiện nay có một số Bệnh viện số bệnh nhân nằm điều trị tại tầng 3 tăng lên 70 đến hơn 100 giường.
Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang và một số bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19 bị quá tải ở tầng 3 (Ảnh: Minh Anh).
Phân tích về số ca t.ử v.ong trên địa bàn tỉnh An Giang thời gian qua luôn ở mức cao, Giám đốc Sở Y tế An Giang Trần Quang Hiền cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là người dân chưa tiêm vaccine phòng Covid-19. Vì thực tế, trong số ca t.ử v.ong vừa qua có từ 70 – 75% số ca t.ử v.ong chưa tiêm vaccine.
Theo ông Hiền, thời gian tới, ngành y tế phối hợp với lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã tiến hành rà soát “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tiêm vét. Đối với những hộ còn e ngại với vaccine, ngành chức năng và địa phương phối hợp vận động tuyên truyền để người dân thực hiện tiêm vaccine, nhằm bảo vệ mình và người thân.
Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu cho tầng 3 để hạn chế số ca t.ử v.ong do Covid-19.
Theo Giám đốc Sở y tế An Giang, giải pháp trước mắt là các đơn vị tuyến trên và tuyến dưới phải có sự phối hợp chặt chẽ trong khâu chuyển bệnh và nhận bệnh. Đồng thời, các y bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19 ở tầng 3, tích cực vận động, giải thích cho bệnh nhân để chuyển về đúng tuyến, đúng tầng, tránh gây quá tải cho tầng 3 như hiện tại.
Ngoài ra, ông Hiền còn cho rằng, thực hiện tốt việc cách ly điều trị F0 thể nhẹ tại nhà vừa được nhân dân ủng hộ vừa góp phần giảm áp lực cho các cơ sở thu dung điều trị.
Tuy nhiên, theo ông Hiền khi cách ly điều trị F0 thể nhẹ tại nhà cần phát huy vai trò giám sát, quản lý theo dõi điều trị của Trạm y tế lưu động, Tổ Covid-19 cộng đồng để có chỉ định sớm thuốc: kháng virus (Remdesivir, Molnupiravir), kháng viêm, kháng đông, … để hạn chế bệnh chuyển từ tầng 1 lên tầng 2, tầng 3.
Tính đến ngày 14/12, toàn tỉnh An Giang số người dân trên 18 t.uổi tiêm mũi 1 đạt trên 97,8%; mũi 2 đạt 91,9%; mũi 3 đạt 11,8%; lứa t.uổi từ 12 -17, toàn tỉnh đã tiêm hơn 275.00 mũi.
Trước tình hình điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại các khu cách ly điều trị và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh An Giang còn gặp nhiều khó khăn, ngày 14/12, Công an tỉnh An Giang tổ chức lễ tiếp nhận vật tư y tế hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 và kinh phí cất nhà Đại đoàn kết. Tổng giá trị vật tư y tế hơn 3,2 tỷ đồng và kinh phí hỗ trợ cất nhà là 500 triệu đồng.
Ngay sau khi tiếp nhận, số vật tư y tế được Công an tỉnh phối hợp cùng các địa phương vận chuyển đến ngay các Bệnh viện và khu điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh.
Đông Nam Á chọn cách tiếp cận ‘chờ và theo dõi’ đối với biến thể Omicron
Tại thời điểm đỉnh dịch COVID-19 tháng 7 khi biến thể Delta càn quét khắp Indonesia, bệnh viện lớn thứ hai ở thủ đô Jakarta đang điều trị trên 250 bệnh nhân nặng và từ chối tiếp nhận mọi ca ít nghiêm trọng.
Hiện tại, bệnh viện RS Persahabatan chỉ còn 2 bệnh nhân COVID-19 cần chăm sóc đặc biệt và số giường điều trị giới hạn còn 20.
Bác sĩ Erlina Burhan, 58 t.uổi, Trưởng khoa phổi của bệnh viện, không tin cơn ác mộng hồi tháng 7 sẽ lặp lại với biến thể mới nhất là Omicron, được cho là dễ lây lan hơn nhưng ít gây c.hết người hơn Delta.
Nhân viên y tế kiểm tra hành khách khi đến sân bay Soekarno-Hatta ở Tangerang, Indonesia. Ảnh: EPA-EFE
“Hồi tháng 7, chúng tôi chưa chuẩn bị đối với sự lây lan nhanh chóng và nghiêm trọng của Delta. Giờ đây mọi thứ đã khác”, bà Erlina nói.
Khu vực Đông Nam Á từng là tâm dịch COVID-19, nhưng tỷ lệ tiêm vaccine cao hơn cộng với tỷ lệ phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 trước đó và việc người dân đã quen sống chung với COVID-19 cho thấy khu vực này sẽ tránh đi vào vết xe đổ vào giữa năm nay.
Trên 50 quốc gia đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể Omicron nhưng cho đến nay không có ca t.ử v.ong liên quan đến nó. Một nghiên cứu tại Nam Phi mới đây cũng chỉ ra rằng bệnh nhân nhiễm. Omicron chỉ có các triệu chứng thể nhẹ. Các chuyên gia cho rằng chưa cần thiết phải áp đặt các lệnh giới hạn đi lại mới.
Ngày 6/12, chính quyền Tổng thống Joko Widodo đã đảo ngược kế hoạch khôi phục các hạn chế đi lại trong kỳ nghỉ lễ cuối năm. “Đó là một quyết định đúng đắn”, Tiến sĩ Pandu Riono, nhà dịch tễ học tại Đại học Indonesia chia sẻ với báo Straits Times. Ông cho rằng hiện chưa có lý do phải lo ngại về Omicron cũng như chưa có bằng chứng về sự gia tăng ca mắc nghiêm trọng.
Sự lây lan nhanh chóng của Delta và hơn 1 triệu liều vaccine COVID-19 được tiêm tại quốc gia này mỗi ngày đồng nghĩa với việc phần lớn dân số Indonesia đã có mức độ miễn dịch nhất định với virus SARS-CoV-2.
Ông tin tưởng rằng một loạt các nghiên cứu huyết thanh học của chính phủ với 22.000 người ở khắp Indonesia, dự kiến kết thúc trong tháng này, có khả năng cho thấy một nửa dân số nước này đã có kháng thể đối với COVID-19.
Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Omicron là biến thể đáng lo ngại, các nhà lập pháp tại khu vực này đã đẩy mạnh xét nghiệm và sàng lọc, song không có ý định tái áp đặt lệnh cấm đi lại nghiêm ngặt như trước đây.
Giới chức Malaysia thông báo từ ngày 9/12 những du khách nhập cảnh nước này theo hàng lang du lịch vaccine (thoả thuận song phương cho phép người tiêm đủ hai liều vaccine không phải cách ly) sẽ cần xét nghiệm 6 ngày liên tiếp.
Singapore siết chặt yêu cầu sàng lọc với hành khách nhập cảnh, đóng băng hành lang du lịch với UAE, Saudi Arabia và Qatar. Ảnh: Straits Times
Singapore – quốc gia có 27 hành lang du lịch – thông báo sẽ đóng băng kế hoạch mở hành lang với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar và Saudi Arabia. Singapore cũng siết chặt các quy định nhập cảnh, trong đó có yêu cầu xét nghiệm PCR trước khi khởi hành và sau khi hạ cánh. Các quy định mới cũng sẽ yêu cầu người nhập cảnh phải xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại các trung tâm được chỉ định vào ngày thứ ba và thứ bảy sau khi đến.
Thái Lan đã quyết định đảo ngược các quy định về miễn cách ly cho những du khách đã tiêm phòng COVID-19 trong khi họ chờ kết quả xét nghiệm PCR. Thay vào đó, từ tuần tới, du khách sẽ phải ngủ ít nhất 1 đêm tại khách sạn cách ly trong lúc chờ kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
“Các quốc gia đang ở trong trạng thái chờ và xem. Quốc gia nào đã mở cửa biên giới vẫn sẽ duy trì mở cửa, song tăng cường xét nghiệm sàng lọc người nhập cảnh”, ông Peter Mumford, chuyên gia tư vấn về rủi ro tại Eurasia Group nhận xét.
Chuyên gia kinh tế Trinh Nguyen làm việc tại ngân hàng đầu tư Pháp Natixis ở Hong Kong (Trung Quốc) cho biết sự xuất hiện của Omicron trên thực tế có thể là điềm báo tốt khi nó có vẻ dễ lây truyền hơn nhưng lại gây triệu chứng nhẹ hơn, giúp truyền kháng thể cho nhiều người hơn trong khu vực, kết hợp với tỷ lệ tiêm vaccine đang tăng lên.
Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng không đồng đều trong khu vực hiện nay vẫn khiến các nhà hoạch định chính sách khó coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, giống như như sốt phát ban hoặc sốt vàng da.
Chỉ có một phần ba hoặc khoảng 180 triệu người Indonesia đã tiêm chủng đầy đủ. Ở Thái Lan, con số đó là 60%.
Indonesia đã nâng yêu cầu cách ly từ 3 ngày lên 10 ngày đối với khách du lịch. Chính phủ nước này cũng đã khuyến cáo khoảng 4 triệu công chức của đất nước không nên đi du lịch trong những ngày nghỉ lễ.
Ông Peter Mumford cho biết: “Một số quốc gia Đông Nam Á chưa đạt mức tiêm chủng đủ để coi COVID-19 là đặc hữu. Triển vọng vẫn chưa chắc chắn”.
Phản ứng tại Đông Nam Á đối với biến thể Omicron:
– Các quốc gia Đông Nam Á đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với 10 quốc gia ở vùng phía Nam châu Phi, mặc dù Campuchia đã dỡ bỏ quyết định này vào ngày 6/12.
– Malaysia tạm dừng các kế hoạch lập hành lang du lịch dành cho người hoàn thành tiêm chủng với các nước ca nhiều ca nhiễm Omicron.
– Singapore siết chặt yêu cầu sàng lọc với hành khách nhập cảnh, đóng băng hàng lang du lịch với UAE, Saudi Arabia và Qatar.
– Indonesia nâng gấp đôi số ngày cách ly bắt buộc từ 3 ngày lên 7 – 10 ngày.
– Thái Lan yêu cầu du khách phải ngủ ít nhất 1 đêm tại khách sạn cách ly để chờ kết quả xét nghiệm.