70% người mắc bệnh ung thư này phát hiện ở giai đoạn muộn

Phát hiện sớm ung thư phổi là mấu chốt giúp cho việc điều trị đạt được kết quả tốt hơn.

Những phương pháp điều trị hiện đại có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn 5 năm, ngay cả khi bệnh ở giai đoạn 3.

70% bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện giai đoạn muộn

Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu Globocan năm 2020, tình hình mắc và t.ử v.ong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có hơn 182.000 ca mắc mới và gần 123.000 ca t.ử v.ong do ung thư. Riêng ung thư phổi, số ca mắc mới ở cả 2 giới là hơn 34.000 người. 70% các bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn.

70 nguoi mac benh ung thu nay phat hien o giai doan muon 9b6 6213481

Thông tin đáng chú ý trên được các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần thứ 8, được tổ chức tại Hà Nội cách đây không lâu.

Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần thứ 8 là một hội nghị lớn trong chuyên ngành hô hấp của Việt Nam. Hội nghị đã hội tụ rất nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, với hơn 200 bài báo cáo với hàm lượng chất xám rất cao. Ung thư phổi là một trong những vấn đề trọng điểm được thảo luận tại hội nghị lần này.

Theo TS.BS Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi mãn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương, phổi là cửa ngõ của cơ thể, phổi yếu sẽ kéo theo nguy cơ của các bệnh toàn thân khác. Do đó, có 2 cơ quan là phổi và tim là rất quan trọng. Chúng ta có thể nhịn ăn nhịn uống một vài ngày nhưng không ai có thể nhịn thở một vài phút, tim ngừng đ.ập một vài giây.

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và có tỷ lệ t.ử v.ong đứng hàng đầu. Tuy nhiên, ung thư phổi giai đoạn đầu lại không có triệu chứng rõ ràng, điều này đã dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng là phần lớn bệnh nhân khi đến khám đều đã ở giai đoạn muộn, quá trình điều trị kéo dài và hiệu quả không cao.

Đa số người bệnh khi nhận được kết quả mình phải đối diện với ung thư phổi đều suy sụp tinh thần, chán nản. Chính những suy nghĩ này lại càng khiến sức khỏe của họ suy giảm một cách nhanh chóng. Họ rất cần sự động viên, ủng hộ của người nhà cho cả tinh thần, lẫn kinh tế để được tiếp cận với phương án điều trị tốt nhất.

Phương pháp điều trị hiệu quả ung thư phổi

Theo BSCKII Nguyễn Đức Hạnh, Phó Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương, chúng ta chưa có một biện pháp nào hiệu quả và đơn giản để tầm soát và phát hiện sớm ung thư phổi.

“Điều quan trọng là bác sĩ hô hấp ở tuyến cơ sở luôn cần có suy nghĩ rằng, những tổn thương trên phổi đều có thể là tổn thương ung thư. Những tổn thương rất rõ ràng, đặc biệt là khối mờ trên X-quang phổi thì rất dễ để nhận diện. Tuy nhiên, vấn đề là trong phổi có nhiều hình thái tổn thương không đặc hiệu, tổn thương dạng mờ, dạng đám, dạng viêm nên rất dễ nhầm sang viêm phổi, lao phổi hoặc các bệnh lý khác ở phổi”, BS Hạnh cho hay.

Phát hiện sớm ung thư phổi là mấu chốt giúp cho việc điều trị đạt được kết quả tốt hơn. Những phương pháp điều trị hiện đại có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn 5 năm, ngay cả khi bệnh ở giai đoạn 3.

Theo BS Hạnh, khi người bệnh được xác định ung thư phổi thì điều đầu tiên các bác sĩ phải xác định là bệnh đang ở giai đoạn nào. Mỗi một giai đoạn ung thư phổi lại có một biện pháp điều trị khác nhau. Phẫu thuật là phương pháp cho giai đoạn sớm. Giai đoạn 3b, 3c của ung thư phổi thì bệnh nhân phải hóa xạ trị đồng thời. Khi bệnh đã ở giai đoạn 4, bệnh nhân phải điều trị toàn thân, trong đó có phương pháp điều trị đích rất hiệu quả.

Cũng theo chuyên gia này, hiện nay đã có nhiều phương pháp tiên tiến giúp cải thiện hiệu quả điều trị ung thư phổi, đặc biệt với giai đoạn muộn.

Ví dụ như hiện nay, đã có nhiều phương pháp mới trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 không mổ được như: điều trị đích, điều trị miễn dịch… Bệnh nhân có nhiều cơ hội để tiếp cận với các phác đồ ưu việt hơn, giúp kéo dài rõ rệt thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.

45 ngày “cân não” cứu sản phụ mắc Covid-19 chạy ECMO đầu tiên ở Đồng Nai

Sản phụ ở Đồng Nai mắc Covid-19 diễn tiến suy hô hấp nặng, có lúc tưởng chừng không qua khỏi, đã được cứu sống ngoạn mục nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO).

Chiều 22/9, đại diện Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 – Bệnh viện Phổi Trung ương tại Đồng Nai, cho biết các y bác sĩ tại đây vừa cứu sống một trường hợp sản phụ nhiễm Covid-19 rất nặng. Sản phụ tên N.T.V (19 t.uổi) nhiễm Covid-19 khi đang mang thai ở tuần thứ 31.

Khi được chuyển đến trung tâm, người bệnh trong tình trạng suy hô hấp nặng, viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2, chỉ số Spo2 dưới 90%. Tính mạng của 2 mẹ con đều bị đe dọa nghiêm trọng, có lúc tưởng chừng như không thể qua khỏi.

Sau khi hội chẩn nhiều chuyên khoa, một phòng mổ tạm thời lập tức được thành lập, đặt luôn trong khu điều trị của Trung tâm với sự tham gia của kíp mổ, gây mê, hồi sức nhi, hồi sức tích cực… để sẵn sàng xử trí khi có diễn biến xấu.

45 ngay can nao cuu san phu mac covid 19 chay ecmo dau tien o dong nai 138 6046649

Sản phụ nhiễm Covid-19 khi còn điều trị tích cực. (Ảnh: BYT)

Thai phụ F0 đáp ứng không tốt với thở oxy mask nên được chuyển sang thở oxy dòng cao (HFNC).

Tuy nhiên, sau 7 ngày được theo dõi và điều trị tích cực, tình trạng suy hô hấp của thai phụ vẫn diễn biến nặng, đáp ứng kém với máy thở HFNC và được tiếp tục chỉ định đặt ống nội khí quản, thở máy.

Cuối cùng, các bác sĩ quyết định mổ bắt con để cứu sống mẹ. Cuộc phẫu thuật diễn ra dưới sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, mục tiêu là đảm bảo an toàn cho em bé (nặng 1,7kg) và duy trì các chỉ số sinh tồn của người mẹ.

Việc theo dõi người mẹ sau mổ gặp rất nhiều khó khăn với các diễn biến xấu.

Sau hội chẩn, các y bác sỹ Bệnh viện Phổi Trung ương đã quyết định thực hiện kỹ thuật đặt máy chạy tim phổi nhân tạo ECMO, kết hợp lọc m.áu cho người mẹ. Đây cũng là trường hợp bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Đồng Nai được chạy ECMO.

ThS.BS Vũ Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, trong suốt quá trình điều trị sau mổ, các y bác sĩ luôn phải theo dõi sát sao, điều chỉnh đông m.áu hàng giờ để tránh xảy ra nguy cơ c.hảy m.áu và đông m.áu cùng lúc.

3 ngày đầu sau đặt máy ECMO, tình trạng người bệnh được kiểm soát, các thông số đều khá ổn định.

Tuy nhiên tới ngày thứ 5, ống thông của người bệnh xuất hiện dịch m.áu, buộc ekip điều trị phải theo dõi sát sao tình trạng mất m.áu, kiểm soát đông m.áu. Cuối cùng, tình trạng c.hảy m.áu đã được kiểm soát.

Đến ngày thứ 8, khi các chỉ số đang được kiểm soát tốt thì khó khăn mới ập đến. Sản phụ có dấu hiệu tràn khí màng phổi bên phải.

2 ngày đặt ống dẫn lưu khí khoang màng phổi, phổi người bệnh đã nở tốt và rút được ống dẫn lưu.

17 ngày điều trị, sản phụ đã chuyển biến tích cực, tình trạng viêm nhiễm giảm, rối loạn đông m.áu và viêm phổi được cải thiện.

Tiếp sau đó, nhóm điều trị đã cai được máy ECMO cho người bệnh, rút ống nội khí quản và chuyển thở HFNC, thở oxy gọng kết hợp tập phục hồi chức năng hô hấp.

Hiện tại sau 45 ngày điều trị, sản phụ có thể tự thở khí trời, đi lại nhẹ nhàng, tự sinh hoạt cá nhân và đủ điều kiện ra viện, chăm sóc phục hồi tại nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *