Với sự phối hợp giữa Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng và Bệnh viện Đà Nẵng, sản phụ N.K.T. (SN 1995, trú xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) và con đã được cứu sống.
Ngày 15/12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, đã làm thủ tục cho sản phụ N.K.T. (SN 1995, trú xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) xuất viện sau khi sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.
Trước đó, ngày 26/11, sản phụ T. mang thai con rạ đủ tháng vào Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng và được chẩn đoán bệnh cơ tim chu sinh, huyết áp tụt, tình trạng bệnh rất nặng.
Một cuộc hội chẩn giữa Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng và Bệnh viện Đà Nẵng nhanh chóng được tổ chức. Sau hội chẩn thống nhất hướng điều trị, sản phụ được chỉ định mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, con được theo dõi tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi và chuyển sản phụ sang Bệnh viện Đà Nẵng điều trị tiếp.
Bệnh nhân N.K.T. được Bệnh viện Đà Nẵng kết nối với gia đình để tạo thêm động lực chiến thắng bệnh tật (Ảnh: Đ.Q).
Bệnh nhân chuyển cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng rất nguy kịch, tim không đ.ập, thở máy, lọc m.áu, huyết áp tụt.
Ngay lập tức, bệnh nhân được tiến hành can thiệp kỹ thuật VA ECMO (tim phổi nhân tạo). Trong quá trình tiến hành, tim bệnh nhân gần như đã ngừng đ.ập.
Xuyên suốt 8 ngày can thiệp VA ECMO, tính mạng sản phụ phụ thuộc hoàn toàn vào sự hoạt động của máy VA ECMO và các phương pháp hồi sức tích cực kèm theo như lọc m.áu, thông khí nhân tạo.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng – Phó khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đà Nẵng) – cho biết, trường hợp sản phụ T. là ca bệnh hết sức nguy kịch, tim bệnh nhân gần như ngừng đ.ập, nguy cơ rối loạn đông m.áu cao, biến chứng suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan. Vì thế, trong suốt quá trình thực hiện VA ECMO, các bác sĩ luôn phải theo dõi sát sao, điều chỉnh đông m.áu hàng giờ.
Đến ngày thứ 8 chạy ECMO, tim bệnh nhân đã bắt đầu nhúc nhích và cải thiện theo từng ngày. Những ngày tiếp theo, bệnh nhân đã giảm dần hỗ trợ và được tiến hành cai ECMO thành công.
Kịp thời cứu sống sản phụ mang song thai nguy kịch
Một sản phụ nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân, tím tái, huyết áp cao, mang song thai 36 tuần, nguy kịch tính mạng.
Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vừa phẫu thuật cứu sống thành công một sản phụ mang song thai nguy kịch vì t.iền sản giật.
Trước đó, ngày 2/12, Bệnh viện Đa khoa Quỳnh Lưu tiếp nhận sản phụ Trần Thị H. (25 t.uổi, trú thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng mang thai lần 3, thai đôi 36 tuần, sản giật nặng. Huyết áp khi vào 180/100 mmHg, phù toàn thân, kèm theo xét nghiệm Protein nước tiểu 7,1g/l, nguy kịch.
Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu, cứu sống thành công 3 mẹ con sản phụ H. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Sau khi nhập viện, thai phụ được các bác sĩ xử trí theo phác đồ điều trị t.iền sản giật, được chỉ định mổ lấy thai cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hảo, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Quỳnh Lưu cho biết: “Sản phụ H. nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân, tím tái, huyết áp cao 180/100 mmHg, song thai non tháng, nguy kịch tính mạng. Ngay sau đó, chúng tôi đã phối hợp với Khoa Hồi sức mổ cấp cứu cho sản phụ. Kíp mổ căng thẳng, kéo dài hơn một tiếng đồng hồ và đã cứu sống cả mẹ lẫn con”.
2 b.é g.ái chào đời nặng 2,2 kg và 2,3 kg sau đó được chăm sóc tại Khoa Nhi của bệnh viện. Sau 3 ngày hồi sức tích cực, sản phụ H. đã qua cơn nguy kịch, huyết áp đã được khống chế ở mức ổn định. Còn hai trẻ sơ sinh tình trạng sức khỏe tốt, đã tự bú.
2 b.é g.ái chào đời khỏe mạnh (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
T.iền sản giật, sản giật hay còn gọi là hội chứng nhiễm độc thai nghén chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến nhiều tai biến sản khoa nguy hiểm như đẻ non, thai c.hết lưu, nhau bong non…, thậm chí đe dọa đến sự sống còn của mẹ và con.
Để phòng ngừa t.iền sản giật khi mang thai, thai phụ nên đến các cơ sở y tế để khám thai thường xuyên. Đo huyết áp cũng là một trong những việc bắt buộc trong quá trình khám thai đối với những mẹ có nguy cơ bị t.iền sản giật.