Hiện nay, hầu hết các ca Covid-19 tại Việt Nam nhiễm chủng Delta. Tuy nhiên, F0 đã khỏi bệnh có thể tái nhiễm Covid-19 khi biến thể Omicron xâm nhập.
Bộ Y tế vừa điều chỉnh rút ngắn thời gian tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại từ 6 tháng xuống còn 3 tháng dành cho người trên 18 t.uổi.
Nhiều ý kiến cho rằng, đây là phương án phù hợp để tạo miễn dịch bền vững cho cộng đồng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của biến thể Omicron ít nhiều gây lo ngại xảy ra tình trạng tái nhiễm với các F0 đã khỏi bệnh.
Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tái nhiễm là tình trạng người mắc Covid-19 đã khỏi lại nhiễm chủng khác với chủng gây bệnh lần đầu.
F0 mắc Covid-19 có thể tái nhiễm biến thể mới.
“Muốn biết chính xác là tái nhiễm hay không và với chủng nào, phải thực hiện giải trình tự gen”, Tiến sĩ Hùng cho biết. Tuy nhiên, tái nhiễm rất hiếm gặp. Ông dẫn chứng, thời gian qua Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ gặp 2 trường hợp tái nhiễm thật sự.
Tiến sĩ Hùng cho biết, sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, lượng kháng thể được tạo ra có thể không đủ mạnh hoặc tồn tại không đủ lâu, sau một khoảng thời gian sẽ suy yếu và mất đi. Hoặc kháng thể tạo ra khi nhiễm chủng ban đầu không phù hợp để bảo vệ cơ thể trước chủng mới nên người bệnh tái nhiễm với chủng virus mới.
Sau khi Omicron xuất hiện, nhiều quốc gia đẩy mạnh tiêm liều nhắc lại, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để kết luận mũi 3 có hiệu quả với biến thể Omicron hay không, ông cho rằng, không ai chắc chắn.
Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết không kết luận được liều nhắc lại sẽ hiệu quả với Omicron. “Nhưng chắc chắn, nó sẽ tăng cường miễn dịch cho người dân”, bác sĩ Khanh nhận định.
Theo bác sĩ Khanh, mức độ các triệu chứng khi tái nhiễm sẽ giảm nhẹ hơn so với trước đó. Ở một số trường hợp, lần mắc bệnh sau có triệu chứng nặng hơn lần đầu thì rất có thể lần đầu không nhiễm bệnh. “Chúng ta phải dựa trên kết quả giải trình tự gen, có 2 biến thể khác nhau ở 2 lần nhiễm”, ông nhấn mạnh.
Một nghiên cứu tại Đại học Y Missouri (Mỹ) cho thấy tỷ lệ tái nhiễm ở những người từng mắc Covid-19 là 0,7%, thời gian tái nhiễm trung bình là 116 ngày. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều lần mức lây nhiễm ở những người chưa từng bị nhiễm. Việc tái nhiễm Covid-19 có thể hiểu tương tự như việc người bệnh có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần với 4 chủng khác nhau.
Tái nhiễm xảy ra với tỷ lệ rất thấp với Covid-19.
Trong khi đó, tái dương lại là hiện tượng phổ biến hơn, có thể xảy ra ở thời điểm 90 ngày sau nhiễm. Xét nghiệm ban đầu của người bệnh là dương tính, sau đó lại có kết quả âm tính, xét nghiệm tiếp theo lại dương tính.
Tuy nhiên virus lúc này chỉ là xác, khi nuôi cấy thì không hoạt động. “Những trường hợp hiện nay tại Việt Nam, người bệnh đang nhầm lẫn rằng bị mắc bệnh lại, nhưng thực tế đều là tái dương, không phải tái nhiễm”, bác sĩ Khanh cho hay.
Ở một số bệnh như Zona, sau khi khỏi, virus Herpes có thể tồn tại ở dạng ngủ. Khi cơ thể mệt mỏi, yếu, virus đang ngủ sẽ bùng lên gây bệnh. “Đây là tình trạng tái phát vì virus vẫn tồn tại trong cơ thể. Tai phát không xảy ra với bệnh Covid-19″, tiến sĩ Lê Quốc Hùng cho biết.
Trước tình hình dịch Covid-19 hiện tại và nguy cơ xâm nhập của biến thể Omicron, vắc xin vẫn là giải pháp chủ động quan trọng nhất. Hiện TP.HCM đang tích cực triển khai chiến dịch tiêm liều bổ sung và nhắc lại cho các đối tượng cụ thể, đặc biệt là nhóm nguy cơ. Theo Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM, TP đã tiêm 15 triệu liều vắc xin Covid-19, trong đó mũi 3 đạt hơn 100.000 liều.
“Chúng tôi chỉ lo không đủ vắc xin, nếu đủ, mong rằng sẽ tiêm mũi 3 càng sớm càng tốt cho người dân”, một bác sĩ chia sẻ.
Chiều 21/12: Việt Nam đã tiêm vượt mốc 140 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng, tính đến 15h30 ngày 21/12, cả nước đã tiêm hơn 140,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Các địa phương đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm để đạt độ bao phủ mũi 1.
Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ t.uổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.
Tính đến ngày 20/12, số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 130.191.031 liều, trong đó có 69.187.186 mũi 1; 59.705.639 mũi 2; 1.016.445 mũi 3 (đối với vắc xin Abdala ); 40.524 liều bổ sung và 241.237 liều nhắc lại.
PGS.TS Dương Thị Hồng- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW giám sát công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 tại tỉnh Thái Bình Ảnh:Thái Bình
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 là 96,9% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vaccine là 83,6% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,5% và 79,1%; miền Trung là 94,4% và 82,1%; Tây Nguyên là 90,7% và 66,6%; miền Nam là 99,9% và 88,9%.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 90%, trong đó 05 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Hà Giang (78,7%), Quảng Nam (82,1%), Cao Bằng (82,5%), Thái Bình (82,5%) và Thanh Hóa (83,1%).
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vắc xin cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 17/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90% ; 33/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 70 – dưới 90% ; 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 60 – dưới 70% ;
Về triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi, Bộ Y tế cho biết các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 9.267.092 liều, trong đó có 6.702.562 liều mũi 1 và 2.564.530 liều mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 73,4% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều à 28,1% dân số từ 12 -17 t.uổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 69,4% và 14,1%; miền Trung là 54,8% và 17,3%, Tây Nguyên là 67,4% và 0,5%, Miền Nam là 85,9% và 53,9%.
Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 02 liều vaccine cho nhóm t.uổi này là Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, T.iền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang.
TP HCM đang triển khai tiêm vaccine phòng COIVD-19 liều bổ sung và nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Theo đó, ngành y tế và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, tổ chức để tổ chức tiêm vắc xin bằng nhiều hình thức phù hợp và thuận tiện cho người dân.
Theo số liệu báo cáo tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19, toàn tỉnh Phú Thọ có 982.322 (97,2%) người 18 t.uổi đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine, 942.254 (93,2%) người đã được tiêm đủ 2 mũi. Tuy nhiên, hiện nay, tiến độ tiêm chủng rất chậm, đặc biệt một số địa phương đã được phân bổ vaccine nhưng chưa tổ chức tiêm chủng.
Phú Thọ vừa có kế hoạch tổ chức tiêm liều bổ sung, nhắc lại vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên trên địa bàn tỉnh. Tỉnh sẽ tiến hành tiêm mũi thứ 3 cho khoảng 157.540 người, trong đó, 116.302 người thuộc nhóm nguy cơ cao; 41.238 người thuộc nhóm lực lượng tuyến đầu chống dịch. Loại vaccine được tiêm sẽ cùng loại với liều vaccine cơ bản đã tiêm hoặc vaccine mRNA.
Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch và triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 mũi thứ 3 cho toàn dân trên địa bàn tỉnh. Chiến dịch tiêm vacine phòng Covid-19 mũi thứ 3 sẽ được triển khai cho khoảng trên 950.000 người dân từ 18 t.uổi trở lên đã được tiêm vaccine đủ 2 mũi.
Theo kế hoạch, chiến dịch sẽ được triển khai 3 đợt: Đợt 1 (từ ngày 20/12 đến 15/1/2022); đợt 2 (từ ngày 15/1 đến 25/1/2022) và đợt tiêm vét sẽ triển khai sau ngày 25/1/2022.
Trước đó, ngày 17/12, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi các địa phương và đơn vị liên quan về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại.
Một thay đổi đáng chú ý trong văn bản này là khoảng cách tối thiểu giữa mũi nhắc lại và mũi cuối cùng của liều cơ bản đã được rút ngắn còn 3 tháng thay vì 6 tháng như trước đây.