Những điều nên – không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?

Các chuyên gia khuyên không nên đợi một loại vắc xin Covid-19 nào đó, mà hãy tiêm vắc xin ngay khi có sẵn.

Thực hiện theo một số bước trước, trong và sau khi chủng ngừa để đảm bảo việc tiêm vắc xin mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sau đây một số chuyên gia y tế đưa ra những chỉ dẫn về những gì nên và không nên làm trước, trong và sau khi tiêm vắc xin, theo verywellhealth.

Trước khi tiêm vắc xin

Nếu được, nên tiêm vắc xin vào cuối ngày hoặc thời điểm có thời gian nghỉ ngơi, theo Healthline.

Một số điều cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin, gồm:

nhung dieu nen khong nen lam truoc va sau khi tiem vac xin mui 3 527 6254483

Các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK

1. Đừng dùng thuốc giảm đau

Các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Những loại thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin, theo verywellhealth.

Chúng ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch phản ứng với virus.

Các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ là hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.

Tiến sĩ Kathryn A. Boling, chuyên gia y học gia đình tại Trung tâm Y tế Mercy (Mỹ), cho biết thuốc giảm đau kháng viêm sẽ làm chậm quá trình này.

2. Tránh dùng thuốc có steroid

Tiến sĩ Boling cho biết, nên tránh dùng steroid 1 tuần trước khi tiêm phòng hoặc ngay sau khi tiêm vì steroid ức chế tình trạng viêm nhiễm rất nhiều.

Vì steroid (còn gọi là cortisone hoặc corticosteroid) có tác dụng giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể cản trở khả năng cơ thể tạo ra phản ứng tốt với vắc xin.

Tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19: những điều cần biết

3. Giữ đủ nước

Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể giúp kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin gây ra.

Tiến sĩ Boling cho biết, nếu bị mất nước, bạn có thể bị chóng mặt và táo bón, điều này có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ khi tiêm vắc xin, theo verywellhealth.

4. Nên tiêm ở tay không thuận

Chuyên gia khuyên nên tiêm ở cánh tay không thuận vì nếu có tác dụng phụ đau cánh tay, sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày.

Nếu cảm thấy khó chịu, có thể dùng thuốc giảm đau. Chỉ cần không uống trước khi tiêm.

nhung dieu nen khong nen lam truoc va sau khi tiem vac xin mui 3 fa3 6254483

Các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK

Sau khi tiêm

1. Biết trước về các tác dụng phụ

Tốt nhất nên tìm hiểu để biết trước về các tác dụng phụ có thể xảy ra, để nhận biết điều bất thường. Ghi lại các tác dụng phụ của bạn

2. Không uống rượu

Tiến sĩ Boling nói, không nên uống rượu vào ngày tiêm phòng vì rượu có thể làm giảm khả năng hình thành khả năng miễn dịch của bạn đối với virus.

Có thể việc uống nhiều rượu kết hợp với tiêm chủng có thể góp phần vào sự phát triển của biến chứng gây cục m.áu đông hiếm gặp, theo Healthline.

3. Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần

Tác dụng phụ của vắc xin chỉ là tạm thời, không cần phải làm bất cứ điều gì trừ khi đặc biệt khó chịu.

Có thể dùng Tylenol (acetaminophen) hoặc ibuprofen để giảm đau ở cánh tay. Cũng có thể chườm đá, theo verywellhealth.

3 vấn đề gây tổn thương thận mà nhiều người không nhận ra

Chức năng của thận được nhiều người biết đến nhất là lọc chất thải, chất độc, chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Nhưng trên thực tế, thận còn đảm nhận nhiều chức năng quan trọng khác.

Thận có vai trò rất quan trọng giúp duy trì huyết áp ở mức khỏe mạnh, tạo ra các dưỡng chất quan trọng cho xương và giúp cơ thể có đủ lượng tế bào hồng cầu cần thiết, theo Science Daily.

3 van de gay ton thuong than ma nhieu nguoi khong nhan ra 750 6195484

Dùng quá nhiều steroid đồng hóa để tăng cơ có thể gây ra các vấn đề với sức khỏe thận. Ảnh SHUTTERSTOCK

Thận đóng nhiều chức năng quan trọng với sức khỏe và cũng có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thận. Tổn thương thận sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim, yếu xương hay tổn thương dây thần kinh.

Do đó, mọi người cần lưu ý các tác nhân gây hại cho thận như sau:

Cao huyết áp

Thận có chứng năng đào thải chất độc và chất lỏng dư thừa trong hệ tuần hoàn. Do đó, huyết áp quá cao có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Những mao mạch sẽ kết nối với các bộ lọc nhỏ bên trong thận gọi là khối nephron. Huyết áp tăng cao sẽ làm tổn thương các mao mạch này, khiến các khối nephron nhận được ít ô xy và dinh dưỡng hơn từ m.áu. Lâu ngày, nephron sẽ bị tổn thương.

Khi đó, thận không thể lọc m.áu hiệu quả và khiến việc kiểm soát huyết áp càng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, thận cũng tiết ra hoóc môn aldosterone có chức năng điều chỉnh huyết áp. Chức năng thận suy giảm có thể khiến nồng độ aldosterone bị ảnh hưởng, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ.

Đây là lý do vì sao muốn thận khỏe mạnh thì cần kiểm soát tốt huyết áp. Muốn kiểm soát tốt huyết áp thì cần thực hành lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng.

Dùng thuốc tăng cơ steroid

Steroid đồng hóa còn được gọi là thuốc tăng cường hiệu suất tập luyện. Đây là loại thuốc tổng hợp hoóc môn nam testosterone, giúp kích thích cơ bắp phát triển. Việc lạm dụng steroid đồng hóa có thể gây hại cho thận.

Một nghiên cứu đăng trên chuyên san American Society of Nephrology phát hiện có khoảng 9 trên 10 vận động viên thể hình có vấn đề về sức khỏe thận do lạm dùng quá nhiều steroid đồng hóa. Dù họ có ngừng làm dụng steroid thì cũng không ngăn hoàn toàn nguy cơ mắc suy thận, theo Science Daily.

3 van de gay ton thuong than ma nhieu nguoi khong nhan ra eb0 6195484

Lạm dụng thuốc giảm đau có thể làm tổn thương các mạch m.áu bên trong thận.Ảnh SHUTTERSTOCK

Không chỉ tác hại đến thận, steroid đồng hóa còn làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, đau tim, ung thư gan, vô sinh, hói đầu ở nam giới, thay đổi chu kỳ k.inh n.guyệt ở phụ nữ, các chuyên gia lưu ý.

Dùng nhiều thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến để điều trị các triệu chứng như cảm, nhức đầu, mỏi mệt hay các chấn thương gây đau trên cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng thuốc giảm đau thời gian dài, dù là kê đơn hay không kê đơn, có thể gây tổn thương các mạch m.áu bên trong thận.

Triệu chứng của tình trạng này là đau lưng, sưng phù và tê khắp cơ thể, dễ bầm tím hoặc c.hảy m.áu. Một số trường hợp còn gây buồn nôn, hôn mê và kiệt sức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *