Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới ( Quảng Bình) vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhân bị vỡ u gan, c.hảy m.áu ồ ạt bằng phương pháp nút mạch.
Chiều 20/12, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, các bác sĩ tại bệnh viện này vừa sử dụng phương pháp nút mạch gan, kịp thời cứu sống một nam bệnh nhân bị u gan vỡ, c.hảy m.áu ồ ạt.
Bệnh nhân nêu trên là ông N.V.T. (62 t.uổi), trú thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch. Bệnh nhân T. được người nhà đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, choáng trụy mạch, huyết áp tụt, đau bụng vùng hạ sườn phải. Qua thăm khám, kiểm tra, chụp CT scanner ổ bụng, các bác sĩ phát hiện u gan hạ phân thùy IV vỡ, c.hảy m.áu trong ổ bụng.
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống được (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu, hồi sức và tiến hành nút mạch gan. Sau gần 30 phút, các bác sĩ đã nút mạch thành công, truyền 2 đơn vị m.áu cứu sống bệnh nhân. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống được.
Theo bác sĩ, nếu không được xử trí ngay, bệnh nhân sẽ bị mất m.áu ồ ạt trong ổ bụng dẫn đến t.ử v.ong chỉ trong thời gian ngắn. Nút mạch gan là chỉ định hàng đầu để xử trí trong trường hợp này nhằm cứu sống bệnh nhân. Kỹ thuật can thiệp nút mạch sẽ bít tắc được mạch m.áu bị vỡ (nguyên nhân c.hảy m.áu), giúp bệnh nhân cầm m.áu tức thì, tránh nguy cơ t.ử v.ong.
Hơn nữa, vị trí luồn thiết bị can thiệp kích thước nhỏ như vết tiêm truyền mạch m.áu, ít gây đau đớn, không để lại sẹo và thời gian hồi phục sức khỏe sau thủ thuật nhanh, ít tai biến so với các phương pháp điều trị khác.
Được biết, kỹ thuật điện quang can thiệp đã được thực hiện từ nhiều năm nay tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, áp dụng cho rất nhiều các bệnh lý của các bộ phận khác nhau như: U gan, u xơ tử cung, các u m.áu hàm mặt, các u m.áu phần mềm, các can thiệp tiết niệu và đường mật và rất nhiều bệnh lý khác, giúp bệnh nhân tránh được các cuộc đại phẫu nguy hiểm, nâng cao tỉ lệ cứu sống người bệnh, giảm chi phí và thời gian nằm viện.
Người đàn ông bị cò mổ thủng mắt trái
Trong lúc đang bắt cò làm thịt, một người đàn ông tại Quảng Bình không may bị con vật này mổ vào mắt trái, nạn nhân được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng c.hảy m.áu mắt trái và không nhìn thấy gì.
Ngày 11/9, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình), các bác sĩ khoa Mắt vừa tiến hành phẫu thuật cấp cứu thành công cho một bệnh nhân nam bị cò mổ thủng mắt.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật và chờ hồi phục.
Nam bệnh nhân là Nguyễn Văn H. (SN 1989 trú tại xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch) vào viện trong tình trạng c.hảy m.áu mắt trái và không nhìn thấy gì. Qua khai thác bệnh sử và thăm khám, các bác sĩ đã chẩn đoán mắt trái bệnh nhân bị vết thương xuyên thủng nhãn cầu, rách giác mạc phức tạp, phòi kẹt mống mắt và xẹp t.iền phòng. Bệnh nhân đã được xét nghiệm sàng lọc âm tính với SARS-CoV-2 ngay trước khi nhập viện. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân ngay sau đó.
Theo anh H., trước khi nhập viện khoảng 3 giờ đồng hồ, anh đi mua cò về để làm thịt, trong lúc bắt thì bị cò mổ vào mắt trái. Ngay tức thì, mắt anh không nhìn thấy gì và đau nhức dữ dội, người nhà sau đó đã đưa anh vào bệnh viện cấp cứu.
Theo bác sĩ Trương Thị Quý Hợi, Phó trưởng Khoa Mắt, đồng thời là phẫu thuật viên chính, đây là một trường hợp chấn thương mắt nặng do cò mổ, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt lọc cẩn thận mống mắt phòi kẹt ra bên ngoài bị mủn nát và nhiễm bẩn, sau đó tiến hành khâu giác mạc rách phức tạp và tái tạo t.iền phòng.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, có rất nhiều trường hợp bị chấn thương mắt do cò mổ, có trường hợp mặc dù các bác sĩ đã cố gắng phẫu thuật tốt nhất nhưng không tránh được mù lòa do chấn thương các cấu trúc nhãn cầu quá nặng.
Đối với loài cò, khi có vật màu đen di chuyển trước mắt ngay lập tức nó mổ vì tưởng là con mồi. Mắt con người cũng vậy, khi liếc mắt, tròng đen (phần giác mạc) di chuyển thì con cò cũng tưởng đó là mồi. Do vậy, người dân khi tiếp cận cò phải để mắt tránh xa tầm săn mồi của loài vật này.