Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, các trường hợp người mắc Covid-19 chuyển nặng, thậm chí t.ử v.ong dù tiêm đủ 2 mũi vắc xin là do hiệu lực vắc xin chỉ từ 70-90% và một số trường hợp có bệnh nền.
Theo thông tin Bộ Y tế, tính đến thời điểm đầu tháng 12/2021, Việt Nam bao phủ vắc xin phòng Covid-19 cho hơn 70% số dân sớm hơn dự kiến. Nước ta cũng là một trong 50 nước đầu tiên trên thế giới đạt được điều này.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó Trưởng ban điều hành dự án tiêm chủng quốc gia, chia sẻ: “Với sự nỗ lực tìm nguồn cung vắc xin, đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và ủng hộ của người dân, chúng tôi tin tưởng hết tháng 12/2021, trên 95% người dân Việt Nam sẽ được tiêm các mũi cơ bản vắc xin Covid-19″.
Ảnh: Phạm Hải
Cũng theo PGS.TS Dương Thị Hồng, kết quả của tiêm chủng vắc xin đã được thể hiện rõ rệt. “Với tỷ lệ bao phủ cao như vậy, chúng ta cơ bản đạt được miễn dịch cộng đồng. Việc mắc bệnh Covid-19 giảm đi đáng kể, đặc biệt trường hợp nhiễm bệnh đều có triệu chứng nhẹ, tiến triển nặng giảm rõ rệt và nguy cơ t.ử v.ong cũng đã ghi nhận giảm nhiều so với trước đây”, PGS.TS Hồng nói.
Bà Hồng cũng đề cập đến vấn đề một số người mặc dù tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 vẫn nhiễm SARS-CoV2, thậm chí có trường hợp t.ử v.ong, khiến người dân lo ngại về việc tiêm vắc xin không hiệu quả.
Theo Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vắc xin nói chung và vắc xin Covid-19 nói riêng không thể đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Với vắc xin Covid-19, hiện nay, theo ghi nhận của WHO, kinh nghiệm của các quốc gia đã triển khai tiêm chủng trước, cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất, hiệu quả bảo vệ của vắc xin Covid-19 là 70 -90%.
“Điều đó cho thấy, khi chúng ta tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin nhưng việc bảo vệc 100% là không thể, không thể lý tưởng hóa vấn đề này”, bà Hồng nói.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Dương Thị Hồng không thể phủ nhận hiệu quả vắc xin Covid-19 mang lại là giảm số mắc cũng như diễn biến nặng và đặc biệt giảm nguy cơ t.ử v.ong.
“Về câu hỏi tại sao tiêm vắc xin rồi, bệnh vẫn diễn tiến nặng đó là những trường hợp có bệnh lý nền, ngoài ra, còn là lý do hiệu quả bảo vệ vắc xin là 70-90%. Thực tế ở Việt Nam, nhiều ca t.ử v.ong là những ca chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc chưa tiếp cận với vắc xin Covid-19.”, bà Hồng thông tin.
PGS.TS Dương Thị Hồng cũng chia sẻ thêm về kế hoạch tiêm mũi vắc xin Covid-19 bổ sung, mũi tăng cường của Bộ Y tế. Theo nguyên lý sử dụng vắc xin, các mũi tiêm nhắc lại rất quan trọng, giúp tăng cường trí nhớ miễn dịch, sau khi được tiêm các mũi cơ bản. Việc này giúp cho cơ thể chúng ta có hệ miễn dịch bảo vệ virus SARS-CoV-2 và các biến thể sau này.
Bộ Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn xây dựng kế hoạch tiêm mũi vắc xin bổ sung và nhắc lại. Mũi bổ sung dành cho người trên 18 t.uổi đặc biệt người có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch. Đối với những người đã tiêm đầy đủ mũi cơ bản, Bộ cũng khuyến cáo tiêm các mũi nhắc lại nhằm có miễn dịch cộng đồng chắc chắn.
Mũi nhắc lại cũng sẽ thực hiện tiêm cho người trên 18 t.uổi sau mũi cơ bản. “Tùy loại vắc xin, có loại vắc xin tiêm 2 mũi, có loại tiêm 3 mũi mới gọi là mũi cơ bản, theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Như vậy, sau 3-6 tháng, chúng ta tiêm mũi 3 hoặc 4 tùy loại vắc xin”, PGS.TS Hồng nói.
“Tới đây, Bộ Y tế cũng sẽ nỗ lực để cung ứng đầy đủ vắc xin và mong muốn người dân sớm được tiêm vắc xin mũi bổ sung với người có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch và mũi tăng cường đối với hầu hết người dân từ 18 t.uổi trở lên, để có miễn dịch cộng đồng bền vững”, PGS.TS Dương Thị Hồng thông tin thêm.
Huyện miền núi ở Huế phát hiện hơn 100 ca COVID-19 cộng đồng
Trong ngày, huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế) ghi nhận 122 ca mắc COVID-19 được phát hiện tại cộng đồng.
Tối 18/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong ngày tỉnh ghi nhận thêm 359 ca bệnh khẳng định dương tính SARS-CoV-2 có mã bệnh của Bộ Y tế. Trong đó, phát hiện tại khu cách ly tập trung 6 ca, giám sát y tế tại nhà 2 ca, F1 đang thực hiện cách ly tại nhà 110 ca và tại cộng đồng 241 ca.
Trong 241 ca mắc COVID-19 mới được phát hiện tại cộng đồng, huyện A Lưới có 122 ca, huyện Phong Điền có 11 ca, huyện Phú Lộc có 2 ca, huyện Quảng Điền có 1 ca, TX Hương Thủy có 8 ca, TX Hương Trà có 5 ca, TP Huế có 91 ca và huyện Minh Hóa (Quảng Bình) 1 ca.
Với 122 ca mắc được phát hiện tại cộng đồng, huyện miền núi A Lưới là địa phương ghi nhận số ca mắc tại cộng đồng nhiều nhất ở Thừa Thiên Huế ngày hôm nay và đây cũng là số ca mắc lớn nhất từ trước tới nay mà huyện này ghi nhận trong một ngày.
Lãnh đạo huyện A Lưới kiểm tra khu thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ trên địa bàn. Ảnh UBND huyện.
Tính đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có 8.499 ca F0 bao gồm cả số bệnh nhân từ nơi khác chuyển đến BV TW Huế điều trị. Hiện đang điều trị 2.669 ca, đã được điều trị khỏi 5.819 ca. Có 11 ca t.ử v.ong, trong đó có 4 ca bệnh nặng từ tỉnh khác chuyển đến. Các trường hợp t.ử v.ong đều gio già yếu, bệnh nền.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương vừa có công văn yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục rà soát, cập nhật số liệu người trên 18 t.uổi chưa tiêm vaccine mũi 1 trên địa bàn. Báo cáo tình hình, số lượng F0 được điều trị, cách ly tại nhà.
Đồng thời, yêu cầu căn cứ số lượng vaccine do Bộ Y tế phân bổ, Sở Y tế chịu trách nhiệm cung ứng đủ vaccine và vật tư, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương tổ chức tiêm. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tập trung chỉ đạo các xã, phường, thị trấn “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, tổ chức các tổ lưu động tiêm vaccine cho người dân.
Đối với các trường hợp F0 (không có chống chỉ định tiêm phòng COVID-19) nhưng từ chối không thực hiện tiêm vaccine, xem xét việc phải tự chi trả phí điều trị. Lãnh đạo UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra sai phạm, không bảo đảm tiến độ tiêm chủng theo quy định.