Trẻ đau bụng, rối loạn tiêu hóa lâu ngày có thể bị khối u ổ bụng

Nhiều cha mẹ hốt hoảng khi phát hiện con có khối u ổ bụng, sợ hãi con bị ung thư.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, không phải khối nào nào cũng là khối u ác tính, cha mẹ cần bình tĩnh đưa con đi khám sớm nhất để được chẩn đoán và xử lý sớm nhất.

Hốt hoảng khi bỗng nhiên con có khối u ổ bụng

Thắc mắc về khối u ổ bụng của con, chị Như Huệ qua chương trình tư vấn trực tuyến do Bệnh viện K tổ chức đã gửi câu hỏi đến cho bác sĩ.

Chị cho biết, con chị mới được 2 tháng t.uổi, nặng 5kg. Khi chị mang thai tháng cuối đi siêu âm thì bác sĩ cho biết nghi ngờ bào thai có khối u tuyến thượng thận trái.

Sau khi sinh ra, con chị được khám và chẩn đoán có khối u thượng thận trái 2cm và có nốt ở lách 2cm, cần phải đi bệnh viện chuyên khoa khám. Chị và gia đình rất lo lắng không biết bệnh của con có nặng không, điều trị thế nào.

tre dau bung roi loan tieu hoa lau ngay co the bi khoi u o bung 088 6207678

Khối u ổ bụng ở t.rẻ e.m đa số lành tính ( Bệnh nhi tại Bệnh viện K Trung ương. Ảnh chụp trước khi có dịch Covid-19. BVCC)

Bác sĩ Hoàng Thu Trang, Phó Trưởng khoa Nội nhi (Bệnh viện K) cho biết, với trường hợp của con chị Như Hoa, chị cần phải đưa con đi khám chuyên khoa về ung thư tại các bệnh viện chuyên về ung bướu, bệnh viện K, bệnh viện nhi. Các bác sĩ sẽ khám kỹ để xem con chị còn tổn thương gì khác không, xác định loại u gì và đưa ra cách điều trị thích hợp.

“Với các dấu hiệu chị cung cấp thì chúng tôi hướng đến bệnh ác tính là u nguyên bào thần kinh. Các bác sĩ sẽ phải làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác. Nếu thực sự cháu bé bị u nguyên bào thần kinh và không có tổn thương ở các bộ phận khác thì chúng tôi khuyên nên sinh thiết khối u và làm các xét nghiệm gen cho cháu.

Nếu cháu có các dấu hiệu tốt thì không cần điều trị mà bệnh sẽ có xu hướng tự thoái triển. Trẻ sẽ được theo dõi đến khi 5 t.uổi. Nếu thoái triển hoàn toàn, trẻ sẽ khỏe mạnh bình thường. Còn nếu có tiến triển khác thì tùy tình hình để bác sĩ đưa ra các chẩn đoán và hướng điều trị khác”, bác sĩ Trang chia sẻ.

Đừng bỏ qua dấu hiệu về khối u ổ bụng: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn

Theo TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật nhi (Bệnh viện Việt Đức), khối u vùng bụng ở t.rẻ e.m có cả u lành và u ác. Ngày nay, nhờ tiến bộ của các kỹ thuật siêu âm chẩn đoán trước sinh cho phép phát hiện khối u từ trong bào thai, sau sinh được theo dõi, chẩn đoán để điều trị kịp thời.

“Với u vùng bụng ở t.rẻ e.m, khối u lành nhiều hơn u ác tính. Các u lành như u nang mạc treo, mạc nối, u nang sau ổ bụng, khối u tổ chức mang tính chất hỗn hợp – u lành. Hay ở trẻ gái có thể gặp u nang buồng trứng, u quái buồng trứng nhưng là các u quái lành tính. Trẻ trai hay gặp khối u t.inh h.oàn lành tính”, TS Hoa chia sẻ.

Theo các bác sĩ, có một tỷ lệ nhỏ trẻ sẽ gặp khối u ác tính. Khối u ác tính có thể gặp ở bất cứ vị trí nào.

tre dau bung roi loan tieu hoa lau ngay co the bi khoi u o bung 515 6207678

Hiện nay có nhiều kỹ thuật tiến bộ giúp chẩn đoán và điều trị ung thư hiệu quả cao (Ảnh minh họa: Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện K Trung ương. Ảnh BVCC)

“Nếu trẻ đã được chẩn đoán có khối u ổ bụng từ trong bào thai hoặc cha mẹ phát hiện con có nghi ngờ khối u ổ bụng thì việc cần làm là chuyển trẻ lên bệnh viện chuyên khoa để đ.ánh giá u lành hay u ác tính.

Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị kịp thời, đúng bệnh. Đừng chần chừ khiến con mất đi cơ hội được điều trị bệnh sớm”, bác sĩ Trang khuyến cáo.

Theo TS Hoa, cha mẹ không nên bỏ qua bất cứ những biểu hiện khác lạ nào về sức khỏe của con. “Nếu trẻ bị nôn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, đau bụng… có thể là những dấu hiệu của khối u ổ bụng.

Do đó, cha mẹ cần đưa con đi khám chuyên khoa ung bướu để được làm xét nghiệm, chẩn đoán chính xác. Việc phát hiện sớm khối u trong ổ bụng sẽ giúp điều trị sớm nhất, hiệu quả cao nhất để trẻ được khỏe mạnh”, TS Hoa chia sẻ.

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và t.ử v.ong do ung thư trên toàn thế giới có xu hướng tăng.

Mặc dù ung thư ở t.rẻ e.m là nhóm bệnh tương đối hiếm gặp, số ca ghi nhận dưới 15.000 trường hợp và khoảng 1.500 trường hợp t.ử v.ong hàng năm trong nhóm t.rẻ e.m từ 0 đến 14 t.uổi.

Tuy nhiên, ung thư lại là nguyên nhân thứ hai gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, sau chấn thương.

Cảnh báo: Nhiều trẻ dưới 6 tháng t.uổi viêm phổi nặng, nhập viện vì ‘thủ phạm’ virus này

Mỗi ngày Trung tâm Hô hấp- Bệnh viện Nhi TW tiếp nhận từ 15-20 bệnh nhân n.hiễm t.rùng hô hấp nặng, viêm phổi trong đó các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp chiếm khoảng 20-30%.

Bệnh hay gặp ở nhóm t.uổi dưới 2 t.uổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng t.uổi.

Hiện số ca mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Nhi TW đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và trẻ có bệnh lý nền.

Các chuyên gia Bệnh viện Nhi TW cho biết: Virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu – đông hoặc xuân – hè (từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm).

canh bao nhieu tre duoi 6 thang tuoi viem phoi nang nhap vien vi thu pham virus nay caf 6149515

Thăm khám cho trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi TW Ảnh: Khánh Chi

Tại phòng Cấp cứu – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi TW, chị N.A (ở Lào Cai) đang chăm sóc con trai 2 tháng t.uổi cho biết, trước khi nhập viện 3 ngày bé xuất hiện ho, ngạt mũi, gia đình có cho trẻ đi khám và uống thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi thấy bé có biểu hiện thở nhanh, khó thở, trẻ được gia đình đưa đến bệnh viện.

Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm chẩn đoán và tìm căn nguyên gây bệnh. Kết quả cho thấy bé bị viêm phổi do nhiễm virus hợp bào hô hấp. Hiện sau 5 ngày điều trị và chăm sóc đặc biệt, tình trạng sức khỏe của bé tiến triển tốt, tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi thêm.

Nằm kế bên là bệnh nhi Q.V (2,5 tháng t.uổi, ở Vĩnh Phúc). Mẹ bé cho biết trước khi nhập viện bé có biểu hiện ho khò khè nhưng không sốt. Gia đình đã đưa trẻ đi khám và điều trị tại bệnh viện địa phương. Sau khi ra viện được 5 ngày, trẻ bị tái lại nặng hơn, bỏ ăn, thở gắng sức, rút lõm lồng ngực. Gia đình lập tức đưa con đến Bệnh viện Nhi TW. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phổi nặng, có nhiễm virus hợp bào hô hấp.

PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô hấp cho biết, virus là một trong những tác nhân quan trọng gây viêm đường hô hấp cấp ở t.rẻ e.m, đứng đầu là virus hợp bào hô hấp (RSV). Ngoài ra, còn có các loại virus khác như: Rhinovuris, hMPV, Andenovirus, cúm,…

canh bao nhieu tre duoi 6 thang tuoi viem phoi nang nhap vien vi thu pham virus nay f33 6149515

Mỗi ngày Trung tâm Hô hấp- Bệnh viện Nhi TW tiếp nhận từ 15-20 bệnh nhân n.hiễm t.rùng hô hấp nặng, viêm phổi trong đó các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp chiếm khoảng 20-30%. Ảnh BVCC

Hiện nay, mỗi ngày Trung tâm Hô hấp tiếp nhận từ 15-20 bệnh nhân n.hiễm t.rùng hô hấp nặng, trong đó các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp chiếm khoảng 20-30%. Bệnh hay gặp ở nhóm t.uổi dưới 2 t.uổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng t.uổi.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh và khiến bệnh trở nặng:

– Trẻ đẻ non, cân nặng khi sinh thấp

– Trẻ dưới 3 tháng t.uổi.

– Trẻ có bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi.

– Trẻ mắc bệnh phổi mãn tính, loạn sản phế quản phổi, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị bệnh lý thần kinh cơ.

Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh

Trẻ bị nhiễm virus RSV thường có những dấu hiệu khởi phát là các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, sổ mũi… Đường lây truyền chủ yêu qua giọt b.ắn và dịch tiết của đường hô hấp bị nhiễm virus như ho, hắt hơi, chảy mũi, hoặc tiếp xúc trực tiếp như tiếp xúc dịch tiết hô hấp trên các bề mặt.

Giai đoạn toàn phát trẻ khò khè, ho, thở nhanh. Trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở

Phương pháp điều trị

Khi nhập viện, trẻ được cách ly tại các phòng bệnh riêng biệt. Trẻ được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế: Thông thoáng đường thở; Hỗ trợ hô hấp khi cần; Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc toàn diện

Phòng bệnh thế nào?

– Ngay từ khi mang thai, cần chăm sóc bà mẹ, để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân và khỏe mạnh.

– Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 t.uổi.

– Cho ăn dặm đúng phương pháp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

– Môi trường sống trong lành, không có khói, bụi, khói t.huốc l.á.

– Vệ sinh mũi họng thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lí.

– Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường,

canh bao nhieu tre duoi 6 thang tuoi viem phoi nang nhap vien vi thu pham virus nay 025 6149515

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi TW khuyến cáo, khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nặng như: bỏ bú, ăn kém, thở nhanh rút lõm lồng ngực, tím tái, sốt cao, co giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sơ y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc đêm lạnh, nếu bắt buộc ra ngoài phải đeo khẩu trang, giữ ấm cho trẻ.

Hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Đối với trẻ lớn, thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tiêm vaccine phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *