Người phụ nữ trẻ đến viện khi hai má đã sưng nề, tiết dịch, chảy mủ, lổn nhổn cục cứng do tổn thương sau tiêm chất làm đầy filler ở một spa.
Chị đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tháng trước, bị chê “gò má cao” do giảm cân nhanh, nếp nhăn “ngoặc đơn, ngoặc kép” quanh khóe miệng, mũi và rãnh má nhiều hơn, chị H quyết định tiêm filler làm đầy “má baby”, xóa nhăn ở một spa gần nhà.
Sau khi tiêm, toàn bộ vùng má, mũi của chị H bắt đầu sưng nề dù đã uống kháng sinh. Mấy ngày sau, vùng mũi, má tiết dịch, chảy mủ, chị hoảng hốt tới Bệnh viện Da liễu Trung ương để xin “giải cứu”.
ThS.BS Nguyễn Quang Minh thăm khám cho một nữ bệnh nhân. Ảnh: TG
ThS.BS Nguyễn Quang Minh – Phó Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc cho biết, bệnh nhân đến viện trong tình trạng khá muộn, bên ngoài vùng mũi, má tiết dịch còn tổn thương bên trong đã khu trú thành u, cục cứng.
Các bác sĩ đã phải làm sạch toàn bộ vùng da b.ị h.oại t.ử, chảy dịch đồng thời cho sử dụng corticoid, kháng sinh, tiêm trực tiếp chất chống viêm để xử lý ổ viêm, bảo vệ vùng tổn thương bên trong. Bệnh nhân chỉ định điều trị ngoại trú, dùng thuốc liên tục, tái khám 2 tuần/lần.
Sau thời gian điều trị, bệnh nhân đã thuyên giảm được 70-80% nhưng các bác sĩ chưa thể khẳng định có tái phát những đợt viêm, n.hiễm t.rùng tiếp theo hay không.
Đề cập tới vấn đề liệu bệnh nhân có thể tiếp tục làm đẹp ở vùng từng bị tổn thương hay không, BS Quang Minh cho hay với tổ chức mô đã can thiệp từng bị biến chứng do tiêm filler sẽ có nguy cơ nhất định lần sau. Bởi ở đó có những thay đổi, tăng sinh tổ chức xơ bất thường, nên sau khi bị biến chứng, việc làm đẹp cũng bị hạn chế.
” Nếu muốn tiếp tục làm đẹp, bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp khác. Thậm chí khi muốn sửa những biến chứng sau tiêm filler, tổ chức mô da cũng không thể đòi hỏi trở lại bình thường vì khi xử lý biến chứng, bác sĩ phải cắt, lọc những tổ chức mô hoại tử, tạo thành các điểm sẹo” – BS Minh chia sẻ thêm.
Nữ bệnh nhân 28 t.uổi biến chứng hoại tử và sưng nề sau tiêm filler cằm và rãnh mũi má. Ảnh: BSCC
Trước đó, Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng tiếp nhận một bệnh nhân nữ nhập viện do biến chứng hoại tử và sưng nề vùng cằm vì tiêm filler. Giống chị H, ca bệnh này cũng nhập viện muộn, tiêm filler tại các cơ sở chưa cấp phép và không rõ nguồn gốc của các chất làm đẹp.
Biến chứng sau tiêm filler gồm cấp tính và mạn tính. Trong đó, biến chứng cấp tính có thể gặp là tắc mạch, các vấn đề nguy hiểm liên quan khi tiêm vào mạch m.áu hoặc tiêm chèn trên mạch m.áu. Nặng nề nhất, các bác sĩ vẫn gặp những ca biến chứng mù mắt hoặc hoại tử vùng mũi, trán…
Những thủ thuật này thường gặp ở những người tiêm mạch m.áu lớn hoặc nguyên nhân do người tiêm không được đào tạo về tiêm chất làm đầy, họ sử dụng kim nhọn, tiêm áp lực hoặc thể tích lớn, tốc độ nhanh, không đúng vị trí giải phẫu.
Với các trường hợp biến chứng muộn, ThS Quang Minh phân tích thường do tiêm filler giá rẻ, trôi nổi, không được cấp phép. Trong quá trình tiêm, người thực hiện không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn, đưa hoạt chất vừa dễ dị ứng lại thêm các yếu tố nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào.
Phản ứng muộn này có thể gặp sau tiêm một thời gian, với các biểu hiện viêm như sưng đỏ, tạo thành khối cục, có triệu chứng n.hiễm t.rùng từ đó tạo mủ, vỡ mủ… Nguy hiểm nhất là tình trạng viêm sưng tái diễn nhiều lần tạo ổ áp xe mang tính mãn tính, kéo dài.
” Với một số trường hợp, bệnh nhân có thể đỡ một thời gian nhưng do hoạt chất vẫn còn lại trong cơ thể nên lại kích thích tạo ra ổ viêm mới“, Phó trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc phân tích.
Theo BS Quang Minh, sắp vào mùa “làm đẹp đón Tết”, nhiều người có nhu cầu lựa chọn các thủ thuật tạo sự thay đổi nhanh chóng như căng chỉ, tiêm botox, filler… Làm đẹp là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, người dân cần cân nhắc để lựa chọn các dịch vụ phù hợp, an toàn bởi có những người không nên tiêm filler, botox; đồng thời lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín và chất lượng, lựa chọn bác sĩ, sản phẩm được cấp phép…
Như Báo Sức khỏe & Đời sống cũng vừa thông tin, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ ( Bệnh viện Bạch Mai) mới tiếp nhận, điều trị một trường hợp biến chứng do tiêm filler nâng mũi.
Nữ bệnh nhân trẻ có triệu chứng đau nhức dữ dội chỉ sau vài tiếng tiêm filler ở spa. Dù đã được tiêm thuốc tan filler nhưng không thuyên giảm, vùng tiêm càng có dấu hiệu tím tái, hoại tử rõ hơn. Khi được chuyển tới cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân trong tình trạng đau đầu, buồn nôn, mắt sụp mí nhẹ, trên bề mặt da đã có dấu hiệu n.hiễm t.rùng. Các bác sĩ cũng chỉ định cho chị này dùng các thuốc chống n.hiễm t.rùng, giảm viêm, dự phòng tắc mạch, thay băng chăm sóc tại chỗ để giảm tối đa mức độ hoại tử n.hiễm t.rùng ở da.
Thiếu nữ ở TPHCM tiêm filler t.iền triệu ở spa, má sưng to như quả ổi
Kể với bác sĩ, chị T. cho biết do vùng má mình bị hóp, mong muốn có khuôn mặt đầy đặn hơn nên cách đây 5 tháng tìm đến một cơ sở thẩm mỹ tại quận Phú Nhuận để tiêm filler (chất làm đầy).
Ngày 12/10, đơn vị Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ – Bệnh viện (BV) Da Liễu TPHCM, cho biết vừa tiếp nhận xử lý một trường hợp tai biến do tiêm chất làm đầy (hay còn gọi là filler) vào vùng má để tạo khuôn mặt đầy đặn.
Bệnh nhân là cô gái tên N.T.T.T. (23 t.uổi, ngụ tại quận 12) đến khám trong tình trạng ở vùng má bên trái xuất hiện một khối sưng to gây đau nhức.
Chia sẻ với bác sĩ, T. cho biết do thấy vùng má bị hóp và mong muốn có khuôn mặt đầy đặn hơn nên cách đây 5 tháng, cô tìm hiểu và liên hệ đến một cơ sở thẩm mỹ tại quận Phú Nhuận. Tại đây, T. được tư vấn tiêm filler Hàn Quốc với giá 1.700.000đ/1cc. Cô tiêm 2 bên má hết khoảng 3-4cc.
Mặt cô gái sưng phù, phình to sau 5 tháng tiêm filler tại thẩm mỹ viện.
Cách đây ít tuần, vùng má trái bắt đầu sưng to, đau nhức nên chị đã tự mua nhiều loại thuốc kháng sinh, kháng viêm (không rõ loại) để uống. Khối sưng ban đầu có giảm nhưng sau đó lại sưng to khi ngưng thuốc.
Tại BV Da Liễu, các bác sĩ ghi nhận vùng má trái của bệnh nhân căng bóng, sưng to với kích thước 5x5cm kèm đau nhức. Kết quả siêu âm cho thấy có ổ dịch dẫn đến áp xe. Bệnh nhân được chỉ định tiểu phẫu giải áp.
PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Phó Trưởng Khoa Y, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ của BV cho biết, bệnh nhân T. bị n.hiễm t.rùng muộn vùng má trái sau tiêm chất làm đầy.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn muộn theo bác sĩ có thể do filler là hàng rẻ, trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Cũng có thể do quá trình thực hiện kỹ thuật tiêm không được đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối và nhiễm khuẩn này tiềm ẩn trước đó một thời gian mà bệnh nhân không biết, cho đến khi bộc lộ ra thì đã quá to.
Trường hợp này nếu không được xử trí kịp thời, ổ áp xe có thể vỡ ra, để lại sẹo lớn, sẹo xấu cho bệnh nhân. Ngoài ra, những n.hiễm t.rùng vùng mặt nếu không được xử lý sớm và đúng cách, vi khuẩn có thể theo đường m.áu vào các tĩnh mạch trong sọ, hoặc gây n.hiễm t.rùng m.áu rất nguy hiểm.
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật, tháo mủ cho bệnh nhân.
Ekip điều trị đã đưa nữ bệnh nhân vào phòng mổ để tháo mủ, lấy ra hơn 100 ml dịch. Các bác sĩ đặt thêm ống dẫn lưu từ khoang có ổ áp xe để dịch tiếp tục chảy ra và băng ép lại.
Bệnh nhân được bơm rửa với chất vô khuẩn, thay băng mỗi ngày trong khoảng 5-7 ngày, sau đó mới có thể khâu vết thương.
“Di chứng để lại cho bệnh nhân có thể là một vết sẹo trên mặt. Tuy nhiên trước khi rạch, chúng tôi cố gắng để vết rạch trùng với nếp gấp tự nhiên để nếu có sẹo thì sẽ giấu được sẹo” – PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm thông tin thêm.
Trước đó, cuối tháng 5 năm, BV Da Liễu TPHCM cũng đã xử lý một trường hợp áp xe má trái do tiêm filler. Đa số trường hợp bệnh nhân bị tai biến thường tiêm ở cơ sở thẩm mỹ không phép, người tiêm không phải là bác sĩ, do vậy dễ dẫn đến những biến chứng rất đáng tiếc như mù mắt, hoại tử, áp xe mủ…