Triệu chứng Omicron giữa người đã tiêm vắc xin và chưa tiêm khác nhau thế nào?

Omicron là biến thể SARS-CoV-2 rất dễ lây lan. Nhiều quốc gia đang chứng kiến số ca nhiễm Omicron tăng cao.

Người đã tiêm vắc xin Covid-19 vẫn có thể bị nhiễm Omicron.

Tại nhiều quốc gia, những người có các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi đang băn khoăn không biết họ bị cúm mùa, nhiễm biến thể Omicron, Delta hay các biến thể trước đó của SARS-CoV-2, theo trang tin sức khỏe Medical Xpress (Mỹ).

trieu chung omicron giua nguoi da tiem vac xin va chua tiem khac nhau the nao 4ee 6267601

Biến thể Omicron có thể gây viêm phổi và các triệu chứng nặng với người chưa tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK

Những triệu chứng đặc trưng của Covid-19 là sốt, mệt mỏi, ho, khó thở, nghẹt mũi, chảy nước mũi, buồn nôn, tiêu chảy, sau đó là mất khứu giác và vị giác.

Với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc đã tiêm mũi tăng cường thì các triệu chứng của Covid -19 thường sẽ nhẹ hơn. Người nhiễm ít bị sốt cao. Các triệu chứng khác khá giống cảm lạnh điển hình như chảy nước mũi và nghẹt mũi. Lợi ích này của vắc xin đúng với mọi biến thể của SARS-CoV-2, kể cả Omicron.

Với những người chưa tiêm vắc xin, biến thể Omicron có thể gây ra các triệu chứng tương tự như Delta và mọi biến thể trước đó. Omicron vẫn có khả năng khiến người mắc nhập viện, phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt, thậm chí t.ử v.ong nếu chưa tiêm vắc xin, theo Medical Xpress.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên coi Omicron chỉ là cảm lạnh, đặc biệt là những người chưa tiêm vắc xin hay có hệ miễn dịch bị tổn thương.

Với người chưa tiêm vắc xin, Omicron có khả năng gây viêm phổi. Tình trạng này đặc trưng với triệu chứng khó thở, giống y hệt khi nhiễm Delta và các biến thể trước.

Với những đã tiêm vắc xin, phần lớn các trường hợp nhiễm Omicron sẽ có các triệu chứng giống cảm lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng nhưng không bị sốt, theo Medical Xpress.

Bác sĩ Judith ODonnell, giám đốc bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Penn Presbyterian (Mỹ), cho biết trong các khu vực mà bà và các đồng nghiệp phụ trách thì phần lớn những người đã tiêm chủng chỉ bị triệu chứng nhẹ khi nhiễm Omicron.

Vào thời điểm này, những người đã tiêm đủ 2 mũi hoặc tiêm mũi 3 thì nhiễm Covid-19 với Omicron chỉ là căn bệnh nhẹ. Người bệnh sẽ sớm phục hồi trong 1 tuần hoặc lâu hơn một chút, bác sĩ ODonnell nói thêm.

Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19

Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.

Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.

Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.

chi dao khan bao ve nhom yeu the truoc dich covid 19 a40 6225228

Ảnh minh họa.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.

Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.

Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.

Cụ thể:

Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:

– Người có bệnh nền có nguy cơ cao.

– Người trên 50 t.uổi.

– Phụ nữ có thai.

– Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 t.uổi.

Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe…

Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.

Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đ.ánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *