Vừa khỏi Covid-19 có nên đi tiêm mũi 3 không?

Tôi vừa có kết quả âm tính xong thì phường báo đi tiêm mũi 3. Tôi có nên tiêm không, có cần lưu ý gì không? (Hải Anh, Hà Nội)

Trả lời:

Trước đây, những người khỏi bệnh Covid-19 cần chờ 6 tháng mới tiêm vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên, theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về việc tiêm mũi 3, mũi 4, những người đã mắc Covid-19 cũng sẽ được tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

Cụ thể, để tăng cường miễn dịch phòng bệnh Covid-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản, Bộ Y tế tiến hành tiêm thêm mũi 3, mũi 4- tiêm liều bổ sung, nhắc lại.

vua khoi covid 19 co nen di tiem mui 3 khong 870 6287167

Ảnh minh họa: Tố Linh.

Theo đó, sẽ tiêm liều bổ sung với người từ 18 t.uổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng (người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…); người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V. Mũi bổ sung được tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

Đồng thời, cũng tiến hành tiêm liều nhắc lại với người từ 18 t.uổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung. Mũi nhắc lại được tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.

Tương tự, theo hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 t.uổi trở lên, hiện chỉ còn 2 đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng gồm người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. Trước đây có thêm trường hợp “có t.iền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng”.

TS.BS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết người chưa hoàn thành liều cơ bản có thể tiêm ngay sau khi khỏi và có thể trì hoãn đến tháng thứ 3 nếu đã hoàn thành liều cơ bản hoặc tiêm luôn mà không cần giữ khoảng cách tính từ lúc khỏi bệnh. Thực tế, có những trường hợp sau khi khỏi bệnh, đáp ứng miễn dịch không lên được nhiều. Vì thế, về cơ bản, khi đã khỏi Covid-19, sức khỏe đảm bảo thì người dân có thể tiêm luôn.

Đã có 17 tỉnh, thành phố tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng 12-17 t.uổi

Đến nay, đã có 17 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng từ 12- 17 t.uổi và đã tiêm được 1.519.686 liều.

da co 17 tinh thanh pho tiem vaccine phong covid 19 cho doi tuong 12 17 tuoi d0a 6160942
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ. Ảnh: TTXVN

Có 16,6% dân số từ 12 -17 t.uổi đã được tiêm

Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương để kiểm điểm tiến độ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 ngày 17/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: Tính đến chiều ngày 17/11, cả nước đã phân bổ 129,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó khu vực miền nam được phân bổ nhiều nhất với hơn 59,3 triệu liều, tiếp đến là khu vực miền Bắc với gần 49 triệu liều, khu vực miền Trung hơn 14,1 triệu liều và khu vực Tây Nguyên là hơn 4,7 triệu liều.

Theo đó, đến chiều 17/11, cả nước đã tiêm được trên 102 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó mũi 1 là khoảng 65,3 triệu liều và mũi 2 là khoảng 36,8 triệu liều; tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt khoảng 88,2%, tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 50,9% cho người trên 18 t.uổi.

Đến nay, đã có 17 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12- 17 t.uổi là: Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang. Tổng số các địa phương đã tiêm được 1.519.686 liều vaccine, trong đó có 1.516.714 liều mũi 1 và 2.972 liều mũi 2; tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 16,6% dân số từ 12 -17 t.uổi.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý các địa phương phải quán triệt, tập huấn cho các điểm tiêm chủng tuân thủ đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, thực hiện đúng quy trình tiêm chủng để tránh xảy ra sai sót không đáng có. Vấn đề đảm bảo an toàn tiêm chủng phải được đặt lên hàng đầu.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, qua theo dõi và giám sát công tác tiêm chủng cho thấy, tiến độ tiêm chủng ở nhiều địa phương nhanh, đảm bảo yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một số địa phương tiêm chậm, còn để vaccine đã được phân bổ tồn tại kho bảo quản vaccine khu vực, kho của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố. Một số tỉnh chưa cập nhật đầy đủ dữ liệu tiêm chủng, làm ảnh hưởng đến việc cập nhật tiến độ chung của toàn quốc.

Đặc biệt, một số tỉnh tuy chưa đạt yêu cầu về tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cho người trên 18 t.uổi nhưng đã tiêm cho t.rẻ e.m. Mặc dù Bộ Y tế có hướng dẫn đầy đủ về tiêm vaccine cho t.rẻ e.m, sử dụng liều, loại vaccine, khoảng cách các mũi tiêm, tuy nhiên vẫn có những địa phương còn lúng túng khi triển khai…

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, trong thời gian gần đây (từ 15/10-14/11), Bộ Y tế đã liên tục ban hành các văn bản nhắc các địa phương về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để nhanh chóng đạt được tốc độ bao phủ mũi 1 cho 100% người dân từ 18 t.uổi trở lên (ưu tiên các đối tượng từ 50 t.uổi trở lên và người có bệnh nền) và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Đồng thời Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương phải báo cáo về Bộ dự trù nhu cầu vaccine trong thời gian còn lại của năm 2021 và năm 2022, tuy nhiên mới chỉ có hơn một nửa các tỉnh, thành gửi về Bộ.

“Tiếp cận vaccine đã khó, nhưng việc tiêm chủng chậm sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ bao phủ vaccine của cả nước”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tiêm chậm, các địa phương kêu thiếu vaccine và nhập liệu chậm làm rõ thêm.

Vaccine về đến đâu tiêm ngay đến đó

Về số liệu vaccine phân bổ cũng như tiến độ tiêm chủng và số liệu vaccine còn lại của các địa phương, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết: “Vaccine về tới đâu là Bộ Y tế phân bổ ngay tới đó”, vì vậy các tỉnh, thành cũng cần thực hiện nghiêm “vaccine về đến đâu phải tiêm đến đó” để đảm bảo các đối tượng trên 18 t.uổi được bao phủ mũi 1, lưu ý tiêm ưu tiên các đối tượng từ 50 t.uổi trở lên.

Về việc tiêm trả mũi 2, các địa phương phải thực hiện theo các hướng dẫn khung chuyên môn của Bộ Y tế và căn cứ vào độ bao phủ vaccine của địa phương cũng như lượng vaccine được phân bổ.

Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản số 9670 ngày 14/11 về việc các địa phương phải chủ động rà soát tình hình sử dụng vaccine, tổng hợp và báo cáo số lượng vaccine phòng COVID-19 được cấp từ nguồn Bộ Y tế và các nguồn khác (doanh nghiệp viện trợ trực tiếp cho địa phương…); số vaccine còn tồn và báo cáo nguyên nhân.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các Sở Y tế phải đề xuất nhu cầu vaccine cần cấp từ nay đến cuối năm để bao phủ đủ mũi cho toàn bộ đối tượng từ 18 t.uổi trở lên, t.rẻ e.m từ 12-17 t.uổi trên địa bàn và nhu cầu vaccine năm 2022, báo cáo Bộ Y tế trước ngày 20/11/2021 để Bộ Y tế tổng hợp đưa vào kế hoạch phân bổ vaccine trong thời gian còn lại của tháng 11 và tháng 12/2021 cũng như năm 2022.

“Sau ngày 20/11, địa phương nào không có đề xuất, được hiểu là không có nhu cầu, Bộ Y tế sẽ không cấp vaccine cho địa phương đó. Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và nhân dân về việc không đủ vaccine để tiêm chủng do không có đề xuất”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nhắc các địa phương khi nhận các nguồn viện trợ vaccine khác ngoài nguồn phân bổ của Bộ Y tế thì phải báo cáo về Bộ Y tế để Bộ tổng hợp, có sự điều chỉnh trong phân bổ phù hợp. Đồng thời, trong công tác tiêm chủng, các địa phương phải làm tốt vấn đề kiểm tra, giám sát về quy trình chuyên môn, đối tượng tiêm, việc vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản vaccine…

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng yêu cầu các đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế, của Bộ Quốc phòng (đã thống nhất 2 bộ) theo chức năng nhiệm vụ được giao phải đảm bảo hoàn thành nhanh nhất các yêu cầu về chuyên môn liên quan đến nhận vaccine về Việt Nam, cấp phép, kiểm định các lô vaccine nhận về, vận chuyển vaccine đến kho bảo quản và về địa phương…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *