Răng là nơi cư trú của khoảng 700 loài vi khuẩn và nấm. Hầu hết chúng là vô hại. Sức khỏe răng miệng xấu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh.
Răng có thể tiết lộ rất nhiều thông tin về một người, từ chế độ ăn uống đến những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Những căn bệnh sau có thể xuất hiện những triệu chứng trên răng.
Bệnh nướu răng có thể là dấu hiệu của tiểu đường loại 2. ẢNH SHUTTERSTOCK
Tiểu đường loại 2
Khi nha sĩ kiểm tra răng một người, họ có thể phát hiện dấu hiệu của tiểu đường. Nước bọt người bị tiểu đường loại 2 sẽ có nồng độ đường glucose cao. Tình trạng này giúp vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh hơn. Qua thời gian, vi khuẩn sẽ gây sâu răng và hôi miệng, theo Healthline.
Bệnh nướu răng cũng là dấu hiệu của tiểu đường loại 2. Đường huyết cao sẽ làm tổn thương các mạch m.áu, khiến m.áu lưu thông đến nướu răng kém hơn. Hệ quả là làm nướu bị suy yếu.
Tiểu đường loại 2 cũng sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến miệng dễ mắc các loại n.hiễm t.rùng như nha chu, theo Viện Hàn lâm nha chu Mỹ.
Loãng xương
Nhai nhiều hoặc nghiến răng sẽ gây đau nhức hàm. Ngoài ra, loãng xương cũng có thể gây đau nhức hàm. Loãng xương là bệnh mà mật độ xương thấp khiến xương yếu, dẫn đến dễ nứt gãy, theo Viện Quốc gia về Bệnh viêm khớp, Cơ xương và Da của Mỹ (NIAMS).
Khi hàm giảm mật độ xương do loãng xương, răng sẽ không còn nền vững chắc. Hệ quả có thể khiến răng bị lung lay và rụng.
Ung thư
Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư miệng. Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Periodontology phát hiện những người có bệnh nha chu sẽ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn bình thường.
Bệnh tim
Những người bị bệnh nướu răng hoặc thường xuyên mắc nha chu, khiến răng bỗng dưng bị lung lay rồi rụng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn người bình thường, theo Harvard Health.
Các nhà khoa học tin rằng thường xuyên bị viêm nhiễm trong miệng sẽ kích hoạt hễ miễn dịch, khiến tế bào B và tế bào T hoạt động nhiều hơn. Tình trạng này diễn ra đến một mức nào đó có thể gây viêm động mạch và các vấn đề về tim mạch.
Sợ ung thư và cơn đau tim c.hết người: Tại sao không tập 4 thói quen này?
Sau đây là những thói quen để giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, giúp kéo dài t.uổi thọ
Nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Thực sự thì sống thọ là việc trong tầm tay, không quá khó để có thể đạt được, nhưng cần phải nỗ lực hằng ngày mới có được cuộc sống lâu dài và không bệnh tật, theo Express.
Những thói quen hằng ngày của bạn sẽ mang lại cho bạn cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Những gì bạn làm hôm nay sẽ dẫn đến sức khỏe của bạn trong nhiều năm sau.
Nhưng điều này cũng không có nghĩa là phải sống một cuộc sống nghiêm ngặt, khắc khổ.
Các chuyên gia chỉ ra chỉ cần tập 4 thói quen đơn giản hằng ngày này có thể giúp tăng t.uổi thọ của bạn, theo Express.
Vậy thì bạn cần bắt đầu tập những thói quen hằng ngày nào để giúp giảm bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và ngay cả một số loại ung thư?
Trong cuốn sách về bí quyết để người cao t.uổi sống khỏe mạnh mà không già – The New Science of Getting Older Without Getting Old , một nhà sinh học từ London (Anh), tiến sĩ Andrew Steele, khuyên rằng, mọi người đều có khả năng kiểm soát quá trình lão hóa của mình.
Ông đã giải thích một số thói quen nếu được áp dụng vào cuộc sống hằng ngày có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
Tiến sĩ Steele khuyên bạn nên áp dụng 4 thói quen lành mạnh này để giúp kéo dài t.uổi thọ.
1. Tập thể dục hằng ngày
Hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp đảm bảo cuộc sống lành mạnh hơn, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh gồm tiểu đường, cao huyết áp, ung thư đại tràng và cả loãng xương.
Tiến sĩ Steele nhấn mạnh, nếu bạn không thể tập thể dục, thì chỉ cần đi bộ 10 phút mỗi ngày cũng có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của bạn, theo Express.
2. Ngủ đủ giấc
Một nghiên cứu trên gần 40.000 người cho thấy, đối với những người dưới 65 t.uổi, ngủ trung bình mỗi đêm 5 giờ hoặc ít hơn đã bị tăng tỷ lệ t.ử v.ong lên 52%, so với ngủ ít nhất 7 giờ.
Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Steele nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm.
Ngủ đủ giấc mỗi đêm giúp cho nhiều quá trình khác nhau hoạt động để giữ cho cả hệ thống tim mạch và não bộ hoạt động tốt nhất.
3. Ăn nhiều rau hơn, ít thịt hơn
Chế độ ăn chủ yếu là thực vật giàu chất dinh dưỡng thiết yếu có tác dụng chống lại các bệnh béo phì, tiểu đường loại 2, ung thư và bệnh tim, giúp tăng cường t.uổi thọ.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Mỹ, ăn chế độ ăn này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và t.ử v.ong sớm, theo Express.
“Nhìn chung, ăn một chế độ ăn chủ yếu là thực vật lành mạnh hơn, có thể giúp sống lâu hơn, vì vậy tôi đã cố gắng làm theo điều này”, tiến sĩ Steele nói thêm.
4. Chăm sóc tốt răng miệng
Chăm sóc tốt răng miệng. ẢNH SHUTTERSTOCK
Miệng là cửa ngõ của cơ thể tiếp nhận lượng lớn vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, có thể gây n.hiễm t.rùng cho các cơ quan trên khắp cơ thể.
Những vi khuẩn này thường dẫn đến bệnh nướu răng, hư răng và áp xe trong miệng.
Khi các bệnh răng miệng không được điều trị, vi khuẩn có thể lây lan khắp cơ thể qua đường tiêu hóa hoặc qua đường m.áu.
Trong trường hợp xấu nhất, tình trạng viêm do bệnh nha chu có thể làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể hoặc viêm khớp dạng thấp.
Từ lâu, người ta đã biết bệnh nướu răng có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết, do đó làm cho bệnh tiểu đường thêm nặng.
Tương tự, tình trạng viêm mạn tính từ bệnh nướu răng còn dẫn đến các vấn đề tim mạch như bệnh tim, tắc nghẽn mạch m.áu và đột quỵ, theo Express.